I. Tính cấp thiết của đề t ài
4. Phương Pháp nghiên cứu
1.5.1 Kinh nghiệm thẩm định của BIDV
Theo kinh nghiệm của BIDV được trích dẫn từ luận văn của ThS. Hoàng Thị Minh Thu (2015) để hoạt động đầu tư tín dụng đạt được hiệu quả cao nhất, khâu đầu tiên cần quan tâm chính là cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý tín dụng. Cơ cấu tổ chức quản lý tín dụng hợp lý phải đảm bảo gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, đảm bảo tổ chức điều hành công việc hiệu quả; chức năng của các bộ phận không trùng lắp; trách nhiệm cá nhân được phân định rõ ràng; năng lực quản lý tín dụng đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng , đặc biệt là trình độ phân tích, thẩm định tín dụng, theo dõi và giám sát khách hàng vay vốn và quản lý nợ có vấn đề.
Bên cạnh đó, BIDV đã không ngừng nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng, trong đó có thẩm định tài sản đảm bảo: cá nhân, tập thể được phân cấp uỷ quyền quyết định cấp tín dụng tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, hoàn toàn tự chủ trong quá trình xem xét cho vay dự án. Trách nhiệm của từng cá nhân trong quy trình tín dụng phải được phân định rõ ràng. Cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, lãnhđạo phòng nghiệp vụ tín dụng và cán bộ có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân trong phần việc được giao. Mỗi cá nhân tự chịu trách nhiệm về những sai sót chủ quan của bản thân mình trong quá trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư. Mặt khác, luôn thường xuyên phân tích, lựa chọn khách hàng chiến lược, ngành hàng chiến lược để vạch ra chiến lược đầu tư vốn đảm bảo hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.