Đánh giá về tài trợ rủi ro tại Sacombank Lào

Một phần của tài liệu 1285 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TNHH gài gòn thương tín lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 109)

đúng theo quy định của Nhà nuớc vì đây là buớc cuối cùng khi RRTD đã xảy ra. Do vậy, quản trị RRTD cần tập trung ở những khâu truớc nhu nhân diện RRTD, đo luờng, kiểm soát RRTD, có nhu vậy công tác quản trị RRTD mới hiệu quả.

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Số tiền Tốc độ tăng trưởng tiềnSố Tốc độ tăng trưởng 1. Tổng dư nợ 13.455 14.255 20.452 800 5,95% 6.197 43,5% - Nợ nhóm 1 12.753,99 13.488,08 19.304,64 734 5,76% 5.817 43,1% - Nợ nhóm 2 301,39 337,84 466,31 36 12,09% 128 38,0% - Nợ nhóm 3 213,91 204,58 388,45 (9) -4,37% 184 89,9% - Nợ nhóm 4 103,4 134,4 1893 31 29,98% 55 40,8%

2.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Để đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank Lào, luận văn phân tích các chỉ tiêu sau:

- Nợ quá hạn, nợ xấu, tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn, nợ xấu

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn của Sacombank Lào đang có xu hướng gia tăng trong những năm trở lại đây. Do vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng biến động không đồng đều các năm qua. Năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng ở mức 5,21%. Một trong những nguyên nhân chính gây ra nợ quá hạn bắt nguồn từ yếu tố suy giảm của nền kinh tế Lào, đặc biệt là giai đoạn 2017-2019, Lào đối mặt với thiên tại hạn hán nhiều, đặc biệt là lũ lụt và vỡ đập Xepian - Xenamnoy. Đến thời điểm này, mức tăng trưởng của nền kinh tế chưa cao, các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp nói chung còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Do đó, nợ quá hạn của các ngân hàng chủ yếu là ở phía khách hàng doanh nghiệp, bởi với những khách hàng cá nhân có lượng vốn vay thường nhỏ, dễ quản lý và đánh giá tài sản thế chấp cũng như công tác thu hồi nợ. Tới năm 2017, nợ quá hạn tăng lên 766,92 triệu lak, tương ứng tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 5,38%. Theo đó, Sacombank Lào cũng đã có những biện pháp để xử lý các khoản nợ quá hạn như: đôn đốc khách hàng thu hồi công nợ, phát mại tài sản. Tuy nhiên đến năm 2019, tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng lên 5,61% tương ứng 1147,36 triệu lak.

Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Sacombank Lào giai đoạn 2017- 2019

4. Tỷ lệ nợ xấu 2,97% 3,01% 3,33% 5. Tỷ lệ nợ quá

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm)

Bên cạnh tỷ lệ nợ quá hạn thì tỷ lệ nợ xấu cũng có xu huớng tăng mạnh mẽ. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 2,97% thì tới năm 2017 tăng lên 3,01% và tiếp tục tăng lên 3,33% vào năm 2019. Nguyên nhân là nhiều khoản nợ đến hạn không thanh toán đúng hạn, dù đã gia hạn nợ nhung khách hàng không trả nợ đúng hạn nên bị cơ cấu nợ sang nhóm 2,3,4.

- Cơ cấu nợ quá hạn, nợ xấu theo nhóm nợ

Qua bảng 2.10, xem xét cơ cấu nợ xấu thì gần nhu các nhóm nợ 3,4,5 đều tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy Sacombank Lào cần phải thắt chặt kiểm soát tín dụng nhiều hơn nữa. Thực tế, là một ngân hàng nuớc ngoài

xâm nhập vào thị trường Lào, đây là một thị trường giàu tiềm năng phát triển, tại Lào, các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh đang được Chính phủ Lào hết sức quan tâm, theo đó không chỉ ngân hàng mà các doanh nghiệp cũng được tạo điều kiện kinh doanh tốt hơn.

