Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
3.1.4. Kết quả đào tạo và Nghiên cứu khoa học
3.1.4.1. Kết quả Đào tạo
Hiện tại, Học viện có 06 ngành đào tạo trình độ Cao đẳng, 68 ngành và chuyên ngành đào tạo trình độ Đại học, 20 chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sỹ và 16 chuyên ngành đào tạo trình độ Tiến sỹ thuộc 5 nhóm ngành I, III, IV, V, VII. Tất cả các ngành đào tạo đều nằm trong danh mục cấp IV do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Từ năm 2011 đến nay, Học viện đã mở thêm 05 Chương trình đào tạo mới gồm 01 Chương trình đào tạo trình độ đại học và 04 Chương trình đào tạo trình độ Thạc sỹ trên cơ sở khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu nhân lực, Học viện đã xây dựng thêm 08 Chương trình đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp (POHE).
Số lượng sinh viên hiện tại đang theo hoc tại 14 khoa chuyên môn của Học viện vào tháng 7 năm 2018 là 21.968 sinh viên trong đó:
+ Hệ đào tạo đại học: 21.443 sinh viên + Hệ đào tạo cao đẳng: 404 sinh viên + Hệ vừa học vừa làm là 121 sinh viên.
Sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đến từ nông thôn chiếm tỷ trọng lớn so với thành phố vì thế việc học tập các kỹ năng mềm từ khi còn học
Bảng 3.1. Số lượng sinh viên các Khoa tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Khoa Số lượng
(sinh viên)
Tỷ trọng (%)
Khoa Chăn nuôi 1895 8.63
Khoa Cơ – Điện 1661 7.56
Khoa Công nghệ sinh học 989 4.50
Khoa Công nghệ thông tin 812 3.70
Khoa Công nghệ thực phẩm 1396 6.35
Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh 2302 10.48 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn 2584 11.76
Khoa Lý luận chính trị và Xã hội 390 1.78
Khoa Môi trường 1173 5.34
Khoa Nông học 2833 12.90
Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ 179 0.81
Khoa Quản lý đất đai 1552 7.06
Khoa Thú y 3908 17.79
Khoa Thủy sản 294 1.34
Tổng cộng 21968 100
Nguồn: Báo cáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam (7/2018) cấp 3 là ít hơn so với một số trường trong nội thành.
3.1.4.2. Kết quả nghiên cứu khoa học
Là một trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn chú trọng đến việc phát triển nghiên cứu khoa học đối với giảng viên và sinh viên trong trường. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển Học viện đã chủ trì nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng và trong cả nước. Từ 500 nhiệm vụ giai đoạn 2000 - 2005 lên đến trên 1500 nhiệm vụ giai đoạn 2011 - 2017, với tổng kinh phí gần 800 tỷ đồng. Học viện cũng tham gia chủ trì và tham gia một số chương trình
trọng điểm Quốc gia như: Chương trình Khoa học – Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Chương trình Khoa học – Công nghệ phát triển vùng Tây Bắc; Chương trình vacxin; Chương trình sản phẩm quốc gia: Lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, sữa và thịt bò...
