Đặc điểm của đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 70)

Phần 3 : Kết luận và Kiến nghị

2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo tạ

2.3.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát

Với sự giới hạn về thời gian thực hiện phỏng vấn khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng, quy mô mẫu kỳ vọng là 150 khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chỉ có 120 bản hỏi được hoàn thành và có thông tin đảm bảo cho việc phân tích. Đặc điểm của đối tượng khảo sát được thể hiện qua thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát.

Bảng 2.9: Đặc điểm đối tượng khảo sát

Tiêu chí Phân loại Số lượng(người) Tỷ trọng (%)

Giới tính Nam 72 60,0 Nữ 48 40,0 Độ tuổi 22-35 40 33,3 36-50 64 53,3 >50 16 13,4 Trìnhđộ học vấn Cao đẳng 8 6,7 Đại học 84 70,0 Sau đại học 28 23,3

Nguồn: Kết quảxửlý dữliệu điều tra

Giới tính: Trong 120 đối tượng được khảo sát có 72 nam, chiếm tỷ lệ 60,0%; và 48 nữ, chiếm 40,0% tổng mẫu điều tra. Điều đó cho thấy khách hàng đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng không có sự chêch lệch về giới tính.

Độ tuổi:phần lớn đối tượng được khảo sát ở độ tuổi từ 36 đến 50 tuổi, chiếm tỷ lệ 53,3%. Nhóm độ tuổi này thường đãổn định về gia đình cũng như kinh tế. Kế đến là độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi, chiếm tỷ lệ 33,3%; thấp nhất là độ tuổi trên 50 tuổi, chiếm tỷ lệ 13,4% trong mẫu điều tra. Nhóm độ tuổi này thường có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là vay vốn.

Trình độ học vấn: đa phần các đối tượng được khảo sát đều có trìnhđộ Đại học và Sau đại học với tỷ lệ 93,3% trong mẫu điều tra; còn lại có trìnhđộ Cao đẳng

với tỷ lệ 6,7%. Điều đó cho thấy khách hàng tìm đến ngân hàng chủ yếu là những người có học vấncao

2.3.2 Kết quả kiểm định CronbachÜs Alpha

Kiểm định thang đó CronbachØs alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Phương pháp này cho phép loại bỏ những biến không phù hợp, theo đó chỉ những biến có hệ số tương quan tổng phù hợp (Coreeted Iterm- Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số CronbachØ alpha từ 0,6 trở lên được xem là chấp nhận và thích hợp đưa vào những bước tiếp theo.

Bảng 2.10 : Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến quan sát

Nhóm biến Số lượng biến Cronbach’s Alpha Yếu tốCán bộ thẩm định (CLCB) 4 0,976 Yếu tốQuy trình thẩm định(QTTD) 4 0,968 Yếu tố Phương pháp thẩm định(PPTĐ) 4 0,965 Yếu tốNguồn thông tin (NTT) 4 0,962 Yếu tốChỉ tiêu thẩm định (CTTĐ) 3 0,953

(Nguồn: kết quảxửlý dữliệuđiều tra)

Kết quả xử lý ở bảng trên cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các nhân tố sau khi rút trích từ các biến quan sát bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA đều lớn hơn 0,7. Nhân tố " Yếu tố Cán bộ thẩm định (CLCB)" (Cronbach's Alpha =0,976) là nhóm nhân tố có hệ số Cronbach’s Alpha cao nhất trong nhóm. Ngoài ra, tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm biến quan sát còn lại đều có giá trị Cronbach’s Alpha khá cao, đều lớn hơn 0,7 và trong mỗi nhóm biến thì hệ số tương quan tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Điều này khẳng định thang đo các nhân tố rút trích từ các biến quan sát là phù hợp và đáng tin cậy. Vậy ta có thể sử dụng 5 nhóm biến này trong các bước phân tích tiếp theo.

2.3.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

nghiên cứu thuộc hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt đối với các nghiên cứu lượng hóa một vấn đề định tính như chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo trong nghiên cứu này. Chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo cho các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp được kết tinh bởi nhiều yếu tố (items) như đã được thiết kế trong bộ câu hỏi và các bảng kiểm dịnh CronbachØs Alphaở phần trên. Vì vậy, nếu áp dụng phân tích thống kê mô tả và các kiểm định thống kế sẽ có khối lượng công việc rất lớn và hiệu quả phân tích không cao. Vì vậy, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploring Factor Analysis – EFA) được sử dụng.

