Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên học viện nông nghiệp việt nam (Trang 75 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

4.2.1. Yếu tố bên trong

4.2.1.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của đào tạo kỹ năng mềm

Biểu đồ 4.5. Đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng 2 kỹ năng

Theo số liệu có đến 87 sinh viên (87%) trả lời hiện tại đang chú trọng phát triển kỹ năng cứng nhiều hơn kỹ năng mềm. Đã số sinh viên trả lời chú trọng kỹ năng cứng tới từ các ngành kỹ thuật như thú y, chăn nuôi, cơ khí, tự động hóa... Điều này phản ánh đúng nhận thức của sinh viên về vai trò của các kỹ năng trong việc phát triển bản thân. Đối tượng phỏng vấn là sinh viên năm 2

và sinh viên năm 3, giai đoạn sinh viên bắt đầu học nhiều các môn chuyên ngành thì việc chú trọng học kỹ năng chuyên môn là điều rất cần thiết. Trong 46 sinh viên trả lời tập trung học kỹ năng mềm thì trên 80% đến từ các ngành Kinh tế, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Xã hội học. Các ngành này đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng mềm tốt để có thể dễ dàng có một công việc tốt trong tương lai.

Lí do mà các bạn sinh viên đưa ra khi nói về sự cần thiết của kỹ năng mềm cũng có sự khác nhau. Nhiều bạn là để giúp việc xin việc thuận lợi hơn, “ghi điểm” với người sử dụng lao động và vượt trội hơn các ứng viên còn lại với nguyên nhân này có 40% tổng số sinh viên điều tra hướng tới. Các bạn này tin rằng kỹ năng mềm giúp họ vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng hơn, tạo được ấn tượng cho người tuyển dụng làm họ lưu tâm đến. Gần giống với suy nghĩ trên, có 11% tổng số sinh viên điều tra nghĩ rằng việc tích lũy kỹ năng mềm giúp thăng tiến nhanh trong công việc và có mức lương cao. Chiếm số lượng nhiều hơn cả với 49% tổng số sinh viên điều tra cho rằng kỹ năng mềm có ý nghĩa rất quan trọng vì có tính ứng dụng cao trong công việc và cuộc sống.

Khi được hỏi, bạn nên trang bị kỹ năng mềm cho mình vào thời điểm nào là phù hợp thì có tới 61% nghĩ nên bắt đầu ngay từ năm nhất. Lí do làm nhiều bạn có quan điểm trên là bởi lẽ, muốn sở hữu và sử dụng tốt các kỹ năng mềm phải qua quá trình rèn luyện, thực hành thường xuyên trên thực tế mới đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, có ý kiến cho là việc rèn luyện kỹ năng nên thực hiện khi chuẩn bị ra trường, đồng quan điểm này có 29% tổng số sinh viên điều tra lựa chọn. Một bộ phận nhỏ với tỉ lệ 10% nhận định sau khi đi làm và khi công việc cần mới phải học.

Không chỉ học tập kỹ năng mềm ở trên lớp, sinh viên muốn giỏi kỹ năng mềm phải luôn dành thời gian để thực hành mới có thể biến kỹ năng trở nên thành thạo. Khảo sát về vấn đề này, đa số sinh viên lựa chọn phương án “tự rèn luyện hàng ngày thông qua các công việc, học tập”, đây cũng là nội dung mà các nhóm cựu sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp đa số lựa chọn mức cao nhất lần lượt ở mức 86.67%, 91.43% và 90%. Trong khi sinh viên ít đồng ý với phương án rèn luyện kỹ năng mềm bằng cách đọc thêm sách, báo, internet, youtube thì với cựu sinh viên và doanh nghiệp lại có mức đồng ý cao là 73.33% và 83.33%. Điều này phản ánh khối doanh nghiệp đòi hỏi tính chủ động, tự học hỏi cao hơn, đáp ứng nhiều kỹ năng trong công việc. Lựa chọn “tìm môi trường bắt buộc mình phải sử dụng đến năng mềm” lại có phân hóa khi sinh viên và giảng viên chỉ lựa chọn xấp xỉ 50% còn cựu sinh viên và doanh nghiệp lại đồng ý với mức cao >80%.