Trong những năm qua, Học viện đã triển khai hơn 50 dự án, mô hình KH- CN tại nhiều địa phương như Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Điện Biên, Nghệ An, Nam Định, Yên Bái, Bắc Kạn, Thanh Hóa… Tại Hà Nội. mô hình ứng dụng máy gặt đập mini, hệ thống máy canh tác đồng bộ khoai tây, mô hình trồng chuối tây lai, trồng hoa cúc vạn thọ lùn… được triển khai và nhận được sự tiếp nhận của bà con nông dân. Tại Hà Nam, mô hình sản xuất rau hữu cơ, mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, mô hình sản xuất hạt giống lúa lai… được triển khai tại địa phương này. Tại Bắc Ninh, Học viện đã triển khai mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ xây dựng nông thôn mới và đề xuất giải pháp, mô hình sản xuất khoai tây giống, mô hình sản xuất giống lúa mới…). Tại Bắc Giang, Học viện đã nghiên cứu và phát triển bưởi Diễn tại Hiệp Hòa, xây dựng vườn cây đầu dòng cho các cây ăn quả, xây dựng mô hình sản xuất cà chua, dưa chuột và na phục vụ chế biến và xuất khẩu, xây dựng mô hình chăn nuôi lợn chất lượng cao… Tại Phú Thọ, Học viện nghiên cứu chính sách bảo hiểm cho người trồng chè, chuyển giao công nghệ chế biến và sản xuất phân bón lá Pomior… cùng nhiều địa phương khác. Ngoài mô hình KH-CN được triển khai tại các địa phương, các công trình nghiên cứu của Học viện cũng được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất như: giống lúa thuần, giống lúa lai, giống cà chua, ngô, đậu tương, phân viên nén, hoa hồng, hoa hiên, hoa lan huệ... Các quy trình kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật và bằng bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích, KIT chẩn đoán nhanh bệnh tai xanh trên lợn tại Việt Nam (2 - 5 phút), vacxin tai xanh vô hoạt nhũ dầu, vacxin care phòng bệnh sài sốt chó, vacxin dịch tả vịt, máy gặt liên hoàn…
Các công trình khoa học được Học viện chuyển giao công nghệ thành công đã giúp địa phương tiếp nhận, làm chủ công nghệ để giải quyết các vấn đề cơ bản về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập được từ những nguồn có sẵn, đã qua tổng hợp, xử lí. Ưu điểm thu thập nhanh, rẻ nhưng có nhược điểm là đôi khi ít chi tiết và không đáp ứng nhu cầu nghiên cứu.
Dự liệu thứ cấp trong đề tài này được thu thập qua các báo cáo về công tác đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các bài phân tích của chuyên gia hay thu thập qua báo chí, tạp chí hoặc mạng internet.
3.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra. Dữ liệu sơ cấp có ưu điểm là đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu nhưng nhược điểm là phải tốn kém chi phí và thời gian.
Trong thực tế có rất nhiều cách thu thập dữ liệu sơ cấp, nhưng trong đề tài này đã sử dụng phương pháp quan sát, phiếu điều tra và phỏng vấn.
- Phương pháp quan sát: Là việc quan sát những sự việc, hiện tượng mà không có bất kỳ hành động can thiệp nào làm thay đổi trạng thái của hiện tượng đang nghiên cứu...
Quan sát thái độ học tập của sinh viên trên lớp, trong những buổi thảo luận nhóm, giờ thảo luận, trong các lớp học kỹ năng mềm. Bên cạnh đó quan sát những hoạt động ngoại khóa mà các bạn sinh viên tham gia của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các câu lạc bộ trong và ngoài Học viện, các buổi hội thảo tập trung về kỹ năng mềm cho sinh viên cũng như quan sát thái độ của các bạn sinh viên với những khóa học về kỹ năng mềm trong và ngoài Học viện để biết mức độ quan tâm của các bạn sinh viên đến việc rèn luyện kỹ năng mềm.
Phương pháp phỏng vấn: Trong trường hợp số lượng sinh viên toàn trường là 21.968 lớn hơn 200, ta sử dụng công thức đơn giản sau của Yamane (1967-1986):
Trong đó:
+ n: Số lượng thành viên mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra + N: là tổng số mẫu (21.968 sinh viên)
+ e: là sai số cho phép. Giả sử sai số cho phép với cỡ mẫu e là 10%. n = 21968/(1+21968*(0.1*0.1)) = 99,5
Như vậy là điều tra 100 phiếu cho sinh viên các khóa.
Bên cạnh đó để mở rộng ý kiến tham khảo, đề tài điều tra thêm 3 nhóm đối tượng Giảng viên, Cựu sinh viên và Người lao động với số lượng như sau:
- 35 phiếu điều tra cho giảng viên trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- 30 phiếu điều tra cho Cựu sinh viên tốt nghiệp từ 1 đến 3 năm của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- 30 phiếu điều tra cho cán bộ, nhân viên các công ty, doanh nghiệp tốt nghiệp đại học đang làm đúng chuyên ngành.
