1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là một quá trình, sau cả quá trình sẽ có kết quả, các kết quả này phản ánh công tác quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả không, các tiêu chí này như sau:
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không hoàn trả được cho ngân hàng khi đã đến hạn thoả thuận trên hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạt động tín dụng ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư ‘ lợ quá hạn
x 100 Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn thấp tức là độ an toàn tín dụng tại ngân hàng hiện tại cao và ngược lại. Phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề ,
có thể bị mất toàn bộ vốn cho vay hoặc mất một phần. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn tín dụng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng thuơng mại.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy rủi ro đối với các khoản cho vay và hậu quả của các khoản nợ quá hạn, có thể là nguy cơ gây mất vốn toàn bộ hoặc một phần cho ngân hàng trên tổng du nợ. Tuy nhiên, t ỷ lệ nợ quá hạn chỉ xét đến việc hoàn trả khi đã quá hạn chứ không xét đến tổng du nợ có nguy cơ quá hạn.
Nhu vậy, nếu khoản cho vay tăng nhanh thì việc sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn có thể phản ánh rủi ro không chính xác. Số du nợ cho vay ra tăng cùng với số tiền cho vay đuợc giải ngân, trong khi đó số nợ đến hạn chỉ tăng khi các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả. Nhu vậy tốc độ tăng cho vay tăng nhanh có thể che dấu đi vấn đề nợ quá hạn, không tính đến các chỉ số đánh giá an toàn tín dụng có đuợc sử dụng hay không. Do đó ngân hàng thuơng mại cần thận trọng khi đánh giá độ an toàn tín dụng bằng việc xác định kỳ hạn nhu thế nào thì coi là quá hạn.
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Du nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = ________,___’_______x 100 Tổng du nợ
Nợ xấu bao gồm toàn bộ các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ trên càng thấp thì chất luợng tín dụng càng tốt và nguợc lại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cao thì chất luợng tín dụng sẽ không tốt, tiềm ẩn rủi ro cao.
Khi đến hạn mà khách hàng không trả đuợc nợ, ngân hàng có thể gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện để họ có thể trả đuợc nợ cho ngân hàng. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn sau khi ngân hàng thuơng mại đã ra hạn nợ. Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng du nợ quá hạn hoặc tỉ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên tổng du
nợ quá hạn. Nhờ có các chỉ tiêu đó mà ngân hàng thuơng mại có thể biết đuợc bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Việc kết hợp giữa các chỉ tiêu này cho phép đánh giá chi tiết hơn về độ an toàn tín dụng.
Tỷ lệ nợ xấu của NHTM tỷ lệ nghịch với chất luợng tín dụng của ngân hàng đó. Tuy nhiên, tỷ lệ này không phản ánh đuợc hết chất luợng tín dụng, bởi vì những khoản nợ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 cũng có thể có rủi ro và những khoản thuộc nhóm 3, nhóm 4 lại không rủi ro do đây là các truờng hợp đang trong thời gian thử thách, các khoản nợ gia hạn vì lý do khách quan mà khách hàng không luờng truớc được,... Chính vì vậy, đánh giá chất luợng tín dụng để luờng truớc đuợc rủi ro phải dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nữa.
- Tốc độ tăng trưởng của nợ quá hạn, nợ xấu
Tốc độ tăng trưởng nợ quá
hạn Nợ quá hạn kỳ này
Nợ quá hạn kỳ trước
x 100
Tốc độ tăng trưởng nợ xấu Nợ xấu kỳ này
=___________________________ x 100 Nợ xấu kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng của nợ quá hạn và nợ xấu cho thấy sự tăng trưởng của nợ quá hạn và nợ xấu là nhanh hay chậm so với kỳ trước, đồng thời đánh giá được rủi ro tín dụng của ngân hàng có xu hướng như thế nào, tốt hay xấu.
- Cơ cấu nợ quá hạn, nợ xấu
Cơ cấu nợ quá hạn, nợ xấu cho thấy nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng đang tập trung ở đối tượng nào, ở những khoản vay dài hạn hay ngắn hạn, theo đó có thể giúp ngân hàng xem xét và điểu chỉnh cơ cấu cho vay cho hợp lý, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
rτ,, , ʌ , , , ,. . , Dự phòng rủi ro tín dụng phải trích Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng =---'- -√1__,______--- x 100
j r t, ∙ b Tong dư nợ tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng càng cao hay số tiền trích lập DPRR càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh giảm sút.
- Tỷ lệ bù đắp rủi ro
Tỷ lệ bù đắp rủi ro này càng cao thì chứng tỏ rủi ro tín dụng của NHTM càng cao và ngược lại.
Dự phòng RR đã bù đắp
Tỷ lệ bù đắp rủi ro = ---;--- --- x 100% Tổng dư nợ