Bảng 4.7. Đánh giá vai trò quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên Đơn vị tính: người Đơn vị tính: người TT Đối tượng Mức độ quan trọng Hoàn toàn không quan trọng Không

quan trọng Bình thường Quan trọng

Rất quan trọng Điểm bình quân Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Sinh viên 0 0 0 0 10 10 61 61 29 29 4.19 2 Giảng viên 0 0 0 0 2 5,71 23 57,14 10 22,86 4.23

3 Cựu sinh viên 0 0 0 0 5 16,67 19 63,33 6 20 4.03

4 Doanh nghiệp 0 0 0 0 3 10 21 70 6 20 4.1

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Bảng 4.8. Đánh giá cách rèn luyện kỹ năng mềm

Đơn vị tính: người

TT Kỹ năng

Đối tượng

Sinh viên Cựu sinh viên Giảng viên Doanh nghiệp

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Tự rèn luyện hàng ngày thông qua

các công việc, học tập 64 64.00 26 86.67 32 91.43 27 90.00

2 Học và luyện tập với giảng viên

thường xuyên 21 21.00 15 50.00 15 42.86 14 46.67

3 Đọc thêm sách, báo, internet,

youtube 18 18.00 22 73.33 16 45.71 25 83.33

4 Tìm môi trường bắt buộc mình phải

sử dụng đến kỹ năng mềm 42 42.00 24 80.00 18 51.43 25 83.33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Bảng 4.9. Đánh giá sự cần thiết của các kỹ năng mềm đối với sinh viên

Đơn vị tính: lượt

TT Kỹ năng

Đối tượng

Sinh viên Cựu sinh viên Giảng viên Doanh nghiệp

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Kỹ năng học và tự học 49 49.00 25 83.33 29 82.86 25 83.33

2 Kỹ năng lãnh đạo bản thân 13 13.00 21 70.00 21 60.00 22 73.33

3 Kỹ năng tư duy sáng tạo 53 53.00 22 73.33 24 68.57 25 83.33

4 Kỹ năng tìm kiếm việc làm 86 86.00 28 93.33 23 65.71 25 83.33

5 Kỹ năng lắng nghe 36 36.00 22 73.33 27 77.14 25 83.33

6 Kỹ năng thuyết trình 46 46.00 27 90.00 25 71.43 26 86.67

7 Kỹ năng giao tiếp 76 76.00 27 90.00 26 74.29 27 90.00

8 Kỹ năng giải quyết vấn đề 55 55.00 27 90.00 26 74.29 27 90.00

9 Kỹ năng làm việc nhóm 54 54.00 25 83.33 23 65.71 27 90.00

10 Kỹ năng đàm phán 34 34.00 23 76.67 22 62.86 23 76.67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Có tới 90% tổng số sinh viên được điều tra nhìn nhận kỹ năng mềm quan trọng và rất quan trọng, không có ai đánh giá không quan trọng và hoàn toàn không quan trọng. Con số này với khảo sát đối tượng giảng viên, cựu sinh viên, doanh nghiệp lần lượt là 80%, 83,33%, 90%, điều này chứng tỏ vai trò của kỹ năng mềm đều được mọi người thừa nhận đặc biệt từ nhận thức của sinh viên. Với điểm bình quân 4.23, giảng viên là nhóm đối tượng đánh giá vai trò của Kỹ năng mềm là quan trọng cao nhất so với các nhóm khảo sát còn lại. Sinh viên cũng nhận thức vai trò quan trọng của kỹ năng mềm với điểm bình quân 4.19 xếp thứ 2. Đây là cơ sở giúp cho công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam diễn ra thuận lợi, sẽ nhận được sự ủng hộ từ phía giảng viên và sinh viên.

Cũng theo khảo sát thì sinh viên đánh giá kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm kiếm việc làm là cần thiết chiếm nhiều cao lần lượt 76% và 86%. Tiếp theo là nhóm kỹ năng học và tự học, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm chiếm từ 46-55%. Còn đối với Cựu sinh viên, kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề là các kỹ năng cần thiết hơn so với những kỹ năng khác. Điều này cũng đồng nhất với đa số ý kiến từ phía doanh nghiệp. Từ việc sinh viên nhận thức kỹ năng cần phải có với thực tế các nhà tuyển dụng yêu cầu kỹ năng gì, đây sẽ là những yếu tố quyết định việc lựa chọn kỹ năng để đào tạo cho sinh viên.

