KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 97)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I.KẾT LUẬN

Trong bất cứ nền kinh tế nào, hệ thống ngân hàng luôn đóng một vaitrò vô cùng quan trọng, là một nhân tố không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế.

Hiện nay, ở Việt Nam, chất lượng thẩm định TSĐB đang là vấn đề nhức nhối đối với các ngân hàng thương mại và NHN0&PTNT cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Do đó, nâng cao chất lượng thẩm định TSĐB là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản trị tín dụng.

Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng doanh nghiệp là một vấn đề trọng tâm, có tính chất quyết định tới chất lượng tín dụng nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng nói chung, khi mà hoạt động cho vay hiện nay vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Với vai trò giúp ngân hàng giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, thẩm định TSĐB được đánh giá là một trong những khâu rất quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của ngân hàng. Để công tác thẩm định tín dụng có hiệu quả thì chất lượng thẩm định TSĐB phải được đảm bảo.

Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác thẩm định TSĐB đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình, từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động thẩm định TSĐB đối với khách hàng doanh nghiệp rút ra được những tồn tại để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tácthẩm định TSĐB.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đi đến một số kết luận như sau: Quy trình thẩm định TSĐB tại ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Quảng Bìnhđược thể hiện bởi quy trìnhđề xuất TSĐB và quy trình thẩm định TSĐB.

Chất lượng thẩm định TSĐB được thể hiện qua nhóm tiêu chí liên quan đến việc xây dựng quy trình, phương pháp và việc thực hiện nội dung quy trình; nhóm tiêu chí liên quan đến cán bộ phụ trách thẩm định; nhóm tiêu chí về nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định; và nhóm tiêu chí phản ánh kết quả thẩm định thông qua số hồ sơ được thẩm định đủ điều kiện và khả năng thu hồi vốn cho vay dựa trên tài sản đảm bảo. Từ đó bộc lộ những hạn chế của chất lượng thẩm định TSĐB và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.

Căn cứ vào hạn chế và nguyên nhân của chất lượng thẩm định TSĐB, tác giả đưa ra 05 giải pháp chính được đề xuất gồm: Giải pháp đối với cán bộ thẩm định, Giải pháp về nguồn thông tin thẩm định, Giải pháp về phương pháp và phương tiện thẩm định, Giải pháp về quy trình thẩm định, Giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng thẩm định TSĐB.

II. KIẾN NGHỊ

II.1. Kiến nghị với Chính phủ

Để góp phần nâng cao chất lượng thẩm định TSĐB Chính phủ cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động một cách lành mạnh, có hiệu quả.

Chính phủ cần có thái độ dứt khoát sắp xếp lại các doanh nghiệp chỉ cho tồn tại những doanh nghiệp làm ăn có hiệuquả. Đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì Chính phủ nên quyết định giải thể hoặc sáp nhập vào các doanh nghiệp khác làm ăn có hiệu quả hơn. Đặc biệt Chính phủ cần có quy định nghiêm khắc hơn nữa đối với các doanh nghiệp cố ý lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Chính phủ cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp đểhạn chế, phòng ngừa rủi ro. Tạo điều kiện cho các ngân hàng đánh giá đúng sức mạnh tài chính của doanh nghiệp có dự án cần vay vốn. Điều này có tác dụng giúp ngân hàng có được những số liệu chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm cơ sở thẩm định doanh nghiệp nói riêng và thẩm định toàn bộ phương án đầu tư nói chung.

Hỗ trợ cácNgân hàng trong xử lý nợ liên quan đến tòa án: Việc khởi kiện ra tòa án để thu hồi nợ là một trong những biện pháp được nhiều TCTD sử dụng khi bảo vệ quyền và lợi ích liên quan của mình. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các Ngân hàng chỉ khởi kiện ra tòa án khi tất cả các biện pháp khác đều không mang lại hiệu quả, có thể nói đây là biện pháp xử lý nợ cuối cùng của các TCTD. Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian khởi kiện hiện nay tốn rất nhiều thời gian (từ 2 đến 3 năm) cùng với đó là một số lượng lớn chi phí liên quan. Hơn nữa, thủ tục xử lý các tài sản như: tài sản bảo đảm của bên bảo đảm là cá nhân đang chấp hành hình phạt tù giam hoặc bỏ trốn khỏi địa phương; tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai … vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Chính vì vậy, trongthời gian tới chính phủ cần có các biện pháp nhằm hỗ trợ các TCTD trong quá trình xử lý nợ thông qua tòa án bằng cách ban hành các văn bản pháp luật, thông tư hướng dẫn phương thức xử lý một số loại tài sản đảm bảo đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi chocác TCTD khi tiến hành xử lý tài sản đảm bảo, rút ngắn thời gian xử lý nợ khi tiến hành khởi kiện ra tòa án.