Trong phương pháp này tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết Ho (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig < 0,05 (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu. Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Eigenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát).

- Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair & ctg (1998), Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350;nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55;nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading > 0,75. Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading < 0,3, nhưng biến đó phải có giá trị nội dung. Trường hợp các biến có Factor loading không thỏa mãn điều kiện trên hoặc trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận ≤ 0,3), tức không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó bị loại và các biến còn lại sẽ được nhóm vào nhân tố tương ứng đãđược rút trích trên ma trận mẫu.

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, chúng ta cần xem xét sự phù hợp (kiểm tra điều kiện cần) để phân tích nhân tố bằng kiểm định KMO và Bartlett's Test.

Bảng 2.11: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,701

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 3849,440

Df 171

Sig. 0,000

Nguồn: Kết quảxửlý dữliệu điều tra

Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s Test ở bảng trên cho thấy giá trị Sig. rất nhỏ (<0,05) và hệ số KMO (KMO= 0,701) > 0,5 do đó kỹ thuật phân tích nhân tố có thể thực hiện được trong trường hợp này.

Bảng 2.12. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định TSĐB tại Ngân hàng No và PTNT Quảng Bình

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5

QTTĐ1:Quy trình thẩm định được quy định

thống nhất trong toàn chi nhánh Ngân hàng 0,885

QTTĐ2:Quy trình thẩm định được xây dựng

một cách khoa học, hợp lý 0,903

QTTĐ3:Quy trình thẩm định chặt chẽ 0,891

QTTĐ4:Quy trình thẩm định tạo ra khả năng

giám sát cao 0,882

NTT1: Ngân hàng được cung cấp thông tin

ổn định, liên tục 0,915

NTT2: Ngân hàng được cung cấp các thông

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5

NTT3: Ngân hàng có tích cực chủ động tìm

kiếm và khai thác nguồn thông tin thẩm định 0,904

NTT4: Ngân hàng được cung cấp thông tin

một cách đầy đủ 0,865

PPTĐ1: Phương pháp thẩm định là tiên tiến,

hiện đại, và phù hợp với xu thế phát triển 0,888

PPTĐ2: Phương pháp thẩm định được áp dụng mang lại hiệu quả cao (độ chính xác, tính chặt chẽ)

0,903

PTTĐ1:Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm

định là đẩy đủ (máy tính, phần mềm,...) 0,943

PTTĐ2:Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm

định là hiện đại 0,915

CTTĐ1:Các chỉ tiêu thẩm định là đầy đủ

(định tính, định lượng, rủi ro) 0,947

CTTĐ2:Các chỉ tiêu thẩm định được sử dụng một cách hợp lý (linh hoạt với đặc điểmcủa khoản vay) 0,920 CTTĐ3:Các chỉ tiêu thẩm định được tính toán chính xác 0,910 CLCB1:Cán bộ thẩm địnhTSĐB có chuyên môn phù hợp 0,892 CLCB2:Cán bộ thẩm địnhTSĐB có kinh

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5

CLCB3:Cán bộ tín dụng có thái độ nghiêm

túc trong công tác thẩm địnhTSĐB 0,918

CLCB4:Cán bộ thẩm địnhTSĐB có trách

nhiệm đối với kết quả thẩm định của mình 0,934

Eigenvalue 3,836 3,773 3,738 3,599 2,798

% of variance 20,191 19,856 19,675 18,943 14,728 Cumulative (%) 20,191 40,047 59,722 78,665 93,394 CronbachØs Alpha 0,976 0,968 0,965 0,962 0,953

Nguồn: Kết quảxửlý dữliệu điều tra

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (sử dụng phương pháp trích Principal components với phép xoay Varimax) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo cho thấy, toàn bộ biến quan sát dùng để đo lường các các yếu tố ảnh hưởng được rút trích thành 05 nhân tố tại giá trị Eigen = 1,149 và phương sai trích được là 93,394%.Cụ thể:

