Tổ chức hiệu quả bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1285 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TNHH gài gòn thương tín lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87)

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠ

3.2.1. Tổ chức hiệu quả bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Năng lực QTRR ngày nay đuợc coi là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá năng lực hoạt động của một ngân hàng. Năng lực đó đuợc thể hiện thông qua nhiều nội dung khác nhau mà trong đó một trong những nội dung quan trọng nhất là tổ chức và hoạt động của bộ máy QTRR của chính ngân hàng đó. Tuy nhiên, hiện tại bộ máy QTRR chuyên biệt của Sacombank Lào vẫn chua hình thành, việc quản lý RRTD chua đuợc thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Tại Sacombank Lào, trong quản trị rủi ro tín dụng phần lớn các công việc đuợc giao cho bộ phận quản lý tín dụng thực hiện là chủ yếu. Công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro tại Sacombank Lào còn yếu kém và chua đuợc chú trọng, chua có một quy trình nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro một cách cụ thể, chủ yếu việc nhận định rủi ro đuợc cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý món vay đua ra đánh giá một cách chủ quan mà chua dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá rõ ràng. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả công tác quản lý rủi ro tại Sacombank Lào không cao, vẫn còn tồn tại tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao hơn so với mục tiêu ngân hàng đề ra.

Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới Sacombank Lào cần thành lập bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro tín dụng, nhu vậy Sacombank Lào cần có phòng quản trị rủi ro, có nhiệm vụ chủ yếu là phân

tích, dự báo và phòng ngừa RRTD; theo dõi, phân tích và xếp hạng khách hàng để đề xuất biện pháp QTRR phù hợp. Còn ở Hội sở chính, bộ phận QTRR (có thể là Ban QTRR) đảm nhiệm chức năng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp QTRR phù hợp với điều kiện thực tế của Lào trong từng thời kỳ. Bộ phận QTRR của Hội sở chính còn làm nhiệm vụ thư ký của Hội đồng XLRR của Sacombank Lào khi Hội đồng này được thành lập. Bộ phận QTRR hoạt động theo nguyên tắc không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro.

Đối với cơ cấu phòng quản trị rủi ro không cần xây dựng quá lớn nhưng đảm bảo hiệu quả, cơ cấu nhân lực và quy mô hoạt động còn hạn chế. Do đó, Sacombank Lào có thể xây dựng Phòng quản trị rủi ro ban đầu được thành lập gồm có 1 trưởng phòng và 6 nhân viên. Bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của mình. Bộ phận này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, địa bàn nông thôn và thành thị để trên cơ sở đó ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững.

Để thực hiện được giải pháp này Ban lãnh đạo Sacombank Lào cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyển dụng nhân sự. Các nhân viên của phòng quản trị rủi ro phải có trình độ từ đại học trở lên, kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên, am hiểu quy trình quản trị rủi ro trong ngân hàng. Bên cạnh đó cần đầu tư phương tiện kỹ thuật (ứng dụng CNTT, các phần mềm phân tích tài chính hiện đại...) giúp cho bọ máy QTRR tín dụng của Sacombank Lào hoạt động hiệu quả hơn.

Tóm lại, trong hoạt động tín dụng, Sacombank Lào phải xây dựng cho mình bộ máy QLRR chuyên biệt phù hợp với thông lệ, trong đó quan trọng

nhất là hình thành được bộ phận QLRR tín dụng tại Sacombank Lào của để tham mưu cho các cấp lãnh đạo Sacombank Lào ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về QLRR trong hoạt động tín dụng, áp dụng Basel II, Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng.

3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong bất kỳ hoạt động nào của NHTM thì yếu tố con người vẫn đóng vai trò then chốt. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, mức độ rủi ro cho vay của NHTM. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, hoặc do ý thức trách nhiệm không cao, hoặc do thiếu đạo đức nghề nghiệp đã vi phạm các qui trình nghiệp vụ, cơ chế, chính sách, pháp luật dẫn đến những thất thoát tài sản của ngân hàng. Bởi vậy, nếu đội ngũ cán bộ đáp ứng được những yêu cầu hoạt động kinh doanh Sacombank Lào chắc chắn sẽ giảm thiểu phần lớn những tổn thất rủi ro do chủ quan gây ra.