II.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi trường thông thoáng và an toàn cho hoạt động tín dụng.

- NHNN cần phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các văn bản, quy phạm dưới luật (như Nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn…) trong đó hướng dẫn cụ thể hơn nữa về luật ngân hàng, đặc biệt là những điều thấy còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định, NHNN cần có quy định cụ thể về công tác thẩm định, về quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ khi thực hiện thẩm định.

Nên xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tránh trường hợp ban hành một chính sách mới để sửa đổi chính sách cũ điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thích ứng.

Nhanh chóng hoàn chỉnh và ổn định chính sách vĩ mô góp phần làm thông thoáng nền kinh tế, tạo cơ sở cho sự ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Đổi mới nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát theo hướng chủ động, xử lý vụ việc trước khi phát sinh, nâng cao khả năng ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro. Phương pháp thanh tra cần có tính khoahọc, vừa đảm bảo được việc kiểm soát hoạt động của ngân hàng thương mại, vừa không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

Nâng cao chất lượng Trung tâm thông tin tín dụng (CIC): nâng cấp và hiện đại hoá các trang thiết bị, hệ thống nhằm phục vụ cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin luôn được thuận tiện và kịp thời nhất.

II.3. Kiến nghị với NHNNo&PTNT Việt Nam

Thẩm định tài sản bảo đảm là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động cho vay. Do đó, NHNo&PTNT Việt Nam cần tổng hợp, nghiên cứu, hoàn thiện quy trình cũng như phương pháp thẩm định một cách cụ thể, rõ ràng trên cơ sở có tính khoa học, phù hợp với ngân hàng nhằm hoàn thiện hoạt động định giá.

Về công tác tổ chức định giá tài sản đảm bảo. Hiện nay, công việc định giá vẫn là do cán bộ tín dụng trực tiếp làm. Mà cán bộ tín dụng không thể nào nắm bắt được các thông tin về thị trường cũng như những thông số kỹ thuật hay tính đặc trưng của từng loại bất động sản nên không thể tránh khỏi những sai sót. Do đó, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cho vay của Ngân hàng, không những thế cònảnh hưởng đến hoạt động thu hút các DAĐT của Ngân hàng. Bởi vậy, Ngân hàng cần quan tâm, chú trọng đến trình độ, cũng như chuyên môn nghiệp vụ về định giá của đội ngũ cán bộ tín dụng.

II.4. Kiến nghị đối với NHNNo&PTNT Quảng Bình.

NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng.

Phòng tín dụng cần nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa từ các phòng ban trong Chi nhánh trong việc tìm kiếm khách hàng, cung cấp thông tin cho khách hàng, giám sát các khoản vay.

Chi nhánh cần tăng cường đầu tư vào công nghệ thông tin giúp lãnh đạo ngân hàng có thể quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chi nhánh cần chia sẻ thông tin thường xuyên và kịp thời về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng có cùng quan hệ tín dụng, để giám sát khách hàng hiệu quả hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền

vay của Tổ chức tín dụng;

2. Nghị định 85/2002/NĐ-CP ban hành ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ

sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/1999 về bảo đảm

tiền vay của Tổ chức tín dụng;

3. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay đối với các tổ chức

tín dụng.

4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh

nghiệp, có hiệu lực 01/01/2011;

5. Agribank (2007), Quyết định số 1377/QĐ-HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007

“v/v ban hành Quy chế vềtổ chức và hoạt động của chi nhánh Agribank”; 6. Agribank (2014),Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 “v/v

ban hành quy định về giao dịch bản đảm cấp tín dụng trong hệ thống

Agribank”;

7. Agribank (2014), Quyết định số 407/QĐ-HĐTV-HSX ngày 13/05/2014

“v/v sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 35/QĐ--HĐTV- HSX ngày 15/01/2014 của HĐTV về Ban hành quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank”;

8. Agribank Chi nhánh Quảng Bình, Báo cáo thường niên của Agribank

(2014-2016) và định hướng hoạt động kinh doanh năm 2017;

9. Agribank,Sổ tay tín dụng, Tài liệu nội bộ;

10. Lê Văn Tư(2007) Nghiệp vụ ngân hàng Thương mại

11. Phan Thị Cúc (2009)Nghiệp vụ ngân hàng Thương mại

12. Nguyễn Hữu Đại (Sưu tầm và hệ thống) Nghiệp vụ Thẩm định tín dụng

13. Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.

14.Hay Sinh, và Trần Bích Vân (2012), Giáo trình nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

15.Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS- tập 1 và tập 2, NXB Hồng Đức, Thanh Hóa.