Địa bàn kinh doanh của Sacombank Lào rộng lớn, số lượng khách hàng nhiều nên công tác kiểm soát chất lượng tín dụng tại ngân hàng lại tương đối khó khăn, thêm vào đó, khách hàng là người nước ngoài, các thông tin về doanh nghiệp hay cá nhân vay vốn cũng khó có thể tiếp cận hơn. Bên cạnh đó, do chất lượng cán bộ nhân viên còn hạn chế và do lơ là, thậm chí do rủi ro đạo đức nên những năm qua vẫn phát sinh những sai phạm trong công tác cho vay nên đã làm phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên, kết quả thu hồi nợ của ngân hàng tương đối thấp, có một số khách hàng có nợ xấu quá hạn lớn đã phải khởi kiện, xử lý tài sản qua cơ quan Thi hành án nhưng tiến độ xử lý chậm, vì là ngân hàng của Việt Nam đầu tư tại Lào, hoạt động theo sự chỉ đạo của Sacombank Việt Nam, tuy nhiên là một ngân hàng có yếu tố nước ngoài đặt trên địa bàn Lào thì các thủ tục về pháp lý có nhiều phần khó khăn hơn. Nợ nhóm 5 này chủ yếu tập trung ở các khách hàng doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khả năng quản trị sản xuất không cao, những năm gần đây làm ăn khó khăn do chịu tác động lớn của tình hình kinh tế Lào. Bên cạnh đó, các khách hàng còn sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vốn vay kém hiệu quả dẫn tới không có nguồn trả nợ. Điều này là tín hiệu xấu về rủi ro tín dụng tại ngaan hàng vì đây là nhóm nợ có khả năng thu hồi thấp nhất.

- Cơ cấu nợ xấu theo tài sản bảo đảm

Bảng 2.11: Tình hình nợ xấu được đảm bảo bằng TSĐB của Sacombank Lào giai đoạn 2017- 2019

Có thể thấy trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng thì nợ xấu có TSĐB chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu, mọi năm đều trên 70%. Bên cạnh đó, tỷ trọng của nợ xấu có TSĐB đã tăng lên qua các năm. Nhu vậy, có thể nhận thấy rằng hầu hết nợ xấu của ngân hàng đều đuợc đảm bảo bởi TSĐB, chỉ một số ít khoản nợ không có TSĐB. Điều này tạo ra những thuận lợi nhất định cho Sacombank Lào khi thu hồi nợ xấu. Tuy nhiên, ngay cả khi những khoản nợ có TSĐB nhung Sacombank Lào vẫn rất khó khăn trong quá trình phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Nguyên nhân là do các khoản vay có TSĐB hầu nhu là bất động sản nên giá trị của TSĐB phụ thuộc lớn vào tình hình biến động của thị truờng, trong khi hệ thống định giá của Việt Nam và Lào khác nhau nên cũng gặp nhiều khó khăn.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH SÀI GÒN THƯƠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH SÀI GÒN THƯƠNG TÍN LÀO

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Tại ngân hàng Sacombank Lào đã đua ra đuợc hệ thống các dấu hiệu nhận diện rủi ro từ cả phía khách hàng và ngân hàng, đây là cơ sở để cho các cán bộ ngân hàng thực hiện theo đõi đánh giá dấu hiệu rủi ro và tập hợp làm bản thống kê gửi lên phòng quản lý rủi ro của Sacombank Lào. Công tác nhận diện rủi ro đuợc thực hiện thuờng xuyên, liên tục, và nhận đuợc sự đồng tình của các cán bộ tín dụng.

Thứ hai, đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng

Về đo luờng và đánh giá rủi ro tín dụng, Ngân hàng Sacombank Lào đã thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng và phân tích tín định kỳ, điều này góp ích rất nhiều cho việc phê duyệt tín dụng của ngân hàng. T.heo đó, giai đoạn

2017-2019, tât cả các khách hàng đều được xếp loại liên tục phục vụ cho quá trình quản trị rủi to tín dụng tại ngân hàng.

Thứ ba, giám sát rủi ro tín dụng

Công tác giám sát tín dụng cũng phần nào đạt được những thành tựu nhất định. Việc giám sát đã giúp ngân hàng quản lý được các khoản trước - trong và sau khi cho vay đồng thời giám sát được tài sản bảo đảm, từ đó làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Thứ tư, công tác tài trợ rủi ro

Công tác tài trợ rủi ro tín dụng tại Sacombank Lào được thực hiện đúng quy trình và theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. Công tác này góp phần giúp Sacombank Lào có thể đối phó được khi rủi ro tín dụng tại Sacombank Lào xảy ra.

