Một số giải pháp tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên học viện nông nghiệp việt nam (Trang 93)

4.3.2.1. Tạo môi trường nâng cao nhận thức, nhu cầu và kỳ vọng cho sinh viên trong rèn luyện kỹ năng mềm

Vì hạn chế thời lượng lên lớp, giảng viên cần có một quỹ thời gian mở để tiếp xúc, hướng dẫn sinh viên, sẵn sàng giải đáp thắc mắc, trao đổi thêm khi sinh viên cần, kết hợp các kênh liên hệ khác như mail, điện thoại… Điều này sẽ đảm bảo quá trình tự học của sinh viên được thúc đẩy, định hướng đúng mức giúp sinh viên chủ động và tự tin hơn.

Họp nhóm là một công việc quan trọng trong học tập theo hình thức tín chỉ, họp nhóm giúp sinh viên rèn luyện nhiều kỹ năng mềm quan trọng và cần thiết. Vì vậy nếu Học viện cần có những phòng học dành riêng cho việc họp nhóm, làm bài tập nhóm để sinh viên có nhiều thời gian hơn để làm việc cùng nhau từ đó mang lại hiệu quả cao trong làm việc nhóm, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất.

Các hoạt động của Đoàn, Hội sinh viên, các câu lạc bộ đội nhóm trong Học viện giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên. Học viện nên có chính sách khuyến khích hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên, có những hình thức khen thưởng đối với câu lạc bộ hoạt động tốt, tích cực. Đó sẽ là một biện pháp giúp

sinh viên hứng thú tham gia hoạt động từ đó giúp sinh viên năng động hơn, tự tin hơn với những kỹ năng đã được rèn luyện.

Đối với tân sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ với cách học ở trường đại học cũng như chưa nhận thức rõ được kỹ năng mềm là gì? Nó cần thiết như thế nào? Và có cần rèn luyện những kỹ năng mềm đó hay không? Rèn luyện những kỹ năng mềm đó như thế nào?... Học viện cần tổ chức những buổi hướng dẫn kỹ năng mềm cho tân sinh viên đầu kỳ học đầu tiên để hỗ trợ thông tin cũng như trang bị cho sinh viên những kỹ năng hòa nhập, thích nghi.Trong buổi hướng dẫn này có thể đó là sự chia sẻ của thầy cô, của các anh chị sinh viên có thành tích tốt trong rèn luyện kỹ năng mềm cũng như sự chia sẻ của các doanh nghiệp về những kỹ năng mềm mà doanh nghiệp cần ở các bạn sinh viên. Những buổi hướng dẫn đó chính là động lực, là con đường giúp các bạn tân sinh viên rèn luyện cho bản thân những kỹ năng mềm quan trọng, cần thiết nhanh nhất với sự say mê rèn luyện để phục vụ cho chính công việc sau này.

Sau những môn học về kỹ năng mềm bổ ích được học ở trường, sinh viên đều muốn vận dụng những kỹ năng đó vào thực tế cuộc sống. Tuy vậy giữa lý thuyết và thực hành có nhiều sự khác nhau khiến các bạn sinh viên gặp khó khăn rất nhiều trong việc áp dụng những kỹ năng đã được học, rèn luyện vào thực tế. Những chương trình tập huấn kỹ năng giành cho các bạn sinh viên có lẽ sẽ giúp các bạn sinh viên rất nhiều trong việc áp dụng lý thuyết vào thực hành. Trong những buổi tập huấn đưa ra các tình huống cụ thể mà các bạn sinh viên sẽ gặp phải trong môi trường làm việc sau này và yêu cầu các bạn giải quyết tình huống với những kỹ năng đã học được. Đồng thời các buổi tập huấn cũng là lúc sinh viên được tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp cụ thể và những kỹ năng mà các chủ doanh nghiệp áp dụng để xây dựng và phát triển công ty của mình….Những buổi tập huấn như vậy đảm bảo sinh viên trong môi trường làm việc sau này sẽ phát huy và vận dụng một cách tốt nhất những kỹ năng mềm đã được học và rèn luyện.