Phiếu điều tra được in và phát cho các sinh viên trong giờ học trên các giảng đường sau đó thu lại.
Đối với cựu sinh viên, giảng viên và nhân viên các công ty, doanh nghiệp đề tài xây dựng bảng hỏi online sau đó gửi thu thập dữ liệu thông qua công cụ google form. Bên cạnh đó, đề tài phỏng vấn sâu 5 giảng viên, 5 cựu sinh viên và 5 cán bộ, nhân viên các công ty, doanh nghiệp.
Sau khi có bảng trả lời câu hỏi tác giả tiến hành mã hóa các câu trả lời của sinh viên và đưa vào phần mềm thống kê sẽ tổng hợp ý kiến và rút ra kết luận.
3.2.2. Phương pháp xử lý
Các thông tin mang tính định tính và định lượng thu thập được từ phỏng vấn điều tra bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp được xử lý và tập hợp thông qua báo cáo và được xử lý qua phương pháp phân tổ thổng kê bằng phần mềm Excel.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
-Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả
đặc điểm, mức độ của sự vật, hiện tượng; dùng trong phân tích mối quan hệ, sự tác động của sự vật này với sự vật khác. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phản ánh thực trạng đào tạo kỹ năng mềm ở Học viện Nông nghiệp Việt
Nam. Sử dụng các chỉ tiêu như số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để miêu tả những hiện tượng, những vấn đề liên quan tới đề tài.
-Phương pháp so sánh: Dựa vào số liệu các nội dung điều tra so sánh kết quả giữa các khoá, so sánh thực tế với lý thuyết
3.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
-Chỉ tiêu thống kê mô tả: số trung bình, tỷ lệ sinh viên các khoa, tỷ lệ đăng ký học, tỷ lệ các lớp kỹ năng mềm được mở…
-Chỉ tiêu mức độ đồng ý đối với các nhận định:
-Tỷ lệ sinh viên đồng ý = Số lượng sinh viên đồng ý/ Tổng số phiếu điều tra
-Tỷ lệ giảng viên đồng ý = Số lượng giảng viên đồng ý / Tổng số phiếu
điều tra
-Tỷ lệ cựu sinh viên đồng ý = Số lượng cựu sinh viên đồng ý / Tổng số
phiếu điều tra
-Tỷ lệ nhân viên tuyển dụng đồng ý = Số lượng nhân viên tuyển dụng đồng ý / Tổng số phiếu điều tra
-Chỉ tiêu phản ánh thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên: số
lượng sinh viên một lớp, trình độ đội ngũ giảng viên, xếp loại kết quả đào tạo sinh viên, kết quả đào tạo, chất lượng đào tạo, hiệu quả giảng dạy của giảng viên…
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
4.1.1. Xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng mềm
Từ năm học 2016-2017, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã quyết định xây dựng 06 tín chỉ kỹ năng mềm bắt buộc cho sinh viên hệ chính quy từ khóa 61 trở đi (đối với bậc đại học) và từ khóa 8 trở đi (đối với bậc cao đẳng). Học viện đã xây dựng 06 học phần như sau: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng hội nhập quốc tế. Sinh viên phải hoàn thành tối thiểu 3 học phần kỹ năng mềm (tương ứng với 90 tiết, mỗi học phần 30 tiết) để đạt điều kiện cấp chứng chỉ. Đây là tiêu chí bắt buộc đảm bảo chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Sinh viên từ khóa 60 (đối với bậc đại học), từ khóa 7 (đối với bậc cao đẳng) trở về trước và người học khác có thể tham gia học tập lớp kỹ năng mềm tại Học viện theo lịch chiêu sinh của Trung tâm Kỹ năng mềm. Mã học phần các môn học được quy định theo theo bảng 4.1:
Bảng 4.1. Các học phần kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo đại học
TT Mã học phần Kỹ năng Số tín chỉ
