Phần 3 : Kết luận và Kiến nghị
2.1 Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình viết tắt là NHNo&PTNT Quảng Bình. Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Viet Nam Bank for Agriculture Rural Development, Quang Binh Branch; viết tắt là AGRIBANK. NHNo&PTNT Quảng Bình là chi nhánh thành viên thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Tổ chức tiền thân của NHNNo&PTNT Quảng Bình ngày nay là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Bình Trị Thiên thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/ HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Sau khi có quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh (Quảng Bình, Quảng trị, Thừa thiên - Huế) ngày 01/07/1989, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình được thành lập. Đến ngày 14/11/1990 có quyết định số 400/ CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng ký quyết định uỷ quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/ QĐ – NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Bình.
Từ khi được thành lập đến trước ngày 01/10/1998, NHNo&PTNT Quảng Bình được tổ chức và hoạt động theo Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ngày 23/05/1990 và Điều lệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành theo quyết định số 250/ QĐ ngày 11/11/1992.
Từ ngày 01/10/1998 đến nay, NHNNo&PTNT Quảng Bình được tổ chức và hoạt động theo Luật các tổ chức Tín dụng do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X tại kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 (Chủ tịch nước ký quyết định công bố ngày 26/12/1997 và có hiệu lực kể từ ngày 01/10/1998) và Điều lệ tổ chức, hoạt động do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn ngày 22/11/1997.
Là đơn vị thành viên (Chi nhánh loại I) của NHNNo&PTNT, được thành lập trong giai đoạn toàn hệ thống chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình đã góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế xã hội sau này của tỉnh nhà. NHNNo&PTNT Chi nhánh Quảng Bình có 1 trụ sở chính, 10 chi nhánh loại III và 13 phòng giao dịch thuộc các chi nhánh loại III.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của NHNNo&PTNT Quảng Bình
Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn thông qua các nghiệp vụ ngân hàng:
• Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Được phép vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước nếu cần thiết.
• Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đến tất cả các thành phần kinh tế, ưu tiên hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.
• Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, đầu tư từ Chính Phủ, NHNN và các tổ chức quốc tế đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế- xã hội.
• Thực hiện các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại.
• Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng một cách chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất.
2.1.3 Tình hình nhân lực và cơ cấu tổ chức nhân sự tại NHNNo&PTNT QuảngBình Bình
Bảng 2.1 Tình hình nhân lực tại NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2014 – 2016 (ĐVT: Người) Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh So sánh 2015/2014 2016/2015 SL % SL % SL % +/- % +/- % TỔNG SỐ 368 100 367 100 366 100 -1 -0,27 -1 -0,27 Trình độ học vấn -Trên Đại học 12 3,26 22 5,99 35 9,6 10 83,33 13 59,09 -Đại học 302 82 297 80,9 284 77,6 -5 -1,66 -13 -4,38 -Cao đẳng, trung cấp 28 7,61 22 5,99 20 5,5 -6 -21,43 -2 -9,09 -Phổ thông 26 7,07 26 7,08 27 7,38 0 0 1 3,85 Giới tính - Nữ 204 55,4 202 55,1 201 54,9 -2 -0,98 -1 -0,49 - Nam 164 44,6 165 44,9 165 45,1 1 0,61 0 0
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sựNHNNo&PTNT Quảng Bình)
Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy số lượng lao động của ngân hàng có sự thay đổi qua các năm. Quy mô lao động năm 2014 là 368 người, sang đến năm 2015 là 367 người, giảm 1 người tương ứng giảm 0,27% so với năm 2014. Năm 2016, nguồn nhân lực tiếp tục giảm thêm 1 người, tương ứng giảm 0,27%, xuống 366 người. Cụ thể là:
Theo giới tính:
Qua các năm, ta có thể thấy được số lượng nhân viên nữ chiếm phần lớn trong tổng số nhân viên của chi nhánh. Cụ thể năm 2014 là 204 người chiếm 55,4%;năm 2015 là 202 người và đến năm 2016 giảm xuống còn 201 người. Nguyên nhân của sự chênh lệch về giới tính trong tổng nhân viên ngân hàng là do tính chất của các vị
Theo trìnhđộ học vấn:
Có thể dễ nhận thấy rằng lực lượng lao động tại NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình đa số có trìnhđộ đại học và trên đại học, trong 3 năm luôn chiếm trên 85%. Do yêu cầu công việc phải có trìnhđộ chuyên môn vững và khả năng chịu áp lực nên ngân hàng chủ yếu tuyển lao động có trình độ từ đại học trở lên. Cụ thể, năm 2014 số lao động có trình độ từ đại học trở lên là 314 người, chiếm 85,3%, trong khi đó lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và phổ thông chỉ có 54 người tương ứng 14,7%. Trong những năm tiếp theo, số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học tiếp tục tăng, năm 2015 là 319 người tương ứng 86,9% và giữ nguyên cho đến năm 2016. Đồng thời có sự giảm mạnh về số lượng lao động trình độ cao đẳng, trung cấp và phổ thông với 48 người năm 2015 và tiếp tục giảm cho đến năm 2016 là 47 người. Nhìn chung, sự gia tăng số lượng nhân lực có trình độ cao của NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình cho thấy ngân hàng rất chú trọng đến công tác tuyển dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, đây chính là nền tảng vững chắc giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả.