4.3.2.2. Xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo phù hợp

Chương trình đào tạo kỹ năng mềm của Học viện cần thường xuyên rà soát, đổi mới và áp dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới. Chương trình đào tạo cần gắn chặt lý thuyết với thực tiễn và những bài tập thực hành chuẩn mực để sinh viên có thể nhận thức rõ ràng được kỹ năng, sự cần thiết

và cách để rèn luyện kỹ năng cho bản thân. Bài kiểm tra đánh giá cần gắn với các hoạt động thực tế như lập kế hoạch học tập chi tiết, tìm kiếm và đi làm thêm công việc phù hợp với khả năng, có bài thuyết trình chia sẻ trên mạng xã hội, youtube được đón nhận... Bên cạnh thời gian trên lớp, chương trình đào tạo có 1/3 thời gian cho sinh viên tự học tại nhà, Học viện cần tận dụng thời gian này để hướng dẫn sinh viên thực tập lại kỹ năng đã được học và hoàn thiện trước khi thi. Tổ chức lớp học kỹ năng mềm Học viện cần xem xét giảm sĩ số lớp về khoảng 30 sinh viên/lớp để đảm bảo giảng viên có thể theo dõi và hướng dẫn từng sinh viên. Sĩ số lớp quá đông sẽ dễ dẫn tới sinh viên không có nhiều thời gian để tự mình thực hành và có nhận xét góp ý từ phía giảng viên, điều này là rất vô cùng cần thiết. Nếu tính hiệu quả không cao thì sinh viên sẽ có xu hướng học cho xong và không tiếp tục theo học các kỹ năng mềm khác.

Việc sắp xếp và tổ chức lớp học kỹ năng mềm Học viện cần lên kế hoạch chi tiết để sinh viên có thể được trang bị kỹ năng thích hợp vào thời gian phù hợp. Trợ lý đào tạo các khoa và các nhân viên của Trung tâm Kỹ năng mềm cần làm tốt công tác tư vấn cho sinh viên trong việc đăng ký môn học. Như đối với sinh viên năm đầu thì cần lựa chọn học kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, các năm tiếp theo thì cần trang bị kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo bản thân, còn năm cuối thì phải học kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng hội nhập quốc tế.

4.3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

Giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các bạn sinh viên có cách rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả thông qua mỗi môn học, tiết học. Giảng viên luôn chú trọng đến việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua việc giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm, khuyến khích việc sinh viên có phương pháp học tập hiệu quả sáng tạo, hướng dẫn sinh viên tích cực tham gia công việc nhóm và làm việc nhóm cũng như chủ động nêu lên ý kiến cá nhân qua những tiết học trên lớp và giờ thảo luận. Nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các giảng viên sẽ giúp các bạn sinh viên thích thú hơn trong mỗi môn học và có ý thức hơn trong việc rèn luyện những kỹ năng mềm để không phụ lại sự chỉ bảo tận tâm của các giảng viên. Điều này đòi hỏi Đội ngủ giảng viên giảng dạy môn kỹ năng mềm có kiến thức chuyên sâu sẽ giúp

các bạn sinh viên nắm bắt được tốt hơn, hiểu sâu hơn về môn kỹ năng đó cũng như sẽ có đam mê hơn trong việc rèn luyện những kỹ năng.

Học viện cần xây dựng và tuyển dụng đội ngũ giảng viên cơ hữu có chuyên môn và kinh nghiệm trong đào tạo kỹ năng mềm. Với từng kỹ năng mềm khác nhau cần có giảng viên chuyên môn và phương pháp giảng dạy phù hợp. Bên cạnh đó, hàng năm Học viện cần thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng sư phạm, bổ sung thêm phương pháp giảng dạy kỹ năng mới cho đội ngũ giảng viên từ các chuyên gia trong và ngoài nước.

