Đơn vị tính: lượt
TT Kỹ năng
Đối tượng
Sinh viên Cựu sinh viên Giảng viên Doanh nghiệp
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Kỹ năng học và tự học 49 49.00 25 83.33 29 82.86 25 83.33
2 Kỹ năng lãnh đạo bản thân 13 13.00 21 70.00 21 60.00 22 73.33
3 Kỹ năng tư duy sáng tạo 53 53.00 22 73.33 24 68.57 25 83.33
4 Kỹ năng tìm kiếm việc làm 86 86.00 28 93.33 23 65.71 25 83.33
5 Kỹ năng lắng nghe 36 36.00 22 73.33 27 77.14 25 83.33
6 Kỹ năng thuyết trình 46 46.00 27 90.00 25 71.43 26 86.67
7 Kỹ năng giao tiếp 76 76.00 27 90.00 26 74.29 27 90.00
8 Kỹ năng giải quyết vấn đề 55 55.00 27 90.00 26 74.29 27 90.00
9 Kỹ năng làm việc nhóm 54 54.00 25 83.33 23 65.71 27 90.00
10 Kỹ năng đàm phán 34 34.00 23 76.67 22 62.86 23 76.67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Có tới 90% tổng số sinh viên được điều tra nhìn nhận kỹ năng mềm quan trọng và rất quan trọng, không có ai đánh giá không quan trọng và hoàn toàn không quan trọng. Con số này với khảo sát đối tượng giảng viên, cựu sinh viên, doanh nghiệp lần lượt là 80%, 83,33%, 90%, điều này chứng tỏ vai trò của kỹ năng mềm đều được mọi người thừa nhận đặc biệt từ nhận thức của sinh viên. Với điểm bình quân 4.23, giảng viên là nhóm đối tượng đánh giá vai trò của Kỹ năng mềm là quan trọng cao nhất so với các nhóm khảo sát còn lại. Sinh viên cũng nhận thức vai trò quan trọng của kỹ năng mềm với điểm bình quân 4.19 xếp thứ 2. Đây là cơ sở giúp cho công tác đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam diễn ra thuận lợi, sẽ nhận được sự ủng hộ từ phía giảng viên và sinh viên.
Cũng theo khảo sát thì sinh viên đánh giá kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm kiếm việc làm là cần thiết chiếm nhiều cao lần lượt 76% và 86%. Tiếp theo là nhóm kỹ năng học và tự học, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm chiếm từ 46-55%. Còn đối với Cựu sinh viên, kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề là các kỹ năng cần thiết hơn so với những kỹ năng khác. Điều này cũng đồng nhất với đa số ý kiến từ phía doanh nghiệp. Từ việc sinh viên nhận thức kỹ năng cần phải có với thực tế các nhà tuyển dụng yêu cầu kỹ năng gì, đây sẽ là những yếu tố quyết định việc lựa chọn kỹ năng để đào tạo cho sinh viên.
Dưới góc độ giảng viên thì mọi kỹ năng được hỏi đều cần thiết đối với sinh viên với tỷ lệ lượt lựa chọn đều trên 60% trong số đó 82,86% giảng viên đánh giá kỹ năng học và tự học là cần thiết chiếm tỷ lệ cao nhất. Nhóm kỹ năng được đánh giá nhiều tiếp theo là kỹ năng lắng nghe (77,14%), kỹ năng giải quyết vấn đề (74.19%), kỹ năng giao tiếp (74,19%). Đây là các kỹ năng phục vụ việc học tập trên lớp và công tác tự học, tự rèn luyện của sinh viên nên dễ hiểu đa số giảng viên đánh giá các kỹ năng này là cần thiết. Khi sinh viên có các kỹ năng này thì các kỹ năng khác sẽ được hỗ trợ nhiều hơn trong học tập, việc làm. Đối với mỗi công việc khác nhau thì sẽ đòi hỏi kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cũng khác nhau. Việc chỉ ra những kỹ năng cần thiết sẽ giúp cho sinh viên nhận biết được dưới nhiều góc độ những kỹ năng cần thiết cho bản thân để dành thời gian tìm hiểu và tích lũy trước khi ra trường.