2.3.2. Hạn chế

Thứ nhất, công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Qua phân tích có thể thấy công tác nhận diện rủi ro tín dụng còn thụ động, chưa đem lại hiệu quả cao, chỉ khi những dấu hiệu rủi ro xuất hiện rồi thì Sacombank Lào mới biết. Việc dự báo, nhận diện trước những trường hợp khách hàng có quy cơ làm cho Sacombank Lào gặp phải rủi ro tín dụng còn hạn chế .

Qua khảo sát cũng cho thấy các cán bộ tín dụng cũng không hài lòng về các vấn đề như sự phối kết hợp giữa các phòng ban về thông tin tín dụng, bên cạnh đó thiếu hệ thống thông tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.

Thứ hai, đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng

Công tác đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng mặc dù đã được thực hiện bằng việc xếp hạng tín dụng nội bộ, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ thì các công tác như phân tích tín dụng khách hàng để định kỳ xếp hạng tín dụng nội bộ lại các khách hàng còn nhiều hạn chế

như: các cán bộ ngân hàng khi phân tích xem trọng TSĐB, công tác thẩm định mang tính hình thức, định giá TSBĐ thiếu căn cứ, không cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên. Qua khảo sát cũng thấy các cán bộ chưa đánh giá cao tính chính xác của kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng của Sacombank Lào vì có đến 30% chỉ tiêu là định tính nên mang tính khách quan chưa cao.

Thứ ba, giám sát rủi ro tín dụng

Công tác giám sát rủi ro tín dụng chưa được đánh giá cao, do áp lực chỉ tiêu cao nên việc nghiêm túc đánh giá sau giải ngân, quản lý tài sản bảo đảm về mặt giá trị, mặt pháp lý chưa được tốt. Việc giám sát khách hàng sau giải ngân còn lơ là, khách hàng chuyển địa chỉ nên không liên lạc được. Các công tác kiểm tra kiểm soát chỉ mang tính hình thức và đối phó, chưa có bộ phận chịu trách nhiệm đánh giá định kỳ TSĐB. Theo quy trình TD, việc định giá TSĐB thuộc bộ phận hỗ trợ nhằm tạo sự khách quan, tuy nhiên bộ phận bán hàng mới là người đi thực tế tài sản, trong khi bộ phận thẩm định lại chịu trách nhiệm thẩm định khoản vay và đánh giá TSĐB, cho thấy sự chồng chéo trong công việc.

Thứ tư, công tác tài trợ rủi ro

Công tác tài trợ rủi ro được thực hiện đúng theo quy định nhà nước, nhưng qua phân tích có thể thấy qua các năm tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD và bù đắp RRTD tăng qua các năm. Thêm vào đó, qua phân tích cho thấy tại Sacombank Lào có nhiều khoản nợ không thu hồi được và Sacombank Lào bắt buộc phải tài trợ rủi ro bằng cách xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng, điều này làm thiệt hại cho Sacombank Lào đồng thời phản ảnh phần nào hiệu quả quản trị RRTD còn hạn chế.

Tóm lại, qua phân tích thực trạng tình hình quản tri rủi ro tín dụng tại Sacombank Lào, cùng với các chỉ tiêu đánh giá tình hình rủi ro tín dụng (nợ

xấu, nợ quá hạn, tỷ lệ xóa nợ ròng...) thì có thể thấy, mặc dù thời gian qua ngân hàng Sacombank Lào đã có những nỗ lực trong công tác quản trị rủi ro tín dụng nhung trong công tác quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế, chua thực sự đem lại hiệu quả cao.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

Các khách hàng vay vốn từ phía ngân hàng vì nhiều lý do mà không trả nợ cho ngân hàng, một là chây ì không muốn trả nợ, hai là họ kinh doanh thua lỗ, phá sản mà không trả đuợc nợ cho ngân hàng, điều này dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng, theo đó Sacombank Lào cần sàng lọc kỹ khách hàng truớc khi cho vay đồng thời kiểm soát chặt chẽ truớc, trong và sau khi cho vay xem khách hàng vay vốn có đúng mục đích sử dụng không, tình hình kinh doanh nhu thế nào.