Dưới góc độ giảng viên thì mọi kỹ năng được hỏi đều cần thiết đối với sinh viên với tỷ lệ lượt lựa chọn đều trên 60% trong số đó 82,86% giảng viên đánh giá kỹ năng học và tự học là cần thiết chiếm tỷ lệ cao nhất. Nhóm kỹ năng được đánh giá nhiều tiếp theo là kỹ năng lắng nghe (77,14%), kỹ năng giải quyết vấn đề (74.19%), kỹ năng giao tiếp (74,19%). Đây là các kỹ năng phục vụ việc học tập trên lớp và công tác tự học, tự rèn luyện của sinh viên nên dễ hiểu đa số giảng viên đánh giá các kỹ năng này là cần thiết. Khi sinh viên có các kỹ năng này thì các kỹ năng khác sẽ được hỗ trợ nhiều hơn trong học tập, việc làm. Đối với mỗi công việc khác nhau thì sẽ đòi hỏi kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cũng khác nhau. Việc chỉ ra những kỹ năng cần thiết sẽ giúp cho sinh viên nhận biết được dưới nhiều góc độ những kỹ năng cần thiết cho bản thân để dành thời gian tìm hiểu và tích lũy trước khi ra trường.

4.2.1.2. Nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên

Đào tạo kỹ năng có đạt đươc kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy có 46 sinh viên (46%) có nhu cầu học thêm các kỹ năng mềm khác bên cạnh các kỹ năng được học trong chương trình bắt buộc, 38 sinh viên (38%) trả lời sẽ học tiếp khi cảm thấy cần phục vụ cho công việc sau này. Điều này khẳng định đa số sinh viên đều đã có nhận thức vai trò của kỹ năng mềm đối với bản thân. Việc học kỹ năng mềm đã không trở nên bắt buộc mà trở thành công cụ giúp sinh viên tự tin hơn, chủ động hơn, trang bị thêm nhiều kỹ năng cùng kiến thức chuyên môn khác. Đây cũng là thống kê giúp cho Trung tâm Kỹ năng mềm tham khảo để lập kế hoạch tổ chức mở thêm các lớp đào tạo kỹ năng mềm phục vụ nhu cầu của sinh viên trong Học viện.

Biểu đồ 4.6. Đánh giá nhu cầu học thêm kỹ năng mềm

87% tổng số sinh viên điều tra mong muốn có các doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm trong chương trình đào tạo kỹ năng mềm đối với hình thức lớp học.

Đối với nhu cầu về hình thức giảng dạy của giáo viên thì 87% sinh viên điều tra thích kết hợp cả lý thuyết và thực hành, chỉ có 13% sinh viên lựa chọn thích giảng dạy chỉ bằng lý thuyết.

38% sinh viên điều tra thích làm bài tập đang dạng ở trên lớp và về nhà để có thể hiểu hơn về kiến thức đã được đào tạo ở trường. Sau đó là 29% sinh viên điều tra cho rằng nếu có trò chơi nhỏ lồng ghép với các bài giảng về kỹ năng sẽ hay hơn khi giảng viên truyền đạt kiến thức. Chỉ có 15% sinh viên điều tra đánh giá nếu được truyền đạt kiến thức qua các hoạt động tình nguyện xã hội sẽ giúp các sinh viên hứng thú hơn với môn học.

Dường như sinh viên thích hình thức đánh giá kết quả học bằng thi trắc nghiệm hơn vì hình thức này nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện cho việc tổng hợp kiến thức sinh viên (37%). Chỉ có 16% sinh viên điều tra thích đánh giá qua hình thức Bài tập nhóm, tình huống và vấn đáp vì họ cho rằng như vậy vừa tổng quát được kiến thức, vừa được thực hành mà luyện tập khả năng tư duy phản biện.

Bảng 4.10. Mong muốn của sinh viên đối với chương trình đào tạo kỹ năng mềm

TT Nội dung Tỷ lệ

(%)

1 Hình thức lớp học (N=100)

Truyền thống, có các thiết bị hỗ trợ 75

Giảng viên tương tác liên tục với SV 62

Có các doanh nhân chia sẽ kinh nghiệm 87

Khác 2 2 Hình thức giảng dạy (N=100) Lý thuyết 13 Thực hành 32 Kết hợp lý thuyết và thực hành 55 3 Hình thức truyền đạt

