1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
1.3.4. Bài học rút ra cho các NHTM Lào
Từ những kinh nghiệm trên về hạn chế RRTD của các nước trên thế giới đã đạt được một số kết quả nhất định, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm với các NHTM tại Lào như sau:
Một là, cần nâng cao tính pháp lý của các văn bản quy định về quản trị
RRTD, nhằm đảm bảo các NHTM thực hiện các quy định một cách nghiêm chỉnh và chặt chẽ.
Hai là, các NHTM cần nhận thức lại vai trò của tài sản đảm bảo khi phân tích và theo dõi một khoản tín dụng. Tài sản đảm bảo chỉ là nguồn trả nợ thứ hai, là nguồn thu nợ khi khách hàng không đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh như dự tính.
Ba là, các NHTM cần đẩy mạnh kiểm tra sau khi cho vay, đảm bảo tiền
vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Trong quá trình kiểm tra, dựa vào các dấu hiệu phi tài chính, các ngân hàng có thể phát hiện ra RRTD sớm, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Bốn là, các NHTM nên có quy trình tín dụng cụ thể, rõ ràng, nhằm
nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ trong từng quy trình từ đó hạn chế RRTD với từng khoản vay. Đồng thời, nên thực hiện quyết định tín dụng tập trung, do hạn chế được sự thông đồng của cán bộ tín dụng với khách hàng, hạn chế rủi ro đạo đức trong ngân hàng.
Năm là, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiệu quả để hỗ trợ
công tác quản trị rủi ro. Đồng thời, chú trọng đầu tư, đổi mới, nâng cao hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng nhằm phục vụ công tác phân tích, đánh giá, đo lường RRTD.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Theo đó, tác giả đã đưa ra các khái niệm về tín dụng rủi ro tín dụng, các nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Các kinh nghiệm thực tế từ các ngân hàng trong và ngoài nước cũng được tác giả đưa ra và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM nói chung và cho ngân hàng Sacombank Lào nói riêng.
Dựa trên cơ sở lý luận chương 1 đưa ra , tác giả sẽ tiến hàng phân tích chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH SÀI GÒN THƯƠNG TÍN LÀO