4.2.1.2. Nhu cầu đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên
Đào tạo kỹ năng có đạt đươc kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy có 46 sinh viên (46%) có nhu cầu học thêm các kỹ năng mềm khác bên cạnh các kỹ năng được học trong chương trình bắt buộc, 38 sinh viên (38%) trả lời sẽ học tiếp khi cảm thấy cần phục vụ cho công việc sau này. Điều này khẳng định đa số sinh viên đều đã có nhận thức vai trò của kỹ năng mềm đối với bản thân. Việc học kỹ năng mềm đã không trở nên bắt buộc mà trở thành công cụ giúp sinh viên tự tin hơn, chủ động hơn, trang bị thêm nhiều kỹ năng cùng kiến thức chuyên môn khác. Đây cũng là thống kê giúp cho Trung tâm Kỹ năng mềm tham khảo để lập kế hoạch tổ chức mở thêm các lớp đào tạo kỹ năng mềm phục vụ nhu cầu của sinh viên trong Học viện.
Biểu đồ 4.6. Đánh giá nhu cầu học thêm kỹ năng mềm
87% tổng số sinh viên điều tra mong muốn có các doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm trong chương trình đào tạo kỹ năng mềm đối với hình thức lớp học.
Đối với nhu cầu về hình thức giảng dạy của giáo viên thì 87% sinh viên điều tra thích kết hợp cả lý thuyết và thực hành, chỉ có 13% sinh viên lựa chọn thích giảng dạy chỉ bằng lý thuyết.
38% sinh viên điều tra thích làm bài tập đang dạng ở trên lớp và về nhà để có thể hiểu hơn về kiến thức đã được đào tạo ở trường. Sau đó là 29% sinh viên điều tra cho rằng nếu có trò chơi nhỏ lồng ghép với các bài giảng về kỹ năng sẽ hay hơn khi giảng viên truyền đạt kiến thức. Chỉ có 15% sinh viên điều tra đánh giá nếu được truyền đạt kiến thức qua các hoạt động tình nguyện xã hội sẽ giúp các sinh viên hứng thú hơn với môn học.
Dường như sinh viên thích hình thức đánh giá kết quả học bằng thi trắc nghiệm hơn vì hình thức này nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện cho việc tổng hợp kiến thức sinh viên (37%). Chỉ có 16% sinh viên điều tra thích đánh giá qua hình thức Bài tập nhóm, tình huống và vấn đáp vì họ cho rằng như vậy vừa tổng quát được kiến thức, vừa được thực hành mà luyện tập khả năng tư duy phản biện.
Bảng 4.10. Mong muốn của sinh viên đối với chương trình đào tạo kỹ năng mềm
TT Nội dung Tỷ lệ
(%)
1 Hình thức lớp học (N=100)
Truyền thống, có các thiết bị hỗ trợ 75
Giảng viên tương tác liên tục với SV 62
Có các doanh nhân chia sẽ kinh nghiệm 87
Khác 2 2 Hình thức giảng dạy (N=100) Lý thuyết 13 Thực hành 32 Kết hợp lý thuyết và thực hành 55 3 Hình thức truyền đạt
Thông qua trò chơi nhỏ có lồng ghép các bài giảng về kỹ năng 29
Làm bài tập đa dạng trên lớp và ở nhà 38
Lồng ghép vào một môn học lý thuyết chuyên môn 18
Thông qua hoạt động tình nguyện xã hội 15
4 Số lượng sinh viên trong lớp học
Dưới 25 người 45
Từ 25-50 người 31
Từ 50-80 người 18
Trên 80 người 6
5 Hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Không cần đánh giá 17
Trắc nghiệm 37
Tự luận 9
Kết hợp trắc nghiệm và tự luận 21
Bài tập nhóm, tình huống và vấn đáp 16
Từ các nhu cầu cụ thể, sinh viên xác định mức độ ảnh hưởng của nhu cầu đến quyết định học kỹ năng mềm của bản thân, cụ thể 32% sinh viên điều tra cho rằng hình thức truyền đạt quyết định đến việc sinh viên có lựa chọn học tập kỹ năng mềm hay không. 28% sinh viên điều tra đánh giá hình thức tổ chức lớp học ảnh hưởng đến quyết định học tập của sinh viên. 17% sinh viên đánh giá đánh giá số lượng sinh viên trong lớp học cũng tác động đến quyết định học tập, việc ít sinh viên ở mức dưới 25 người sẽ khiến học thích học hơn (45% ý kiến). Trong khi đó, chỉ có 8% sinh viên điều tra cho rằng hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên ảnh hưởng đến quyết định học của họ.