- Nhân tố 1: gồm 04 biến quan sát: CLCB1 (Cán bộ thẩm định TSĐB có chuyên môn phù hợp), CLCB2 (Cán bộ thẩm định TSĐB có kinh nghiệm lâu năm), CLCB3 (Cán bộ tín dụng có thái độ nghiêm túc trong công tác thẩm định TSĐB) và CLCB4(Cán bộ thẩm định TSĐB có trách nhiệm đối với kết quả thẩm định của mình) được trích lập thành một nhân tố với phương sai trích là 20,191% và Eigenvalue là 3,836. Nhân tố này được đặt tên là Cán bộ thẩm định

- Nhân tố 2:gồm 04 biến quan sát: QTTĐ1(Quy trình thẩm định được quy định thống nhất trong toàn chi nhánh Ngân hàng), QTTĐ2 (Quy trình thẩm định được xây dựng một cách khoa học, hợp lý), QTTĐ3 (Quy trình thẩm định chặt chẽ), QTTĐ4 (Quy trình thẩm định tạo ra khả năng giám sát cao) được gom vào một nhân tố với phương sai trích là 19,856% và Eigenvalue là 3,773. Nhân tố này được đặt tên là Quy trình thẩm định TSĐB

-Nhân tố 3: PPTĐ1(Phương pháp thẩm định là tiên tiến, hiện đại, và phù hợp với xu thế phát triển), PPTĐ2 (Phương pháp thẩm định được áp dụng mang lại hiệu quả cao (độ chính xác, tính chặt chẽ)),PTTĐ1(Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là đẩy đủ (máy tính, phần mềm,...)),PTTĐ2(Phương tiện hỗ trợ công tác thẩm định là hiện đại) được gom vào một nhân tố với phương sai trích là 19,675% và Eigenvalue là 3,738. Nhân tố này được đặt tên làPhương pháp và phương tiện thẩm định.

-Nhân tố 4:Gồm 04 biến quan sát:NTT1(Ngân hàng được cung cấp thông tin ổn định, liên tục),NTT2(Ngân hàng được cung cấp các thông tin có độ chính xác cao, đáng tin cậy), NTT3 (Ngân hàng có tích cực chủ động tìm kiếm và khai thác nguồn thông tin thẩm định) vàNTT4(Ngân hàng được cung cấp thông tin một cách đầy đủ) được trích lập thành một nhân tố với phương sai trích là 18,943% và Eigenvalue là 3,599. Nhân tố này được đặt tên làNguồn thông tin phục vụ thẩm định.

- Nhân tố 5: Gồm 03 biến quan sát: CTTĐ1(Các chỉ tiêu thẩm định là đầy đủ (định tính, định lượng, rủi ro)), CTTĐ2 (Các chỉ tiêu thẩm định được sử dụng một cách hợp lý (linh hoạt với đặc điểm của khoản vay)),CTTĐ3 (Các chỉ tiêu thẩm định được tính toán chính xác) được gom vào một nhân tố với phương sai trích là 14,728% và Eigenvalue là 2,798. Nhân tố này được đặt tên là Chỉ tiêu thẩm định TSĐB

Như vậy, luận văn đã xây dựng được một bộ thang đo mới, cho phép nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài sản đảm bảo. Đây là bộ thang đo đáng tin cậy với hệ số tải nhân tố và hệ số CronbachØs Alpha thích hợp. Do đó, bộ thang đo có thể sử dụng để tìm ra yếu tố quyết định ảnh hưởng quan trọng nhất đến hoạt động thẩm định tài sản.

Ngoài ra, kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với chất lượng thẩm định tín dụng cho thấy hệ số KMO = 0,771 (> 0,5), kiểm định Bartlett’s Test có ý nghĩa thống kê (giá trị Sig. < 0,05); 03 biến quan sát: “Công tác thẩm định của ngân hàng đạt hiệu quả cao; Hợp đồng cho vay được ngân hàng quyết định nhanh chóng và chính xác; Giá trị TSĐB được định giá đúng và dễ xử lý sau cho vay” dùng để đo lường khái niệm chất lượng thẩm định tín dụng được rút trích thành 01 nhân tố với phương sai trích là 97,027% và Eigenvalue là 2,911. Nhân tố này được đặt tên là

Chất lượng thẩm định tín dụng.

