Nội dung nghiên cứu tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên học viện nông nghiệp việt nam (Trang 34 - 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Nội dung nghiên cứu tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

2.1.4.1. Xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng mềm

Qua nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực phát triển chương trình đào tạo, có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo nghĩa rộng, chương trình đào tạo của một trường là tất cả các khóa học được cung cấp. Ở các

nước phát triển, chương trình đào tạo được xác định là tập hợp các học phần mà nhà trường cung cấp, tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn mà sinh viên muốn theo đuổi. Một số quốc gia đang phát triển lại xem chương trình đào tạo là tập hợp các chuyên đề hay môn học được quy định cho khóa học mà người học phải thực hiện để đạt được trình độ giáo dục đó.

Ở các trường đại học Việt Nam, chương trình đào tạo được hiểu là một tập hợp các học phần được thiết kế cho một ngành đào tạo nhằm bảo đảm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp sau này. Ở khía cạnh rộng hơn, chương trình đào tạo còn được hiểu bao gồm cả những chuyên đề không được cung cấp trong nhà trường mà người học được yêu cầu phải tích lũy đủ kiến thức và kỹ năng (ví dụ như các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học…).

Chương trình đào tạo kỹ năng mềm là toàn bộ các học phần và các hoạt động được nhà trường xây dựng nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với chuyên ngành lựa chọn. Mỗi môn Kỹ năng mềm sẽ thuộc các mô-đun khác nhau, với số tín chỉ được quy định theo số giờ giảng, khối lượng kiến thức lý thuyết, thực hành được phân bổ cụ thể. Đề cương chi tiết của từng học phần phải thể hiện rõ số lượng tín chỉ, điều kiện tiên quyết (nếu có), nội dung lý thuyết và thực hành, cách thức đánh giá học phần, giáo trình, tài liệu tham khảo và điều kiện thí nghiệm, thực hành, thực tập phục vụ học phần.

Với mỗi môn học kỹ năng mềm việc xây dựng chương trình đào tạo là rất quan trọng, để tăng tính chuyên sâu về môn học, đảm bảo sự cân đối giữa lý thuyết với thực hành và đặc biệt là phải gắn với thực tiễn chuyên môn, thực tế xã hội. Sau khi xác định được đối tượng đào tạo, mục tiêu đào tạo, đi xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng cần đào tạo cũng như mục tiêu đào tạo.

2.1.4.2. Tổ chức thực hiện đào tạo kỹ năng mềm

a. Đơn vị tổ chức

Tại mỗi trường chức năng đào tạo kỹ năng mềm được giao cho các đơn vị, phòng ban, trung tâm khác nhau phụ trách như: phòng công tác sinh viên, trung tâm đào tạo và liên kết quốc tế, trung tâm kỹ năng mềm… Hình thức tổ chức có thể là bắt buộc hoặc tự nguyện, tổ chức theo các lớp inhouse số lượng ít hoặc hội trường lớn với hàng trăm sinh viên. Các môn học được tính vào điểm tích lũy hoặc là điều kiện để xét tốt nghiệp ra trường.

Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một năm học có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường. Khác với hı̀nh thức đào ta ̣o theo niên chế, đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viên không đăng ký sẽ không có lịch học. Để làm được việc đó sinh viên phải nghiên cứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường như quyển niên giám, sổ tay sinh viên, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phần học song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp… để có thể đăng ký lịch học cho từng học kỳ cho phù hợp. Vì vâ ̣y mà đào tạo theo tı́n chı̉ yêu cầu sinh viên phải nắm rõ chương trình ho ̣c, nô ̣i dung đào tạo. Ngoài ra các ba ̣n sinh viên được chủ đô ̣ng sắp xếp li ̣ch ho ̣c cho phù hợp với bản thân. Viê ̣c đó giúp ı́ch rất nhiều cho các ba ̣n sinh viên trong rèn luyê ̣n kỹ năng lâ ̣p kế hoa ̣ch và tổ chức công viê ̣c và bắt đầu bằng chı́nh viê ̣c lên kế hoa ̣ch học tâ ̣p cho chı́nh bản thân.