Khác với kỹ năng cứng đòi hỏi giảng viên phải là người có chuyên môn rất tốt, kỹ năng mềm lại đòi hỏi giảng viên là người có khả năng truyền đạt và truyền cảm hứng cho sinh viên. Học viện cần phát hiện và mời các giảng viên cao cấp, diễn giả nổi tiếng và lãnh đạo doanh nghiệp có uy tín để chia sẻ kinh nghiệm cũng như trải nghiệm thực tế gắn với lý thuyết kỹ năng sinh viên được học. Số lượng buổi chia sẻ có thể không nhiều nhưng cần tổ chức hàng kỳ hoặc hàng quý sao cho tối đa sinh viên có thể đến và tiếp nhận. Với mỗi đối tượng sinh viên như năm đầu và năm cuối cũng cần được chia sẻ những chủ đề, kỹ năng khác nhau.

4.3.2.4. Hoàn thiện cơ sở vật chất đào tạo kỹ năng mềm

Học viện trong thời gian tới cần tăng cường đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất như xây dựng phòng cố định cho hoạt động đào tạo kỹ năng mềm, tăng cường số lượng phòng để mở các lớp đào tạo ngoại khóa giúp sinh viên có thể chủ động sắp xếp thời gian học.

Bên cạnh đó Học viện cần trang thiết bị đào tạo cho trung tâm đào tạo Kỹ năng mềm như máy tính cố định, hệ thống wifi tốt, máy quay, máy chiếu để hỗ trợ giảng viên trong quá trình dạy và thực hành. Việc có phòng riêng được trang bị đầy đủ học cụ sẽ giúp giảng viên tiết kiệm được thời gian chuẩn bị, sinh viên sẽ có thói quen nhận biết khu vực dành riêng cho đào tạo kỹ năng mềm, từ đó có ý thức về việc cần tiếp tục học kỹ năng mềm khác khi có nhu cầu.

4.3.2.5. Tăng cường truyền thông về đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

Để tăng cường thu hút người học trong và ngoài Học viện biết đến trung tâm Kỹ năng mềm, bên cạnh việc trung tâm đã cho xây dựng logo, slogan, website để giới thiệu về các khóa học. Nội dung xây dựng trẻ trung, hấp dẫn hướng tới sự đa dạng về người học: học sinh, sinh viên, người đi làm.... Cần phải

đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tổ chức nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu người học để hoàn thiện hơn các gói sản phẩm đã thực hiện, xây dựng các gói sản phẩm có tiềm năng để có định hướng phát triển tốt nhất, đảm bảo chất lượng đào tạo như tour trải nghiệm nông nghiệp công nghệ cao tại Học viện.

Cụ thể hóa các kế hoạch quảng bá thương hiệu qua kênh website, fanpage facebook, xây dựng và hoàn thiện các video clips giới thiệu hình ảnh Trung tâm, các gói sản phẩm dịch vụ,...

Tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các đơn vị ngoài Học viện, với các chuyên gia về đào tạo kỹ năng mềm để quảng bá hình ảnh thương hiệu ra cộng đồng tham gia vào lĩnh vực đào tạo kỹ năng mềm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi có kết luận như sau:

Như vậy với yêu cầu đặt ra trong cuộc sống và trong sự phát triển kinh tế đã cho thấy được tầm quan trọng của các kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm giúp sinh viên tự tin, năng động giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn để thành công trong công việc cũng như làm chủ được cuộc sống của mình. Kỹ năng mềm quan trọng là thế song thuật ngữ “kỹ năng mềm” vẫn còn là điều khá mới mẻ với nhiều bạn sinh viên.

Sinh viên của Học viện cũng đã tự ý thức được tậm quan trọng của kỹ năng mềm trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn tồn tại trình trạng sinh viên ít chú ý đến tầm quan trọng của kỹ năng mềm cũng như việc rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân. Không ít suy nghĩ của các bạn sinh viên cho rằng kỹ năng mềm là tự có và tự hoàn thiện, hay kỹ năng mềm là tài năng bẩm sinh của mỗi người. Việc nhận thức, xác định nhu cầu, kỳ vọng từ đó ý thức việc rèn luyện kỹ năng mềm trong sinh viên rất quan trọng.