16.Nguyễn Minh Kiều (2008),Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.

17. Hoàng Thị Minh Thu (2015), Hoàn thiện công tác thẩm định TSĐB trong

cho vay khách hàng doanh nghiệp, Luận văn thạc sỹ.

18.Nguyễn Minh Kiều (2009), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định

tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

19.Trần Thị Xuân Hương và Vũ Thị Lệ Giang (2013), Giáo trình Thẩm định tín dụng, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

20.Nguyễn Thị Mùi và Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính

21.Nguyễn Thị Mộng Diệp (2013), Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay

ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng;

22.Võ Xuân Hữu (2015), Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản bảo đảm quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG TẠI NHNNo&PTNT QUẢNG BÌNH

Kính thưa Quý khách hàng!

Tôi là Nguyễn Thị Thúy Kiều, học viên Cao học QLKT - Khóa 17, Trường Đại học Kinh tế Huế. Hiện tôi đang nghiên cứu đề tài Hoàn thiệ n công tác thẩ m đị nh tài sả n đả m bả o trong cho vay khách hàng doanh nghiệ p tạ i Ngân hàng Nông nghiệ p và Phát triể n Nông thôn Việ t Nam – Chi nhánh Tỉ nh Quả ng Bình”.

Bảng câu hỏi sau đây sẽ giúp tôi đo lường, đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình. Rất mong Quý khách dành thời gian để đọc và ghi những ý kiến đánh giá của cá nhân mình. Tôi cam kết tuyệt đối giữ bí mật các thông tin thu thập được, và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu mà không vì mục đích nào khác.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Quý khách! Xin Quý khách vui lòng lựa chọn và đánh dấu chéo vào ô thích hợp.

Phần I. Thông tin chung

1. Xin vui lòng cho biết giới tính của Quý khách:

Nam Nữ

2. Xin vui lòng cho biết độ tuổi của Quý khách:

Dưới 22 tuổi Từ 23 –40 Từ 40 –55 Trên 55 tuổi

3. Xin vui lòng cho biết trìnhđộ học vấn của Quý khách:

Dưới trung học Trung học Cao đẳng, Đại học Trên đại học

Phần II. Đánh giá chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –

Chi nhánh Quảng Bình

Xin vui lòng lựa chọn và khoanh tròn vào con số mà Quý khách cho là phù hợp nhất với mức độ đồng ý hay không đồng ý của Quý khách:

Hoàn toàn không đồng ý Tương đối không đồng ý Tương đối đồng ý Đồng ý Rất đồng ý 1 2 3 4 5 STT Phát biểu Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 I Quy trình thẩm định

1 Quy trình thẩm định được quy định thống nhất trong toàn chi nhánh Ngân hàng.

2 Quy trình thẩm định được xây dựng một cách khoa học, hợp lý

3 Quy trình thẩm định chặt chẽ

4 Quy trình thẩm định tạo ra khả năng giám sát cao

II Nguồn thông tin phục vụ thẩm định

5 Ngân hàng được cung cấp thông tin ổn định, liên tục

6 Ngân hàng được cung cấp các thông tin có độ chính xác cao, đáng tin cậy.

7 Ngân hàng có tích cực chủ động tìm kiếm và khai thác nguồn thông tin thẩm định

8 Ngân hàng được cung cấp thông tin một cách đầy đủ

III Phương pháp thẩm định

đại, và phù hợp với xu thế phát triển

10

Phương pháp thẩm định được áp dụng mang lại hiệu quả cao (độ chính xác, tính chặt chẽ)

IV Phương tiện thẩm định

11 Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là đẩy đủ (máy tính, phần mềm,...)

12 Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là hiện đại

V Chỉ tiêu thẩm định

13 Các chỉ tiêu thẩm định là đầy đủ (định tính, định lượng, rủi ro)

14

Các chỉ tiêu thẩm định được sử dụng một cách hợp lý (linh hoạt với đặc điểm của khoản vay)

15 Các chỉ tiêu thẩm định được tính toán chính xác

VI Cán bộ thẩm định

16 Cán bộ thẩm định TSĐB có chuyên môn phù hợp

17 Cán bộ thẩm định TSĐB có kinh nghiệm lâu năm

18 Cán bộ tín dụng có thái độ nghiêm túc trong công tác thẩm định TSĐB

19 Cán bộ thẩm định TSĐB có trách nhiệm đối với kết quả thẩm định của mình

VII Chất lượng công tác thẩm định TSĐB

hiệu quả cao

21 Hợp đồng cho vay được ngân hàng quyết định nhanh chóng và chính xác

22 Giá trị TSĐB được định giá đúng và dễ xử lý sau cho vay

---

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)