• Mô hình cơ cấu tổ chức nhân sự:
Mạng lưới chi nhánh của NHNNo&PTNT Quảng Bình trải rộng khắp địa bàn tỉnh: 1 chi nhánh cấp I (Hội sở NHNNo&PTNT Quảng Bình có 08 phòng chuyên môn vừa trực tiếp thực hiện các hoạt động phục vụ kinh doanh vừa thực hiện công tác hướng dẫn, chỉ đạo chi nhánh cấp dưới về mặt nghiệp vụ). Bên cạnh đó còn có 06 chi nhánh cấp III thuộc 06 huyện + 13 phòng giao dịch và 04 chi nhánh cấp III trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
Ghi chú: Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình
• Chức năng các phòng ban:
Ban giám đố c
Ban giám đốc điều hành mọi hoạt động chung của chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức thẩm định vốn theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. Phòng dịch vụ & Market ing Phòng hành chính nhân sự Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng khách hàng HSX & cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng điện toán Phó giám đốc Phó giám đốc
Các chi nhánh Agribank huyện
(loại 3)
Các chi nhánh Agribank thành phố Đồng Hới (loại 3)
Các phòng giao dịch Giám đốc
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. Quyền quyết định chính thức cho các khoản vay theo mức ủy quyền của Hội đồng quản trị.
Quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương các cán bộ được phân quyền.
Phòng hành chính nhân sự
Chịu trách nhiệm quản lý lực lượng cán bộ nhân viên, biên chế cũng như hợp đồng trong việc tham gia hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thực hiện công tác hành chính liên quan đến cán bộ như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương hoặc kỷ luật.
Hướng dẫn, kiểm soát việc thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước. Tham mưu cho Ban lãnhđạo về công tác đào tạo, điều động bố trí cán bộ.
Phòng kế toán - ngân quỹ
Thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ phát sinh trong ngày. Thu thập số liệu, thông tin hạch toán kế toán nhằm tham mưu cho Ban giám đốc trong điều hành kế hoạch chi tiêu tài chính. Ngoài ra, cung cấp thông tin hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi hay sử dụng các hình thức thanh toán.
Phòng dị ch vụ và kinh doanh ngoạ i tệ
Xây dựng và trực tiếp tổ chức các phương án tiếp thị, tuyên truyềncác chương trình quảng cáo theo chỉ đạo của NHNNo&PTNT Việt Nam và Giám đốc Chi nhánh.
Tổ chức triển khai thực hiện sử dụng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới và sản phẩm hiện có, phí, hoa hồng sản phẩm dịch vụ.
Quản lý, giám sát các điểm ATM, đảm bảo an toàn tiền bạc cho hệ thống máy ATM và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ như kinh doanh, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế trên địa bàn toàn tỉnh.
Phòng điệ n toán
Quản lý và vận hành hệ thống máy chủ, thiết bị đường truyền, mạng… của toàn Chi nhánh, đảm bảo hệ thống thiết bị hoạt động thông suốt, an toàn phục vụ cho hoạt động của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc.
Thực hiện chức năng quản trị trên các phần mềm ứng dụng IPCAS, Web,… Xây dựng và phát triển các phần mềm, các ứng dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh.
Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc xây dựng phát triển các ứng dụng về công nghệ thông tin. Quản lý mạng thông tin giữa Ngân hàng với khách hàng.
Đảm bảo an toàn hệ thống thiết bị, phần mềm máy tính, bí mật dữ liệu, thông tin, phòng chống virus, hacker thâm nhập và đánh cắp dữ liệu của ngân hàng
Phòng kiể m tra, kiể m soát nộ i bộ
Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ của phòng, ban chức năng cũng như hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng cấp cơ sở để kịp thời phát hiện sai sót và xử lý theo đúng chức năng.
Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác thanh tra, kiểm tra và đề ra biện pháp đúng đắn đảm bảo cho chi nhánh hoạt động ổn định và có hiệu quả.
Phòng khách hàng cá nhân & HSX
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, cho vay, đôn đốc khách hàng là các cá nhân và hộ sản xuất thực hiện việc trả gốc và lãiđúng hạn.
Xây dựng chiến lược khách hàng, đầu tư tín dụng.… Phòng khách hàng doanh nghiệ p
Cho vay, quản lý các khoản dư nợ cho vay, giảm sát và thực hiện việc thu hồi vay nợgốc và lãi của khách hàng doanh nghiệp.
Xây dựng và thực hiện chiến lược đầu tư tín dụng, chiến lược khách hàng. Xây dựng các sản phẩm tín dụng ngắn hạn.
