ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TNHH SÀI GÒN

Một phần của tài liệu 1285 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TNHH gài gòn thương tín lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 87)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TNHH SÀIGÒN THƯƠNG TÍN LÀO GÒN THƯƠNG TÍN LÀO

3.1.1. Định hướng phát triển chung

Là một ngân hàng nước ngoài đặt tại Lào, tinh thần chủ đạo của định hướng chiến lược phát triển giai đoạn tới năm 2025 nhằm đưa Sacombank Lào phát triển là Ngân hàng của mọi nhà tại Lào, chiếm vị trí top đầu trong hệ thống ngân hàng tại nước CHDCND Lào. Định hướng chiến lược này gồm hai nội dung lớn:

(1) Chiến lược hoạt động kinh doanh, trong đó tinh thần cốt lõi là tập trung phát triển hoạt động ngân hàng thương mại đa năng với các phân đoạn khách hàng mục tiêu, nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank Lào để tăng cường vị thế trên thị trường;

(2) Chiến lược tái cấu trúc, nâng cao năng lực thể chế.

Từ định hướng chiến lược đó, Sacombank Lào đã đặt ra mục tiêu chiến lược như sau:

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng tại Lào

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.

- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng Sacombank Lào trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Lào.

- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả. Xây dựng Văn hóa Sacombank trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt. Sacombank Lào đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa.

- Chiến lược tăng trưởng ngang:

+ Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động

+ Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược

+ Tăng trưởng đối với Sacombank Lào là nắm bắt thị phần mục tiêu bao gồm dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi các thành phần kinh tế này có tiềm năng thu nhập và tăng trưởng cao nhất và sẽ ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc tăng trưởng kinh tế. Mở rộng các chi nhánh tại các khu vực Khoua Phongsaly, Samphanh , Boun Neua , Nhot Ou, Boun Tay, Namtha, Sing, Luangnamtha....

3.1.2. Quan điểm về quản trị tín dụng của Ngân hàng TNHH Sài Gòn Thương

Tín Lào

Từ những định hướng trên, Ngân hàng TNHH Sài Gòn Thương Tín Lào đã đề ra kế hoạch, biện pháp thực hiện hoạt động kinh doanh an toàn, chất lượng, hiệu quả nói chung trong đó có định hướng hạn chế rủi ro tín dụng như sau:

- Đánh giá chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phải gắn với an toàn và kiểm soát được rủi ro. Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh, dư nợ có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ, tăng dần số lượng dịch vụ và giảm hợp lý cho vay trung, dài hạn đảm bảo cơ cấu chung của hệ thống.

- Thực hiện tốt xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng, có biện pháp tích cực để xử lý, cơ cấu lại. Đánh giá các khoản nợ một cách chính xác để từ đó xác định thực trạng và có biện pháp đẩy nhanh tiến độ xử lý.

- Trích lập quỹ dự phòng rui ro theo qui định.

- Đa dạng hóa các loại hình tín dụng, dịch vụ, phát triển các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng dự án hiện đại hóa, nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng doanh thu.

Một phần của tài liệu 1285 quản trị rủi ro tín dụng tại NH TNHH gài gòn thương tín lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w