Các lý do sinh viên không luyện tập các kỹ năng mềm sau khóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên học viện nông nghiệp việt nam (Trang 86 - 91)

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Đã quên kiến thức do chương trình đào tạo không hấp dẫn sinh viên 4 9.52 2 Không quan tâm đến việc luyện tập lại 13 30.95

3 Không có thời gian 19 45.24

4 Không có điều kiện (Cơ sở vật chất, người thực hành cùng…) 6 14.29 Như vậy, việc sinh viên đã có sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhưng lại không chủ động trong việc rèn luyện những kỹ năng mềm của bản thân sẽ khiến kết quả đào tạo kỹ năng mềm trở nên không hiệu quả. Nhiều sinh viên mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhưng với tâm lý ỷ lại, thiếu sự chủ động đồng nghĩa với việc đã bỏ qua nhiều cơ hội rèn luyện những kỹ năng mềm. Còn với nhiều sinh viên đã tham gia những lớp kỹ năng mềm nhưng do thiếu tính sáng tạo áp dụng những kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống cũng dễ nản và cho rằng bản thân không có tố chất trong việc rèn luyện những kỹ năng mềm đó.

4.2.2. Yếu tố bên ngoài

4.2.2.1. Chính sách của Nhà nước

Chı́nh sách đào ta ̣o của Đảng và Nhà nước hay các chủ trương, biê ̣n pháp nhằm bồi dưỡng phát triển các phẩm chất, năng lực cho mỗi người dân cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe, nghề nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến viê ̣c rèn luyê ̣n kỹ năng mềm của sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói riêng.

Các chı́nh sách, chı̉ thị của Bô ̣ Giáo dục và Đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, cách thức và phương hướng đào ta ̣o của các trường đại ho ̣c và nó ảnh hưởng gián tiếp đến viê ̣c rèn luyê ̣n của sinh viên trong quá trı̀nh ho ̣c tâ ̣p.

Ngày 28 tháng 02 năm 2014, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

Ngày 18/10/2016 của Thủ tướng chính phủ ra Quyết định 1982/QĐ-TTg về việc phê duyệt khung trình độ Quốc gia Việt Nam;

Các Thông tư và Quyết định trên đã tác động vào các trường đại học nhận thức về xu hướng nhà tuyển dụng ngày càng coi trọng kỹ năng mềm. Qua đó đã giúp các trường đại học điều chỉnh nô ̣i dung chuẩn đầu ra bao gồm cả chuẩn về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm . Chı̉ thi ̣ này được đưa xuống các trường đa ̣i ho ̣c, và yêu cầu các trường xây dựng mô ̣t chuẩn đầu ra cho từng ngành chuyên ngành đào ta ̣o khác nhau. Nó tác đô ̣ng đến phương pháp da ̣y của nhà trường để có thể đào tạo những sinh viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn đầu ra trong đó có yêu cầu về kỹ năng mềm . Đồng thời điều này giúp các bạn sinh viên nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của kỹ năng mềm.

4.2.2.2. Chính sách của Học viện

Trong Đề án Nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện giai đoạn 2016- 2021, được ký ngày 15/9/2016 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nêu rõ sự cần thiết và kế hoạch bổ sung các chuẩn về tin học, kỹ năng mềm đối với sinh viên. Nhằm mục tiêu đào tạo ra những đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng cao nhất nhu cầu của nhà tuyển dụng, Học viện phối hợp với các doanh nghiệp phát triển các chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên.