1 KN01001 Kỹ năng giao tiếp 2
2 KN01002 Kỹ năng lãnh đạo 2
3 KN01003 Kỹ năng quản lý bản thân 2
4 KN01004 Kỹ năng tìm kiếm việc làm 2
5 KN01005 Kỹ năng làm việc nhóm 2
6 KN01006 Kỹ năng hội nhập 2
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập các Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng quản lý bản thân, Kỹ năng tìm kiếm việc làm, Kỹ năng làm việc nhóm như sau:
Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 4 tiết Làm bài tập và thảo luận trên lớp: 26 tiết
Thảo luận, làm bài tập, thực hành trong phòng thực hành: 0 Thực tập thực tế ngoài trường: 0
Tự học: 60 tiết
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập các Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng hội nhập:
Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 12 tiết Làm bài tập và thảo luận trên lớp: 18 tiết
Thảo luận, làm bài tập, thực hành trong phòng thực hành: 0 Thực tập thực tế ngoài trường: 0
Tự học: 60
Tổng thời lượng tự học chiếm 66,67% (60 tiết) so với giờ học trên lớp 33,33% (30 tiết). Các môn học Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng quản lý bản thân, Kỹ năng tìm kiếm việc làm, Kỹ năng làm việc nhóm có thời lượng làm bài tập và thảo luận trên lớp chiếm đa số thời gian học (86,67%), còn nhóm 2 kỹ năng Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng hội nhập có thời lượng bài tập và thảo luận là 60%.
Đánh giá về việc tổ chức tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, 69,92% sinh viên khảo sát cho rằng điều này là cần thiết và rất cần thiết và 21,8% cho là bình thường. Đối với giảng viên chỉ có 74.29% giảng viên đồng ý là quyết định này là cần thiết tuy nhiên điều này lại được sự ủng hộ rất cao từ đối tượng Cựu sinh viên và Doanh nghiệp khảo sát với lần lượt 86.67% và 83.33% (Bảng 4.2 và 4.3).
Có thể nói việc xây dựng chương trình học 3 kỹ năng mềm đã được Học viện nghiên cứu rất kỹ trước khi đưa ra quyết định, điều này cũng trùng hợp với đa số sinh viên được khảo sát cho rằng số lượng 3 môn yêu cầu phải học kỹ năng mềm hiện nay là hợp lý với sự đồng ý của 75.94% sinh viên khảo sát. Cựu sinh và khối doanh nghiệp khảo sát cũng đồng ý với đề trên mức 80%. Riêng khối giảng viên thì tỷ lệ thấy hợp lý thấp hơn một chút với 65,71%, bên cạnh cũng có những ý kiến cho rằng cần phải học nhiều hơn (20%) hoặc ít kỹ năng mềm hơn (14,29%).
Bảng 4.2. Đánh giá sự cần thiết của quy định bắt buộc học kỹ năng mềm đối với sinh viên
TT Đối tượng
Mức độ cần thiết Hoàn toàn
không cần thiết cần thiết (1) Không Bình thường Cần thiết Rất cần thiết Điểm bình quân Số
lượng Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%)
1 Sinh viên 2 2.00 7 7.00 24 24.00 55 55.0 12 12.00 3.68
2 Giảng viên 1 2.86 4 11.43 4 11.43 17 48.57 9 25.71 3.83
3 Cựu sinh viên 0 0.00 1 3.33 3 10.00 11 36.67 15 50.00 4.33
4 Doanh nghiệp 0 0.00 0 0.00 5 16.67 12 40.00 13 43.33 4.22
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Bảng 4.3. Đánh giá số lượng kỹ năng mềm cần phải học trong chương trình đào tạo
TT Kỹ năng
Đối tượng
Sinh viên Cựu sinh viên Giảng viên Doanh nghiệp
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Chưa hợp lý, chỉ cần học ít hơn 18 18.00 2 6.67 5 14.29 1 3.33
2 Chưa hợp lý, cần phải học nhiều hơn 8 8.00 4 13.33 7 20.00 4 13.33
3 Hợp lý 74 74.00 24 80.00 23 65.71 25 83.33
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)