Hoạt động đào tạo kỹ năng mềm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam được đa số sinh viên, giảng viên đánh giá tích cực. Số lượng các môn học bắt buộc phải hoàn thành được các đối tượng khảo sát đánh giá phù hợp. Đội ngũ giảng viên được sinh viên đánh giá cao, có trình độ bằng cấp chuyên môn tốt và phương pháp giảng dạy được yêu thích. Các yếu tố về chính sách, cơ sở vật chất, thời gian học và học phí, chất lượng đào tạo cũng ảnh hưởng nhiều đến quyết định lựa chọn đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên. Công tác tuyên truyền quảng bá các khóa học của trung tâm Kỹ năng mềm còn chưa được thực hiện bài bản, rầm rộ nên số lượng lớp kỹ năng bên ngoài chương trình đào tạo chưa được tổ chức nhiều.

Qua nghiên cứu của đề tài, cần đẩy mạnh các công tác về nâng cao chất lượng giảng viên đào tạo kỹ năng mềm, tăng cường cơ sở vật chất và tổ chức thời gian học phù hợp cho sinh viên sẽ giúp tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

5.2. KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hiệu quả đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên các Khoa tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: bản thân sinh viên, người thân (cha mẹ, anh chị,...), sự quan tâm của nhà tuyển dụng, cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo, giảng viên tham gia giảng dạy, các học giả, phương pháp giảng dạy. Để nâng cao hiệu quả đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, một vài gợi ý kiến nghị đến các cấp như sau:

•Đối với nhà nước

-Nên xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo kỹ năng mềm từ cấp tiểu

học, với mỗi cấp sẽ được trang bị các kỹ năng khác nhau. Điều này sẽ giúp thế hệ trẻ được đào tạo bài bản, tránh được việc học thụ động, phát hiện và bồi dưỡng được những cá nhân có kỹ năng xuất sắc.

-Khuyến khích các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tăng cường các hoạt động phát triển kỹ năng, thay đổi cách dạy học tương tác 1 chiều.

•Đối với Học viện

-Thường xuyên cập nhật và đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập và đáp ứng yêu cầu xã hội. Để làm được việc này một cách hiệu quả, một vài nội dung có liên quan đến chương trình cần được quan tâm đúng mức:

+ Thực hiện khảo sát nhu cầu thị trường (cung và cầu) lao động, xác định nhu cầu về kỹ năng mềm sinh viên cần từ nhà tuyển dụng và nhu cầu của xã hội.

+ Đánh giá khả năng đáp ứng lao động thông qua chất lượng giảng dạy và đào tạo kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cho sinh viên các Khoa trong Học viện.

+ Mở các lớp kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu của sinh viên và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện để sinh viên vừa đảm bảo kiến thức chuyên môn vừa đáp ứng nhu cầu về kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc năng động sáng tạo.

+ Đảm bảo chất lượng đào tạo liên quan đến hình thức truyền đạt, hình thức đánh giá, bố trí phòng học, nguồn tài liệu và mong muốn cho sinh viên. Đặc biệt, Trung tâm Đảm bảo chất lượng nên khảo sát đánh giá của người dạy và người học về chất lượng đào tạo từng môn học, chuyên ngành và các kỹ ngăng

mềm sau khi kết thúc môn học. Sự đánh giá khách quan từ người dạy và người học chính là cơ sở khoa học cho Học viện nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn và kỹ năng cho sinh viên.

-Tổ chức số lượng sinh viên 1 lớp kỹ năng mềm là 30-40 sinh viên để đảm bảo chất lượng đàotạo, tất cả sinh viên đều được tham gia và thực hành kỹ năng.

-Đào tạo chuyên sâu về kỹ năng mềm đối với một số chuyên ngành bắt

buộc để đảm bảo khả năng làm việc tốt của các sinh viên. Điều này rất quan trọng cho việc đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và nhu cầu của xã hội trên các đối tượng có chuyên môn đặc biệt chẳng hạn như sinh viên ngành Sư phạm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên học viện nông nghiệp việt nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)