Bảng 2.13: Kết quả EFA thang đo chất lượng thẩm định TSĐB

Biến quan sát Hệ số tải nhân tố

Công tác thẩm định của ngân hàng đạt hiệu quảcao 0,982 Hợp đồng cho vay được ngân hàng quyết định nhanh

chóng và chính xác 0,990

Giá trị TSĐB được định giá đúng và dễ xử lý sau cho

vay 0,983

Giá trịEigenvalue 2,911

Phương sai trích (%) 97,027%

CronbachØs Alpha 0,984

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra

2.3.4 Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định TSĐB

- Thiết lập mô hình hồi quy

Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc “Chất lượng thẩm định tín dụng” và các biến độc lập (Cán bộ thẩm định, Quy trình thẩm định, Phương pháp và phương tiện thẩm định, Nguồn thông tin phục vụ thẩm định và Chỉ tiêu thẩm định). Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Phương pháp phân tích được luận văn lựa chọn là Stepwise với tiêu chuẩn vào FIN là 0,05 và tiêu chuẩn FOUT là 0,1. Đây là phương pháp sử dụng khá rộng rãi trong nhiều nghiên cứu.

Phương trình hồi quy:

Y = β0+ β1X1+ β2X2+ β3X3 + β4X4+ β5X5+ ei

Trong đó:

Y: Chất lượng thẩm định tín dụng X1: Cán bộ thẩm định

X2: Quy trình thẩm định

X3: Phương pháp và phương tiện thẩm định X4: Nguồn thông tin phục vụ thẩm định

X5: Chỉ tiêu thẩm định

Bảng 2.14: Tóm tắt kết quả của mô hình hồi quy đa biếnModel Summaryb Model Summaryb

hình R R

2 R2điều chỉnh Sai số chuẩn ước lượng

5 0,801 0,641 0,626 0,509

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến thể hiện mối quan hệ của 05 biến độc lập: Cán bộ thẩm định, Quy trình thẩm định, Phương pháp và phương tiện thẩm định, Nguồn thông tin phục vụ thẩm định và Chỉ tiêu thẩm định.

Hệ số xác định R2 = 0,641 và R2 hiệu chỉnh = 0,626 chứng tỏ mô hình hồi quy đã xây dựng phù hợp với bộ dữ liệu đến mức 64,1%. Hay nói cách khác 64,1% biến phụ thuộc “Chất lượng thẩm định tín dụng” được giải thích bởi sự tác động của 05 biến độc lập, còn lại 35,9% là do ảnh hưởng của các nhân tố khác mà mô hình chưa ước lượng được (yếu tố nằm ngoài mô hình, ví dụ: các yếu tố khách quan, tình hình kinh tế, chính sách chỉ phủ...).

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, các biến độc lập (Cán bộ thẩm định, Quy trình thẩm định, Phương pháp và phương tiện thẩm định, Nguồn thông tin phục vụ thẩm định và Chỉ tiêu thẩm định) đều có tác động cùng chiều (tích cực) đến biến phụ thuốc “Chất lượng thẩm định tín dụng” vì hệ số hồi quy của các biến độc lập đều dương (lớn hơn 0) và đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% (các giá trị Sig. đều < 0,05).

Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã

chuẩn hóa T Sig Β Sai số chuẩn Beta

Constant -

0,460 0,283

-

1,628 0,106 Chất lượng căn bộ thẩm định(X1) 0,271 0,071 0,295 3,837 0,000 Nguồn thông tin thẩm định(X4) 0,255 0,064 0,286 3,982 0,000 Phương pháp & phương tiện thẩm

định(X3) 0,241 0,052 0,300 4,664 0,000

Chỉ tiêu thẩm định(X5) 0,227 0,070 0,241 3,252 0,002 Quy trình thẩm định(X2) 0,152 0,062 0,169 2,468 0,015

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra Vậy mô hình hồi quy của đề tài có dạng như sau:

Y = 0,295X1+ 0,169X2 + 0,300X3 + 0,286X4+ 0,241X5

Kết quả mô hình hồi quy đa biến cho thấy phương pháp và phương tiện thẩm định tài sản đảm bảo ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng thẩm định (β = 0,300). Tiếp theo sau đó lần lượt là chất lượng cán bộ thẩm định(β = 0,295), nguồn thông tin phục vụ thẩm định (β = 0,286), chỉ tiêu thẩm định(β = 0,241) và quy trình thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)