Bảng 4.11. Mức độ ảnh hưởng của nhu cầu đến quyết định học kỹ năng mềm của sinh viên
TT Nội dung Tỷ lệ(%)
1 Hình thức lớp học 28
2 Hình thức giảng dạy 15
3 Hình thức truyền đạt 32
4 Số lượng sinh viên trong lớp học 17
5 Hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên 8
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
4.2.1.3. Kỳ vọng của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng mềm.
Đa số các bạn sinh viên năm ba và năm tư đều mong muốn sau khi hoàn thành khóa học có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng để có việc làm tốt khi ra trường và có thể áp dụng kỹ năng giao tiếp để giúp ích cho việc tiếp tục học tập cao lên trong tương lai. Một phần nhỏ hơn các sinh viên mong muốn có thể vận dụng kỹ năng để học tập tốt hiệu quả hơn và có thế áp dụng các kỹ năng đó trong những môn học nhằm đạt điểm cao hơn chủ yếu là lựa chọn của sinh viên năm hai.
Chính vì vậy, tỷ lệ kỳ vọng về việc có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng để có việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường chiếm 67% ảnh hưởng đến quyết định học kỹ năng mềm của sinh viên. 15% sinh viên điều tra cho rằng kỳ vọng Có thể áp dụng những kỹ năng đó trong những môn có yêu cầu nhằm đạt điểm cao (bài tập nhóm, thuyết trình, giao tiếp),…ảnh hưởng đến quyết định học kỹ năng mềm của họ. Chỉ có 6% sinh điều tra đánh giá mong muốn có thể áp dụng những kỹ năng đó để giúp ích cho việc tiếp tục học tập lên cao trong tương lai.
Chỉ có 1 ý kiến cho rằng mong muốn hoàn thiện bản thân hơn là yếu tố kỳ vọng ảnh hưởng đến quyết định học tập kỹ năng mềm của họ.
Bảng 4.12. Kỳ vọng học tập kỹ năng mềm của sinh viên
TT Nội dung Tỷ lệ
(%)
1 Có thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng để có việc làm sau
khi tốt nghiệp ra trường 67
2 Có thể áp dụng kỹ năng đó để học tập hiệu quả hơn 11 3 Có thể áp dụng những kỹ năng đó trong những môn có yêu cầu nhằm
đạt điểm cao (bài tập nhóm, thuyết trình, giao tiếp),… 15 4 Có thể áp dụng những kỹ năng đó để giúp ích cho việc tiếp tục học
tập lên cao trong tương lai 6
5 Khác 1
Như vậy, kỳ vọng khác nhau về giá trị đạt được sau khi học kỹ năng mềm cũng ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn học kỹ năng mềm của sinh viên.
4.2.1.4. Ý thức của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng mềm
Việc nhận thức đúng đắn tạo ra định hướng tốt cho mỗi cá nhân, đồng thời chỉ rõ con đường hay hành động cụ thể để đạt tới những mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, có nhận thức đúng mà cá nhận thiếu đi sự chủ động hay quyết tâm thực hiện thì sẽ rất khó đạt được những mục tiêu đặt ra. Việc rèn luyện kỹ năng mềm cũng đòi hỏi ý thức về sự chủ động hay quyết tâm tương tự như vậy.
Khi được hỏi về việc luyện tập kỹ năng mềm sau chương trình đào tạo trên giảng đường, chỉ có 58% sinh viên khảo sát trả lời là có thực hành sau khi học xong.
Bảng 4.13. Mức độ luyện tập các kỹ năng mềm sau khóa học của sinh viên
TT Nội dung Tỷ lệ (%)
1 Không luyện tập 42.00
2 Luyện tập 1-2 lần 32.00
3 Luyện tập 2- 5 lần 19.00
Trong đó, sinh viên có mức độ luyện tập 1-2 lần các kỹ năng sau khóa học là chiếm nhiều nhất (32%), tiếp theo là số sinh viên luyện tập từ 2-5 lần (19%), luyện tập thường xuyên có ít sinh viên lựa chọn nhất với 9% tổng số sinh viên điều tra.