- Hệ thống thông tin khách hàng

Các kênh thông tin để kiểm tra, đối chiếu thông tin khách hàng vay vốn chua đa dạng, các ngân hàng cạnh tranh nhau nên giữ bảo mật thông tin khách hàng của mình chính vì vậy mà có những khách hàng có tiền sử vay vốn không tốt tại Ngân hàng này nhung Ngân hàng khác không kiểm tra thông tin đuợc, chính vì vậy mà cũng khó khăn trong công tác thẩm định, đặc biệt là việc khai thác thông tin từ ngân hàng nội địa Lào rất khó vì Sacombank Lào là ngân hàng của Việt Nam hoạt động tại Lào nên chịu sự cạnh tranh của các ngân hàng nội địa và các ngân hàng nuớc ngoài khác tại Lào.

- Đặc thù của hoạt động tín dụng

Do bản chất hoạt động tín dụng mang sẵn rủi ro chính vì vậy mà rất khó có thể tránh 100% rủi ro tín dụng xảy ra, chính vì vậy cũng đòi hỏi các

NHTM nói chung và Sacombank Lào nói riêng có đội ngũ nhân lực tốt, nhanh nhạy, hệ thống quản trị RRTD chặt chẽ.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Bộ máy quản trị rủi ro chưa hoàn thiện

Tại Sacombank Lào, trong qu ản trị rủi ro tín dụng phần lớn các công việc được giao cho bộ phận quản lý tín dụng thực hiện là chủ yếu. Hiện chưa đầu tư vào công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo rủi ro, chưa có một quy trình nghiên c ứu, phân tích và dự báo rủi ro một cách cụ thể, chủ yếu việc nhận định rủi ro được cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý món vay đưa ra đánh giá một cách chủ quan mà chưa dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá rõ ràng.

- Năng lực nhân sự còn yếu

Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng còn chưa đồng đều về trình độ, là ngân hàng Việt Nam hoạt động tại Lào, vừa tuyển nhân sự Việt Nam, vừa tuyển nhân sự Lào, đồng thời là ngân hàng ngoại quốc nên nhân sự chưa kịp thời cập nhật thông tin về những thay đổi trong nền kinh tế thị trường tại Lào, còn thiếu kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều đặc điểm và biến động lớn lao, không ngừng. Nhiều vấn đề mới về lý luận của nền kinh tế thị trường như: kỹ thuật, chiến lược marketing ngân hàng, các vấn đề kinh tế vĩ mô; khả năng phân tích dự đoán thị trường tương lai của cán bộ còn yếu vàthiếu.

Sự tha hóa về đạo đức của một bộ phận nhân viên ngân hàng hiện nay, nhiều khoản vay không đủ điều kiện cho vay nhưng vì khách hàng có những hành vi đút lót để cán bộ tín đồng ý cho vay, kết quả dẫn đến tại Sacombank Lào có những khoản tín dụng không đảm bảo chất lượng tín dụng.

Sacombank Lào chưa sức hút lớn về chế độ đãi ngộ như BIDV, VietinbanLVietcombank.. .nên nhân sự giỏi trên thị trường gần như tập trung

hết vào các ngân hàng lớn, do vậy đội ngũ nhân sự của Sacombank Lào ngay từ ban đầu đã có nền tảng không tốt bằng các đối thủ cạnh tranh.

- Hệ thống thông tin khách hàng còn hạn chế

Hiện nay tại Sacombank Lào cơ sở dữ liệu về khách hàng còn hạn chế, đôi khi cũng còn bất cập khi Sacombank Lào là ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Lào, có nhiều hạn chế trong việc tìm hiểu thông tin của khách hàng, vì nhiều luật lệ, nhiều phong tục cũng như các yếu tố về môi trường, văn hóa xã hội.. .nên việc thu thập thông tin tương đối khó khăn và độ chính xác cũng chưa thực sự cao.

- Do công tác thanh tra kiểm tra nội bộ chưa tốt

Công tác thanh tra kiểm tra nội bộ chưa chặt chẽ, còn sơ sài và chưa có chế tài xử phạt: Hầu như hệ thống giám sát chưa chủ động phát hiện các sai

Một phần của tài liệu 1285 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TNHH gài gòn thương tín lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w