Phòng kế hoạ ch tổ ng hợ p
Có chức năng quản trị tài chính, phát triển huy động vốn, quản trị điều hành kinh doanh, tham mưu cho lãnhđạo trong việc xây dựng thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cho Ngân hàng.
Thu thập và tổng hợp thông tin kinh tế nhằm cung cấp cho các chi nhánh tình hình hoạt động kinh doanh hàng tháng, hàng quý.
Nghiên cứu, đề xuất chiến lược và giải pháp huy động vốn, phát triển nguồn vốn của toàn Chi nhánh và Hội sở NHNNo&PTNT.
2.1.4 Tình hình huy động vốn tại NHNNo&PTNT – Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016
Trong giai đoạn 2014 - 2016, sự biến động của nền kinh tế và lãi suất trên thị trường tiền tệ đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM nói chung và NHNo&PTNT nói riêng. Trước tình hìnhđó, Agribank - chi nhánh Quảng Bình đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay - huy động. Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều hành lãi suất đã góp phần giảm thiểu áp lực lên công tác huy động vốn,giúp ngân hàng nâng cao hoạt động sử dụng vốn và có hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nguồn vốn huy động tăng liên tục trong 3 năm 2014, 2015 và 2016 được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn tại NHNNo&PTNT Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016 (ĐVT:triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh So sánh 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 5.935.000 6.580.000 7.361.000 645.000 10,86 781.000 11,87
Nguồn vốn theo đối tượng
Tiền gửi dân cư 5.486.000 6.113.000 6.872.000 627.000 11,43 759.000 12,42 Tiền gửi TCKT 344.800 374.000 415.700 29.200 8,5 41.700 11,14 Tiền gửi KB 96.600 80.800 65.000 -15.800 -16,4 -15.800 -19,5 Tiền gửi, tiền
vay TCTD 4.200 2.330 3.130 -1.870 -44.500 800 34,3
Tiền gửi ký quỹ 3.880 814.000 4.480 3.060 -78,8 3.600 442 Nguồn vốn theo thời gian gửi
Nguồn vốn có
kỳ hạn 5.336.000 5.880.000 6.659.000
544.000 10,19 779.000 13,25
Nguồn vốn
Nhìn chung nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng qua các năm, cụ thể: năm 2014 tổng nguồn vốn huy động là 5.935.000 triệu đồng thì sang năm 2015 tăng lên là 6.580.000 triệu đồng, tương ứng tăng 10,86% so với năm 2014. Và đến cuối năm 2016, nguồn vốn huy động được là 7.361.000 triệu đồng, tương ứng tăng 11,87% so với năm 2015.
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNNo&PTNT – Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016
Trong giai đoạn 2014 - 2016, nền kinh tếtiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá, cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu hệthống ngân hàng, cơ cấu lại nợxấu được đẩy mạnh và đạt kết quảnhất định. Thiên tai, lũ lụt và sựcố môi trường biển do Formosa gây ra đãảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của hệthống ngân hàng tại Quảng Bình trongđó có NHNNo&PTNT Chi nhánh Quảng Bình. Mặc dù vậy, nhờ sựchỉ đạo kịp thời và đúng đắn của Ban lãnhđạo ngân hàng cùng với sựnỗlực của tập thểcán bộnhân viên đã giúp NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình vượt qua những khó khăn, ngày càng nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh. Lợi nhuận gia tăng qua các năm, lợi nhuận là yếu tốthen chốt, quyết định đến sựtồn tại và phát triển của ngân hàng và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, lợi nhuận tăng là minh chứng cho việc sử dụng vốn hiệu quả và được thểhiện qua bảng 2.3sau:
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT – Quảng Bình giai đoạn 2014-2016
(ĐVT: Triệuđồng)
Chỉ tiêu Năm2014 Năm2015 Năm2016
So sánh So sánh 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % I. Tổng thu nhập 711.240 677.010 843.974 -34.230 -4,81 166.964 24,6 1.Lãi dự thu 53.705 49.947 68.670 -3.750 -6,99 18.720 -86,3 2.Thu khác 657.535 627.063 775.304 -30.470 -4,63 148.240 23,6 II. Tổng chi phí 528.121 473.692 620.540 -54.420 -10,3 146.848 31 1.Lãi dự chi 99.502 106.859 141.000 7.350 7,39 34.141 31,9 2.Chi khác 428.619 366.833 479.540 -61.780 -14,4 112.700 -30,7
III. Lợi nhuận 183.119 203.318 223.434 20.190 11,03 20.110 9,8
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quảng Bình, có thể thấy các chỉ tiêu tổng thu nhập và tổng chi phí có sự biến động qua từng năm. Đối với chỉ tiêu lợi nhuận thì có xu hướng tăng qua các năm. Sự biến động của các chỉ tiêu được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây:
711.240 677.010 843.974 528.121 473.692 620.540 183.119 203.318 223.434 0 100 200 300 400