Bảng 4.14. Cách thức sinh viên luyện tập các kỹ năng mềm sau khóa học
TT Cách thức luyện tập Mức độ luyện tập 1-2 lần 2- 5 lần Thường xuyên Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Tự trải nghiệm bằng cách xin việc làm 6 18.75 2 10.53 5 71.43 2 Tham gia các phong trào do Trường và Khoa tổ chức 15 46.88 6 31.58 1 14.29 3
Tham gia các hoạt động ngoại khóa theo chuyên đề như các buổi hội thỏa, thuyết trình, hùng biện
11 34.38 11 57.89 1 14.29
So sánh 3 nhóm đôi tượng có mức độ luyện tập khác nhau chỉ ra đôi với sinh viên tự trải nghiệm thực hành bằng cách xin việc làm có mức độ luyện tập thường xuyên cao nhất, chiếm 71,43% sinh viên điều tra. Trong khi đó, nhóm luyện tập 1-2 lần là tham gia các phòng trào của trường khoa chiếm 46,68% sinh viên điều tra. Còn nhóm luyện tập từ 2-5 lần thì luyện tập bằng hình thức tham gia các hoạt động ngoại khóa theo chuyên đề như các buổi hội thảo, thuyết trình, hùng biện.
Đánh giá hiệu quả của việc luyện tập đào tạo kỹ năng mềm đối với nhóm thường xuyên luyện tập là 100% sinh viên điều tra, trong khi đó, ở nhóm 1-2 lần chỉ số này chỉ chiếm 65,63% sinh viên điều tra, nhóm luyện tập từ 2-5 lần là 78,95% sinh viên điều tra.
Bên cạnh đó, 42 sinh viên còn lại được hỏi tại sao không luyện tập các kỹ năng đã được học tại nhà thì 45,24% cho rằng không có thời gian để luyện tập, 30,95% sinh viên khảo sát không quan tâm đến việc luyện tập lại. Chỉ có 14,29% số sinh viên còn lại tỏ ra rằng muốn luyện tập nhưng không đủ điều kiện về cơ sở
vật chất hay người thực hiện cùng. 9,52% số sinh viên còn lại thú nhận đã quên mất kiên thức được đào tạo trên giảng đường do chương trình đào tạo không hấp dẫn sinh viên nên khó có thể luyện tập kỹ năng sau khi đã học xong.
Bảng 4.15. Các lý do sinh viên không luyện tập các kỹ năng mềm sau khóa học
TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Đã quên kiến thức do chương trình đào tạo không hấp dẫn sinh viên 4 9.52 2 Không quan tâm đến việc luyện tập lại 13 30.95
3 Không có thời gian 19 45.24
4 Không có điều kiện (Cơ sở vật chất, người thực hành cùng…) 6 14.29 Như vậy, việc sinh viên đã có sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhưng lại không chủ động trong việc rèn luyện những kỹ năng mềm của bản thân sẽ khiến kết quả đào tạo kỹ năng mềm trở nên không hiệu quả. Nhiều sinh viên mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm nhưng với tâm lý ỷ lại, thiếu sự chủ động đồng nghĩa với việc đã bỏ qua nhiều cơ hội rèn luyện những kỹ năng mềm. Còn với nhiều sinh viên đã tham gia những lớp kỹ năng mềm nhưng do thiếu tính sáng tạo áp dụng những kỹ năng đã học vào thực tế cuộc sống cũng dễ nản và cho rằng bản thân không có tố chất trong việc rèn luyện những kỹ năng mềm đó.
4.2.2. Yếu tố bên ngoài
4.2.2.1. Chính sách của Nhà nước
Chı́nh sách đào ta ̣o của Đảng và Nhà nước hay các chủ trương, biê ̣n pháp nhằm bồi dưỡng phát triển các phẩm chất, năng lực cho mỗi người dân cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe, nghề nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến viê ̣c rèn luyê ̣n kỹ năng mềm của sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói riêng.
Các chı́nh sách, chı̉ thị của Bô ̣ Giáo dục và Đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, cách thức và phương hướng đào ta ̣o của các trường đại ho ̣c và nó ảnh hưởng gián tiếp đến viê ̣c rèn luyê ̣n của sinh viên trong quá trı̀nh ho ̣c tâ ̣p.
Ngày 28 tháng 02 năm 2014, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
Ngày 18/10/2016 của Thủ tướng chính phủ ra Quyết định 1982/QĐ-TTg về việc phê duyệt khung trình độ Quốc gia Việt Nam;