Với hình thức đào tạo tı́n chı̉, thời gian có mặt ở trên lớp giảm đi 1/3 thay vào đó là thời gian tự học phải tăng lên vì vậy để đảm bảo chất lượng thì phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Phải giảng dạy bằng phương pháp tích cực. Để đáp ứng được yêu cầu này sinh viên phải nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp, giảng viên phải tăng cường cho sinh viên tự học ngay trên lớp bằng các biện pháp như nêu ra các vấn đề của bài giảng để sinh viên tìm ra cách giải quyết theo định hướng của giảng viên để sinh viên có thói quen tự học. Có thể nói trong đào tạo theo tín chỉ, đối với sinh viên tự học là vấn đề quan trọng nhất, sinh viên phải tự học ngay trên lớp, lên lớp là làm việc thực sự (chứ không phải đi nghe giảng, dự giờ). Muốn tự học trên lớp có hiệu quả sinh viên phải tự đọc tài liệu trước, không chỉ đọc giáo trình mà phải đọc tài liệu có liên quan, không phải đọc cả quyển tài liệu mà chỉ đọc những vấn đề trực tiếp liên quan đến bài giảng. Các vấn đề liên quan đều phải được đánh dấu lại, ghi chép lại hoặc có chỉ dẫn rõ ràng để khi cần lập tức có thể tra cứu được ngay. Phương thức ho ̣c mới này, chı́nh là đang giúp sinh viên rèn luyê ̣n kỹ năng ho ̣c và tự ho ̣c. Mỗi môn ho ̣c, các ba ̣n sinh viên được chia thành từng nhóm và được giao đề tài thảo luâ ̣n theo nhóm. Các thành viên trong nhóm có nhiê ̣m vu ̣ cùng bàn ba ̣c thảo luâ ̣n đề tài. Để có mô ̣t bài thảo luâ ̣n

hoàn chı̉nh và được đánh giá cao, các thành viên trong nhóm phải có sự thống nhất ý kiến về bài thảo luâ ̣n và có sự phân công công viê ̣c rõ ràng phù hợp với khả năng và sở trường của từng người. Hı̀nh thức thảo luâ ̣n theo nhóm này giúp các ba ̣n sinh viên được làm quen và dần dần hı̀nh thành kı̃ năng làm viê ̣c theo nhóm, biết phát huy sức ma ̣nh tâ ̣p thể. Hơn thế nữa, giờ thảo luâ ̣n trên lớp còn ta ̣o điều kiê ̣n cho các ba ̣n sinh viên có cơ hô ̣i thuyết trı̀nh trước đám đông và trở nên tự tin hơn.

b. Cơ sở vật chất

Với hình thức đăng ký học tín chỉ, việc đăng ký học các lớp kỹ năng mềm sẽ do sinh viên tự lựa chọn lớp, thầy cô, thời gian học, địa điểm học theo lịch của trường. Để đảm bảo cơ sở vật chất số lượng sinh viên không được đăng ký quá số lượng của mỗi lớp được quy định. Nếu số lượng sinh viên đăng ký học phần thấp hơn số lượng sinh viên tối thiểu thì lớp học sẽ không được tổ chức và sinh viên phải chuyển sang đăng ký học những học phần kỹ năng mềm khác có lớp nếu chưa đủ khối lượng học tập tối thiểu cho mỗi học kỳ theo quy định của Học viện.

c. Giảng viên

Trong trường đại học, cao đẳng giảng viên là những người truyền đạt kiến thức cho sinh viên trực tiếp. Phương pháp giảng dạy, cách thức thông tin của giảng viên giúp cho sinh viên có thể tiếp thu được kiến thức một cách dễ dàng. Bời thế giảng viên cần được trang bị kiến thức tổng quan về kỹ năng mềm, có khả năng dẫn dắt

2.1.4.3. Giám sát đào tạo kỹ năng mềm

Giám sát một chương trình/ hoạt động là việc thu thập dữ liệu định kỳ để đo lường tiến độ thực hiện chương trình/ hoạt động đó nhằm đạt được mục tiêu của chương trình. Giám sát được sử dụng để theo dõi những thay đổi trong khi thực hiện chương trình. Mục đích để cho phép các bên liên quan đưa ra quyết định tùy thuộc vào tính hiệu quả của chương trình và hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực. Giám sát đôi khi còn được gọi là đánh giá quá trình bởi vì nó tập trung vào quá trình thực hiện và đặt ra các câu hỏi then chốt:

- Chương trình được triển khai tốt ở mức độ nào?

- Có sự khác biệt nào khi triển khai chương trình ở địa điểm này so với ở địa điểm khác?

- Chương trình có mang lại lợi ích cho đúng đối tượng không? Và với chi phí bao nhiêu?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên học viện nông nghiệp việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)