Thông qua trò chơi nhỏ có lồng ghép các bài giảng về kỹ năng 29

Làm bài tập đa dạng trên lớp và ở nhà 38

Lồng ghép vào một môn học lý thuyết chuyên môn 18

Thông qua hoạt động tình nguyện xã hội 15

4 Số lượng sinh viên trong lớp học

Dưới 25 người 45

Từ 25-50 người 31

Từ 50-80 người 18

Trên 80 người 6

5 Hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Không cần đánh giá 17

Trắc nghiệm 37

Tự luận 9

Kết hợp trắc nghiệm và tự luận 21

Bài tập nhóm, tình huống và vấn đáp 16

Từ các nhu cầu cụ thể, sinh viên xác định mức độ ảnh hưởng của nhu cầu đến quyết định học kỹ năng mềm của bản thân, cụ thể 32% sinh viên điều tra cho rằng hình thức truyền đạt quyết định đến việc sinh viên có lựa chọn học tập kỹ năng mềm hay không. 28% sinh viên điều tra đánh giá hình thức tổ chức lớp học ảnh hưởng đến quyết định học tập của sinh viên. 17% sinh viên đánh giá đánh giá số lượng sinh viên trong lớp học cũng tác động đến quyết định học tập, việc ít sinh viên ở mức dưới 25 người sẽ khiến học thích học hơn (45% ý kiến). Trong khi đó, chỉ có 8% sinh viên điều tra cho rằng hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên ảnh hưởng đến quyết định học của họ.

Bảng 4.11. Mức độ ảnh hưởng của nhu cầu đến quyết định học kỹ năng mềm của sinh viên

TT Nội dung Tỷ lệ(%)

1 Hình thức lớp học 28

2 Hình thức giảng dạy 15

3 Hình thức truyền đạt 32

4 Số lượng sinh viên trong lớp học 17

5 Hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên 8

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

4.2.1.3. Kỳ vọng của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng mềm.

Đa số các bạn sinh viên năm ba và năm tư đều mong muốn sau khi hoàn thành khóa học có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng để có việc làm tốt khi ra trường và có thể áp dụng kỹ năng giao tiếp để giúp ích cho việc tiếp tục học tập cao lên trong tương lai. Một phần nhỏ hơn các sinh viên mong muốn có thể vận dụng kỹ năng để học tập tốt hiệu quả hơn và có thế áp dụng các kỹ năng đó trong những môn học nhằm đạt điểm cao hơn chủ yếu là lựa chọn của sinh viên năm hai.

Chính vì vậy, tỷ lệ kỳ vọng về việc có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng để có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường chiếm 67% ảnh hưởng đến quyết định học kỹ năng mềm của sinh viên. 15% sinh viên điều tra cho rằng kỳ vọng Có thể áp dụng những kỹ năng đó trong những môn có yêu cầu nhằm đạt điểm cao (bài tập nhóm, thuyết trình, giao tiếp),…ảnh hưởng đến quyết định học kỹ năng mềm của họ. Chỉ có 6% sinh điều tra đánh giá mong muốn có thể áp dụng những kỹ năng đó để giúp ích cho việc tiếp tục học tập lên cao trong tương lai.

Chỉ có 1 ý kiến cho rằng mong muốn hoàn thiện bản thân hơn là yếu tố kỳ vọng ảnh hưởng đến quyết định học tập kỹ năng mềm của họ.

Bảng 4.12. Kỳ vọng học tập kỹ năng mềm của sinh viên

TT Nội dung Tỷ lệ

(%)

1 Có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng để có việc làm sau

khi tốt nghiệp ra trường 67

2 Có thể áp dụng kỹ năng đó để học tập hiệu quả hơn 11 3 Có thể áp dụng những kỹ năng đó trong những môn có yêu cầu nhằm

đạt điểm cao (bài tập nhóm, thuyết trình, giao tiếp),… 15 4 Có thể áp dụng những kỹ năng đó để giúp ích cho việc tiếp tục học

tập lên cao trong tương lai 6

5 Khác 1

Như vậy, kỳ vọng khác nhau về giá trị đạt được sau khi học kỹ năng mềm cũng ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn học kỹ năng mềm của sinh viên.

4.2.1.4. Ý thức của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng mềm

Việc nhận thức đúng đắn tạo ra định hướng tốt cho mỗi cá nhân, đồng thời chỉ rõ con đường hay hành động cụ thể để đạt tới những mục tiêu đặt ra. Tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên học viện nông nghiệp việt nam (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)