Trong thời gian qua, Sacombank Lào cũng đã chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, do đây chỉ là ngân hàng con của Sacombank Việt Nam, đặt tại Lào nên khả năng thu hút nhân tài rất hạn chế, bên cạnh đó, việc đầu tư, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên còn ở mức thấp. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng nhân lực, Sacombank Lào cần:

- Thu hút cán bộ giỏi và sử dụng cán bộ hiệu quả:

Trong tình hình nền kinh tế đang hội nhập, các Ngân hàng nước ngoài được phép thành lập ngân hàng con tại Lào, các ngân hàng trong nước cũng đang thực hiện các chính sách mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động, do vậy cạnh tranh trong thu hút người tài đang ngày càng gay gắt hơn. Do vậy, thu hút người tài và sử dụng cán bộ hiệu quả cũng đang là vấn đề được

Sacombank Lào đặt ra. Một số giải pháp trên được quan tâm hiện nay là:

Một là, cần phải đánh giá được khả năng của cán bộ và sử dụng đúng người đúng việc, nó đòi hỏi người lãnh đạo phải có cái nhìn toàn diện, khách quan và đánh giá cán bộ thông qua nhiều tiêu chí khác nhau.

Hai là, xác định nhu cầu cơ bản của người cán bộ. Các nhu cầu đó chủ yếu được phân thành: nhu cầu về điều kiện làm việc, nhu cầu về lương bổng và quyền lợi cá nhân, nhu cầu về cơ hội thăng tiến. Nó đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao môi trường làm việc, tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, hoàn thiện hệ thống lương, thưởng và phân bổ quyền lợi trên cơ sở hiệu quả công việc, gắn với chức trách và nhóm công việc cụ thể, giải quyết hài hòa lợi ích cán bộ với kết quả công việc; giao việc theo năng lực, đãi ngộ theo cống hiến.

- Tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác tín dụng. Việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Cán bộ tín dụng phải là người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao, trung thực, có trách nhiệm và tâm huyết với ngân hàng.

+ Cán bộ tín dụng phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, được đào tạo bồi dưỡng chu đáo về kiến thức chuyên môn, am hiểu thị trường, pháp luật, chuyên môn hoá trong thẩm định từng ngành, nghề và từng đối tượng khách hàng.

+ Kiên quyết loại bỏ các cán bộ yếu về tư cách đạo đức, không trung thực và thuyên chuyển cán bộ sang bộ phận công tác khác nếu thiếu kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ.

- Đổi mới công tác đào tạo:

Trong những năm gần đây, Sacombank Lào cần chú trọng công tác đào tạo (thành lập Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Lào), hàng năm liên tục mở các khoá đào tạo nghiệpvụ, tuy nhiên, việc đào tạo chỉ mới tập trung vào các khoá tập huấn nghiệp vụ với thời gian ngắn (từ 2 đến 5 ngày) và

nội dung rất chung chung. Trong khi có một vấn đề nổi cộm hiện nay là nhiều cán bộ tác nghiệp cũng nhu cán bộ quản lý mặc dù biết việc, có trình độ, nhận thức tốt, tiêu chuẩn tuyển đầu vào cũng không thua kém các Ngân hàng thuơng mại khác, tuy nhiên, khi vào công tác, một số không phát huy đuợc, một số khác tuy thạo việc nhung vẫn để xảy ra nhiều tồn tại, sai sót trong thực hiện nhiệm vụ. Chính vì vậy, công tác đào tạo cần phải đuợc nhìn nhận lại và đổi mới.

Chú trọng vào việc xây dựng văn minh nghề nghiệp, văn hoá doanh nghiệp, tuyên truyền và giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức, thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ; đào tạo kỹ năng mềm nhu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian.

Riêng đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp Chi nhánh và cấp phòng: cần có phuơng pháp đào tạo để thay đổi tu duy, tầm nhìn phù hợp với tiêu chí của nguời lãnh đạo thời kỳ mới, phuơng pháp quản trị chuyên nghiệp, hiện đại, đồng thời đào tạo một số kỹ năng cụ thể nhu: kỹ năng đánh giá hiệu quả công việc, kỹ năng khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên; kỹ năng giao việc và ra quyết định... Xây dựng và đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ.

- Sửa đổi chính sách tiền lương:

Cơ chế tiền luơng hiện nay đang cào bằng, cần phải đổi mới có thuởng, có phạt, có cao, có thấp, thực sự là đòn bẩy về kinh tế và tinh thần khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ viên chức trong toàn hệ thống tâm huyết với công việc chung. Xây dựng Quy chế tiền luơng trong toàn hệ thống đảm bảo gắn kết với hiệu quả công việc; Đồng thời xây dựng quy chế tiền luơng nội bộ đối với từng cán bộ đảm bảo tiền luơng gắn với năng suất, chất luợng và hiệu quả công việc đuợc giao.

