Kinh nghiệm tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên học viện nông nghiệp việt nam (Trang 49)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

2.2. Cơ sở thực tiễn về việc tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

2.2.2. Kinh nghiệm tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên của một số

số quốc gia trên thế giới

Các quốc gia phát triển ở châu Âu, châu Mỹ lẫn châu Á luôn đặt nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho sinh viên và công dân lên hàng đầu. Tất cả đều nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao, đồng thời giúp công dân có mức thu nhập cao và thành đạt. Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học trên thế giới thì cho rằng: Để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%.Thực tế cho thấy các trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard, Stanford... cũng không bao giờ rộng cửa nếu sinh viên nộp hồ sơ vào không có thành tích hoạt động xã hội.

Thực tế quan sát ở nước ngoài cho thấy: Sinh viên đa ̣i ho ̣c của các trường đa ̣i ho ̣c ở Mỹ luôn rất tích cực và chủ đô ̣ng trong các hoa ̣t đô ̣ng ngoa ̣i khóa hay hoa ̣t đô ̣ng xã hô ̣i của nhà trường dù là bắt buộc hay tự nguyện, dù có được trả tiền hay không đươ ̣c trả tiền. Các hình thức hoa ̣t động cũng phong phú, nhiều khi chı̉ đơn giản như đến giúp sắp xếp giấy tờ trong mô ̣t văn phòng nào đó của nhà trường vào một giờ rảnh, hay tham gia tổ chức các sự kiê ̣n nào đó của nhà trường. Đến một số trường (kể cả các trường ở Châu Á) ta còn thấy, khách thăm trường được sinh viên tổ chức đón tiếp, đưa đi thăm quan trường, thăm quan thành phố, tổ chức biểu diễn văn nghê ̣, và nấu ăn đãi khách. Các hoa ̣t đô ̣ng này được sinh viên các nước tổ chức rất chuyên nghiê ̣p và sáng ta ̣o. Có lẽ đây chı́nh là mô hı̀nh mà chúng ta chưa ho ̣c hỏi được.

Ở Mỹ, nơi lòng say mê sáng tạo đã được coi như kim chỉ nam của mọi thành công, sinh viên luôn phải tự tìm cách nghiên cứu hay giải quyết lấy mọi vấn đề mà học tập đặt ra. Chẳng hạn như kỳ thi tuyển đặc biệt vào trường đại học

Oxford (Mỹ), Giáo sư chỉ cầm một tờ báo đọc sau khi đã yêu cầu cậu thí sinh hãy làm điều gì đó làm ông bất ngờ nhất, nhằm đo chỉ số IQ của anh ta. Sau vài giây suy nghĩ, anh bèn châm lửa đốt tờ báo và rồi ung dung bước vào trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ. Ví dụ trên đây luôn coi là ví dụ tiêu biểu nhất cho việc đề cao năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên Mỹ. Điều này nói lên sự thông minh, can đảm để đạt đến thành công trong cuộc sống.

Trái với Mỹ, phương pháp tạo dựng năng lực tư duy sáng tạo cho sinh viên ở Nhật lại khác hẳn. Sinh viên chỉ sáng tạo sau khi tư duy đã chín muồi. Nói cách khác, sinh viên Nhật phải tích lũy một khối lượng kiến thức cần thiết trước khi có thể có những sáng tạo một cách đúng nghĩa. Tuy nhiên, trên thực tế, khi bước vào quá trình sáng tạo theo kiểu ngẫu hứng như sinh viên Mỹ, năng lực tư duy sáng tạo của họ rất bị hạn chế và họ buộc phải tuân theo những điều thuộc về nguyên tắc và vốn là truyền thống của đất nước mặt trời mọc.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiền thân là Trường Đại học Nông lâm, được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956 theo Nghị định số 53NL-CP-NĐ của Bộ Nông Lâm. Đó là một trong 4 truờng đại học được thành lập đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau ngày miền Bắc được giải phóng. Nhận rõ tầm quan trọng của nông nghiệp đối với sự phát triển của đất nước, Bác Hồ đã trực tiếp cử một số cán bộ Đảng viên và trí thức yêu nước về xây dựng Trường. Trong thời kỳ mới thành lập, Trường chỉ có 3 khoa với 4 ngành đào tạo, 27 giáo viên, 1 chi bộ, 467 sinh viên; cơ sở vật chất hết sức nghèo nàn, thiếu thốn giảng đường, phòng thí nghiệm chỉ là tranh, tre, nứa, lá; phòng thực tập mới có vài chiếc kính hiển vi đơn sơ.