Để đáp ứng mục tiêu đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, ngày 25/7/2016, Học viện thành lập Trung tâm Đào tạo kỹ năng mềm là đơn vị trực thuộc Học viện, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc đơn vị sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học có thu, chi chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Học viện về các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

Các căn cứ pháp lý được đưa ra là:

- Quyết định số 873/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm cơ chế đổi mới hoạt động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015-2017;

- Quy định về quản lý hoạt động của các trung tâm, viện, công ty (Ban hành kèm theo Quyết định số 2704/QĐ-NNH ngày 30/10/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội);

- Quyết định 1026/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Nông nghiệp Việt Nam;

- Quyết định số 3563/QĐ-HVN ngày 12/11/2015 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam;

- Thông báo số 664/TB-HVN ngày 20/5/2016 của Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Học viện về việc kết luận họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo Học viện ngày 12/5/2016;

- Nghị quyết 18/NQ-ĐU ngày 15/9/2016 của Bí thư Đảng Ủy Học viện về Hội nghị lần thứ 17 Ban chấp hành Đảng bộ khóa XXIX;

- Quyết định số 2077/QĐ –HVN ngày 25/7/2016 về việc thành lập Trung tâm Đào tạo kỹ năng mềm của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam;

- Quyết định số 2811/QĐ-HVN ngày 15/9/2016 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam về việc ban hành Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Đào tạo kỹ năng mềm;

- Quyết định số 3043/QĐ-HVN ngày 29/9/2016 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Đào tạo kỹ năng mềm;

- Quyết định số 4073/QĐ-HVN ngày 12/12/2016 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam về việc ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng mềm;

- Kết luận cuộc họp ngày 12/02/2018 giữa Ban Giám đốc, và các Ban chức năng của Học Viện với ba Trung tâm: Đào tạo kỹ năng mềm, Tin học, Trung Tâm Ngoại ngữ và Đào tạo quốc tế về chuẩn hóa quy trình quản lý đào tạo và tài chính của ba trung tâm, dưới sự chủ trì của Giám đốc Học Viện PGS. TS. Nguyễn Thị Lan;

- Kết luận cuộc họp ngày 26/02/2018 giữa Ban Quản lý đào tạo với các Trung tâm Đào tạo kỹ năng mềm, Tin học, Ngoại ngữ và Đào tạo quốc tế, dưới sự chủ trì của GS.TS Nguyễn Xuân Trạch – Phó Giám đốc Học viện.

Qua đó có thể thấy rằng, Học viện rất quan tâm đến việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên, phấn đấu đào tạo ra những đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng cao nhất nhu cầu của nhà tuyển dụng. Đồng thời, các chính sách Học viện đưa ra đã tác động mạnh mẽ vào chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Học viện.

4.2.2.3. Năng lực của giảng viên đào tạo kỹ năng mềm

Việc học kỹ năng mềm không giống như dạy các môn chuyên ngành, đòi hỏi người dạy phải có khả năng truyền đạt và cách thức dạy cũng phải phù hợp để sinh viên có thể tiếp thu và thực hành tốt

Biểu đồ 4.7. Đánh giá của sinh viên về cách dạy kỹ năng mềm

Tổng kết khảo sát có đến 71 sinh viên (71%) đã đánh giá cách dạy kỹ năng mềm của Học viện hiện nay đã phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn 29 sinh viên (29%) vẫn có ý kiến ngược lại. Điều này Học viện cần phải xem xét kỹ hơn về phương pháp truyền đạt kỹ năng tới sinh viên..

Biểu đồ 4.8. Đánh giá của sinh viên về giảng viên dạy kỹ năng mềm của Học viện

Tổng kết khảo sát cho thấy 82 sinh viên (82%) đã đánh giá giảng viên dạy kỹ năng mềm đáp ứng được yêu cầu giảng dạy trong chỉ có 18 (18%) sinh viên chưa thấy hài lòng. Việc đào tạo kỹ năng mềm phụ thuộc nhiều yếu tố quyết định, cách dạy, truyền đạt của mỗi giảng viên cũng có thể khác nhau, và mỗi sinh viên cũng có cách tiếp nhận kiến thức khác nhau. Với đội ngũ giảng dạy hiện nay

của Học viện là các giảng viên có chuyên môn sư phạm tốt kết hợp với sự tham gia của các diễn giả nổi tiếng, lãnh đạo doanh nghiệp đã phần nào đáp ứng được việc truyền đạt kỹ năng mềm tới đa số sinh viên. Tuy nhiên Học viện cũng cần phải thường xuyên xem xét xây dựng các cách dạy khác nhau phù hợp các đối tượng sinh viên khác nhau như ở nông thôn, thành thị, sinh viên các ngành kỹ thuật, ngành kinh tế xã hội…