Để thực hiện đuợc điều này, ngân hàng tăng quy mô kinh phí cho đào đạo cho nhân viên. Đồng thời sử dụng nguồn kinh phí này hợp lý, thuờng

xuyên tổ chức lớp đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng

Trong thời đại ngày nay, muốn thành công trong kinh doanh cần có những thông tin hữu ích. Khi mà tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu thiết lập kho dữ liệu thông tin sử dụng cho hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết.

Tại Sacombank Lào, các thông tin về khách hàng chủ yếu đuợc thiết lập khi khách hàng có quan hệ với ngân hàng, hệ thống thông tin khách hàng ít đuợc cập nhật, bổ sung. Điều này dẫn đến các thông tin về khách hàng, đặc biệt là khách hàng lâu năm đã cũ, không còn có tác dụng trong việc đánh giá RRTD khi cho vay. Thông tin phục vụ thẩm định và quản lý RRTD của Sacombank Lào còn mang tính chắp vá, rời rạc. Thông tin đuợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhung trong đó có những nguồn chua đảm bảo chất luợng và độ tin cậy (kể cả từ các BCTC đã đuợc kiểm toán hoặc từ các chứng thu thẩm định giá của các công ty độc lập). Việc khai thác và sử dụng thông tin từ các nguồn bên ngoài nhín chung vẫn còn khó khăn, chua có huớng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất. Đây là một hạn chế trong công tác khai thác hệ thống thông tin khách hàng của Sacombank Lào. Trong thời gian tới, Sacombank Lào cần tham gia và khai thác hệ thống thông tin khách hàng, dự báo cho công tác quản trị rủi ro. Cụ thể

Thứ nhất, phân loại mức độ rủi ro các dự án thuộc đối tuợng vay vốn

theo các tiêu chí:

- Quy mô, tình chất của dự án - Lĩnh vực kinh doanh của dự án; - Thời hạn vay vốn của dự án;

- Tỷ lệ vốn tự có tham gia đầu tư của chủ đầu tư trên tổng mức đầu tư của dự án;

- Giá trị tài sản bảo đảm trên tổng số vốn vay của dự án;

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Trong quản trị RRTD thì hệ thống XHTD nội bộ có vai trò rất quan trọng bởi nó vừa là cơ sở để quyết định cấp tín dụng phù hợp với điều kiện của từng khách hàng vay vốn, vừa là cơ sở để phân loại và quản lý khoản vay. Tuy nhiên, trong nghi ệp vụ tín dụng, Sacombank Lào dù đã vận hành hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng cho vay, tuy nhiên còn nhi ều chỉ tiêu định tính nên việc đánh giá mang tính chủ quan.

Hệ thống này là một phương pháp chấm điểm nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế hiện tại của ngân hàng theo các loại hình khách hàng khác nhau nhằm đánh giá rủi ro liên quan đến khách hàng vay. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm: (i) Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng; (ii) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; (iii) Uy tín với các TCTD đã giao dịch trước đây; (iv) Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề, địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để Sacombank Lào xác định giới hạn tín dụng, xác định các điều kiện tín dụng thích hợp với khách hàng; tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

Sacombank Lào cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải phù hợp với đặc trưng của đối tượng vay vốn tại Lào. Không giống những doanh nghiệp tại Việt Nam, các doanh nghiệp tại Lào chịu nhiều yếu tố như chính sách pháp

luật của Lào, môi trường kinh tế, văn hóa xã hội Lào...theo đó, khi Sacombank Lào hoạt động và phát triển cần hiểu rõ khách hàng của mình từ đó xây dựng chỉ tiêu cho phù hợp.

Căn cứ vào kết quả xếp hạng của từng khách hàng mà Sacombank Lào có chính sách cho vay thích hợp đối với từng khách hàng (về mức vốn cho vay, điều kiện cho vay,tài sản bảo đảm, phân cấp thẩm quyền quyết định cho vay...).

Để có thể khai thác được hệ thống thông tin khách hàng nhằm dự báo rủi ro tín dụng, cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng:

- Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN Lào thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

- Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng, ngân hàng cần tổng hợp và đưa ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh được đặt ra trong môi trường hội nhập.

- Sacombank Lào cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin,đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nước ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Trên cơ sở mô hình tổ chức hướng đến khách hàng đã được triển khai, hệ thống thông tin khách hàng cần được tổ chức một cách hợp lý, tránh trùng

lặp trong thu thập dữ liệu, đảm bảo có những thông tin toàn diện và đầy đủ theo đúng tính chất và đặc thù khách hàng. Đồng thời với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các công cụ phân tích thông tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đua ra các quyết định đúng đắn. Trong điều

Một phần của tài liệu 1285 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TNHH gài gòn thương tín lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w