Kể từ khi thành lập đến nay, Trường/Học viện đã trải qua nhiều thay đổi về tổ chức, tên gọi để đáp ứng các nhiệm vụ chính trị của ngành NN&PTNT, đồng thời liên tục san sẻ sức người, sức của để góp phần hình thành và phát triển mạng lưới các trường đại học, các viện nghiên cứu khối nông lâm ngư trên khắp mọi miền đất nước. Khi mới được thành lập Trường có tên gọi là Trường Đại học Nông lâm (1956-1958), nhưng sau đó Trường đã tiếp nhận một số Viện Nghiên cứu của Bộ Nông Lâm để hình thành Học viện Nông lâm (1958-1963). Để đáp ứng nhiệm vụ chính trị mới, một bộ phận quan trọng của Học viện lại được sáp nhập với một số đơn vị khác của Bộ để xây dựng Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1963), rồi Khoa Lâm nghiệp được tách ra để thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp (1965), Khoa Thuỷ sản được tách ra thành Trường Đại học Thuỷ sản (1966), từ đây trường mang tên Trường Đại học Nông nghiệp. Năm 1967, Trường san sẻ lực lượng để thành lập Trường Đại học Nông nghiệp 2 (nay là Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế) và Trường mang tên mới là Trường Đại học Nông nghiệp 1. Năm 1970, Trường lại san sẻ lực lượng để thành lập Trường Đại học Nông nghiệp 3 (nay là Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên). Sau ngày thống nhất đất nước, Trường đã cử hàng trăm cán bộ vào tiếp quản và xây dựng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Huế, Trường Đại học Nông nghiệp 4 (nay là Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh), Trường

Đại học Cần Thơ… Sau Nghị quyết số 73-HĐBT ngày 12/7/1983 của Hội đồng Bộ trưởng, Trường Đại học Nông nghiêp 1 đã được chuyển từ Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp quản lý vào tháng 5/1984. Ngày 14/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 283/QĐ-TTg đổi tên Trường thành Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đến năm 2014, theo Quyết định số 441/QĐ-TTg ngày 28/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội sau 30 năm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ quản của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Bộ máy quản lý của Học viện hiện được tổ chức theo 3 cấp: Đảng ủy, Hội đồng Học viện, Ban Giám đốc - Khoa/viện/trung tâm, phòng/ban - Bộ môn/tổ công tác, trong đó Khoa là đơn vị gắn liền với các ngành và chuyên ngành đào tạo, viện/trung tâm chủ yếu là nghiên cứu và dịch vụ, các phòng/ban là các đơn vị chức năng tham mưu của Ban giám đốc.

Thực hiện cơ cấu tổ chức trên, hiện nay Học viện có 15 khoa, 15 phòng ban chức năng, 4 viện, 2 công ty, 16 trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ và phục vụ trực thuộc Học viện và trên 70 bộ môn và tương đương thuộc khoa. Cơ cấu tổ chức như trên đã giúp Học viện Nông nghiệp Việt Nam vận hành ổn định.

3.1.3. Tầm nhìn sứ mệnh

3.1.3.1. Tầm nhìn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành Đại học tự chủ, đa ngành, đa phân hiệu theo mô hình của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực; trung tâm xuất sắc của quốc gia, khu vực về đổi mới sáng tạo trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tri thức và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3.1.3.2. Sứ mệnh

Sứ mạng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới trong lĩnh vực nông nghiệp & Phát triển nông thôn; đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước.

3.1.3.3. Nhiệm vụ

-Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và các trình độ khác;

-Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

-Chuyển giao công nghệ và phục vụ xã hội.

3.1.3.4. Giá trị cốt lõi

-Đoàn kết (Solidarity): “Đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng để tiến bộ mãi”.

-Đạo đức (Morality): trên nền tảng đạo đức tiến bộ và đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.

-Đi đầu (Advancement): phấn đấu đi đầu về đào tạo và khoa học công nghệ. -Đáp ứng (Response): nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của xã hội.

-Đẳng cấp (Transcendence): bằng các sản phẩm có đẳng cấp vượt trội.

3.1.4. Kết quả đào tạo và Nghiên cứu khoa học

3.1.4.1. Kết quả Đào tạo

Hiện tại, Học viện có 06 ngành đào tạo trình độ Cao đẳng, 68 ngành và chuyên ngành đào tạo trình độ Đại học, 20 chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sỹ và 16 chuyên ngành đào tạo trình độ Tiến sỹ thuộc 5 nhóm ngành I, III, IV, V, VII. Tất cả các ngành đào tạo đều nằm trong danh mục cấp IV do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Từ năm 2011 đến nay, Học viện đã mở thêm 05 Chương trình đào tạo mới gồm 01 Chương trình đào tạo trình độ đại học và 04 Chương trình đào tạo trình độ Thạc sỹ trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu nhân lực, Học viện đã xây dựng thêm 08 Chương trình đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp (POHE).

Số lượng sinh viên hiện tại đang theo hoc tại 14 khoa chuyên môn của Học viện vào tháng 7 năm 2018 là 21.968 sinh viên trong đó:

+ Hệ đào tạo đại học: 21.443 sinh viên + Hệ đào tạo cao đẳng: 404 sinh viên + Hệ vừa học vừa làm là 121 sinh viên.

Sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đến từ nông thôn chiếm tỷ trọng lớn so với thành phố vì thế việc học tập các kỹ năng mềm từ khi còn học

Bảng 3.1. Số lượng sinh viên các Khoa tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khoa Số lượng

(sinh viên)

Tỷ trọng (%)

Khoa Chăn nuôi 1895 8.63

Khoa Cơ – Điện 1661 7.56

Khoa Công nghệ sinh học 989 4.50

Khoa Công nghệ thông tin 812 3.70

Khoa Công nghệ thực phẩm 1396 6.35

Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh 2302 10.48 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn 2584 11.76

Khoa Lý luận chính trị và Xã hội 390 1.78

Khoa Môi trường 1173 5.34

Khoa Nông học 2833 12.90

Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ 179 0.81

Khoa Quản lý đất đai 1552 7.06

Khoa Thú y 3908 17.79

Khoa Thủy sản 294 1.34

Tổng cộng 21968 100

Nguồn: Báo cáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam (7/2018) cấp 3 là ít hơn so với một số trường trong nội thành.

3.1.4.2. Kết quả nghiên cứu khoa học

Là một trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn chú trọng đến việc phát triển nghiên cứu khoa học đối với giảng viên và sinh viên trong trường. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển Học viện đã chủ trì nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng và trong cả nước. Từ 500 nhiệm vụ giai đoạn 2000 - 2005 lên đến trên 1500 nhiệm vụ giai đoạn 2011 - 2017, với tổng kinh phí gần 800 tỷ đồng. Học viện cũng tham gia chủ trì và tham gia một số chương trình

trọng điểm Quốc gia như: Chương trình Khoa học – Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Chương trình Khoa học – Công nghệ phát triển vùng Tây Bắc; Chương trình vacxin; Chương trình sản phẩm quốc gia: Lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, sữa và thịt bò...

Trong những năm qua, Học viện đã triển khai hơn 50 dự án, mô hình KH- CN tại nhiều địa phương như Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Điện Biên, Nghệ An, Nam Định, Yên Bái, Bắc Kạn, Thanh Hóa… Tại Hà Nội. mô hình ứng dụng máy gặt đập mini, hệ thống máy canh tác đồng bộ khoai tây, mô hình trồng chuối tây lai, trồng hoa cúc vạn thọ lùn… được triển khai và nhận được sự tiếp nhận của bà con nông dân. Tại Hà Nam, mô hình sản xuất rau hữu cơ, mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, mô hình sản xuất hạt giống lúa lai… được triển khai tại địa phương này. Tại Bắc Ninh, Học viện đã triển khai mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ xây dựng nông thôn mới và đề xuất giải pháp, mô hình sản xuất khoai tây giống, mô hình sản xuất giống lúa mới…). Tại Bắc Giang, Học viện đã nghiên cứu và phát triển bưởi Diễn tại Hiệp Hòa, xây dựng vườn cây đầu dòng cho các cây ăn quả, xây dựng mô hình sản xuất cà chua, dưa chuột và na phục vụ chế biến và xuất khẩu, xây dựng mô hình chăn nuôi lợn chất lượng cao… Tại Phú Thọ, Học viện nghiên cứu chính sách bảo hiểm cho người trồng chè, chuyển giao công nghệ chế biến và sản xuất phân bón lá Pomior… cùng nhiều địa phương khác. Ngoài mô hình KH-CN được triển khai tại các địa phương, các công trình nghiên cứu của Học viện cũng được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất như: giống lúa thuần, giống lúa lai, giống cà chua, ngô, đậu tương, phân viên nén, hoa hồng, hoa hiên, hoa lan huệ... Các quy trình kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật và bằng bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích, KIT chẩn đoán nhanh bệnh tai xanh trên lợn tại Việt Nam (2 - 5 phút), vacxin tai xanh vô hoạt nhũ dầu, vacxin care phòng bệnh sài sốt chó, vacxin dịch tả vịt, máy gặt liên hoàn…

Các công trình khoa học được Học viện chuyển giao công nghệ thành công đã giúp địa phương tiếp nhận, làm chủ công nghệ để giải quyết các vấn đề cơ bản về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập được từ những nguồn có sẵn, đã qua tổng hợp, xử lí. Ưu điểm thu thập nhanh, rẻ nhưng có nhược điểm là đôi khi ít chi tiết và không đáp ứng nhu cầu nghiên cứu.

Dự liệu thứ cấp trong đề tài này được thu thập qua các báo cáo về công tác đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các bài phân tích của chuyên gia hay thu thập qua báo chí, tạp chí hoặc mạng internet.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra. Dữ liệu sơ cấp có ưu điểm là đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu nhưng nhược điểm là phải tốn kém chi phí và thời gian.

Trong thực tế có rất nhiều cách thu thập dữ liệu sơ cấp, nhưng trong đề tài này đã sử dụng phương pháp quan sát, phiếu điều tra và phỏng vấn.

- Phương pháp quan sát: Là việc quan sát những sự việc, hiện tượng mà không có bất kỳ hành động can thiệp nào làm thay đổi trạng thái của hiện tượng đang nghiên cứu...

Quan sát thái độ học tập của sinh viên trên lớp, trong những buổi thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên học viện nông nghiệp việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)