Bên cạnh đó, Giảng viên chuyên trách của Học viện về kỹ năng mềm thì đều chưa được đào tạo chuyên môn về kỹ năng mềm, chỉ có về tâm lý, hoặc khối kinh tế. Giảng viên thuê bên ngoài thì không phải ai cũng thực sự tốt như kỳ vọng, do mới triển khai đào tạo được 2 năm nên đội ngũ giảng viên còn vẫn đang luân phiên để đánh giá chọn lọc.

4.2.2.4. Thời gian học và tài chính đào tạo kỹ năng mềm

Đa số sinh viên đánh giá việc học theo hình thức tín chỉ không ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng ít đến việc đào tạo kỹ năng mềm. Việc học theo tín chỉ sẽ giúp cho sinh viên tự chủ động sắp xếp và cân đối lịch học cũng như môn học từng kỳ của mình. Tuy nhiên vẫn có 25% sinh viên cho rằng có ảnh hưởng đến việc học kỹ năng mềm, điều này các Khoa đặc biệt là trợ lý đào tạo cần có những hướng dẫn cụ thể trong việc đăng ký, sắp xếp môn học phù hợp.

Học phí là khoản tiền phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Học phí kỹ năng mềm sẽ được chi trả công cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy móc, thiết bị, vật liệu thực hành... Với mỗi lớp kỹ năng mềm khác nhau, thời lượng học và giảng viên khác nhau thì mức học phí cũng khác nhau. Mức chi trả cho cơ sở đào tạo thường cố định và rẻ do cơ sở vật chất có sẵn. Chi phí mời mời diễn giả nổi tiếng, doanh nhân thành đạt, giảng viên cao cấp thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí đào tạo. Mức học phí rẻ sẽ kéo theo nhiều sinh viên theo học, còn ngược lại với mức học phí cao sẽ cản trở nhu cầu học tập của sinh viên. Vì vậy học phí là một yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

Do mức học phí hiện nay của Học viện đang là mức tương ứng các ngành Kinh tế, Xã hội và rẻ hơn các trung tâm đào tạo bên ngoài. Hơn nữa, từ năm 2016 đến nay, học phí phí đào tạo kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo của Học viện không thay đổi, 54% tổng số sinh viên điều tra đánh giá mức học phí hiện theo quy định của Học viện là hợp lý. Chi phí chi trả cho các giảng viên bên ngoài Học viện tốn kém hơn các giảng viên cơ hữu nên mức học phí của Học

viện hiện tại được coi là hợp lý. Trong thời gian tới Học viện cũng cần tuyên truyền giải thích cho sinh viên hiểu để thấy được lợi ích của việc học kỹ năng mềm tại Học viện, tránh các em học bên ngoài với chi phí đắt mà hiệu quả không được đảm bảo.

Biểu đồ 4.9. Đánh giá mức học phí học kỹ năng mềm

Đối với chương trình đào tạo ngoài của Trung tâm Kỹ năng mềm, thực tế hiện nay chỉ ra hiện nay các khóa học ngoài còn chưa đa dạng, mức học phí chưa được xây dựng thành biểu phí cố định nên ảnh hưởng không nhó đến quyết định đăng ký học kỹ năng mềm của sinh viên Học viện. Hiện mới tổ chức được một số chương trình nhỏ lẻ cho học sinh tiểu học là chủ yếu. Một số lớp tổ chức cho sinh viên với mức thu tương ứng với mức tiền Do đó, đề tài nghiên cứu đánh giá của sinh viên Học viện về mức học phí đào tạo 1 khóa học kỹ năng mềm ngoài chương trình học để nắm bắt nhu cầu về học phí đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên học viện nông nghiệp việt nam (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)