Đánh giá tổng quát về công tác thẩm định TSĐB cho vay khách hàng doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 86)

Phần 3 : Kết luận và Kiến nghị

2.4. Đánh giá tổng quát về công tác thẩm định TSĐB cho vay khách hàng doanh

doanh nghiệp tại ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình.

2.4.1. Những kết quả đạt được

Việc tổ chức quản lý công tác thẩm định TSĐB trong cho vay DN tại chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình thực hiện đúng theo quy trình của NHNo&PTNT . Có sự phân công chức năng nhiệm vụ đến cán bộ và phòng ban rõ ràng đã phát huy tốt năng lực của từng cán bộ cũng như trách nhiệm của của các cá nhân liên quan. Chi nhánh gắn quyền hạn và trách nhiệm cho CBTD trong công việc nhằm nâng cao chất lượng làm việc của CBTD, công tác thẩm định TSĐB được an toàn và hiệu quả hơn. Chi nhánh quản lý tách biệt giữa bộ phận soạn thảo, thẩm định hồ sơ vay vốn: Phòng tín dụng và bộ phận giải ngân tiền vay, quản lý TSĐB: Phòng kế toán –ngân quỹnhằm hạn chế những tiêu cực, rủi roxảy ra. Các hồ sơ thẩm định TSĐB đều có sự tham gia, kiểm soát khá chặt chẽ của lãnh đạo phòng, lãnh đạo chi nhánh, nhờ đó hạn chế được phần nào sai sót và những rủi ro trong việc xác định giá trị TSĐB.

Chi nhánh luôn chủ động áp dụng các biện pháp, chủ trương để đa dạng hóa các loại tài sản thế chấp, cầm cố trong danh mục TSĐBcủa mình phù hợp với danh mụcchung của NHNo&PTNTquy định.

Quy trình nhận và kiểm tra hồ sơ TSĐB của CBTD tại chi nhánh luôn được tuân thủ một cách cẩn trọng. Cán bộ tín dụng luôn đối chiếu với danh mục TSĐB chi nhánh không được nhận làm bảo đảm tiền vay giúp tiết kiệm được thời gian của chi nhánh cũng như khách hàng.

Thời gian xử lý TSĐB thu hồi nợ và số lượng khoản vay có thời gian xử lý TSĐB kéo dài tại chi nhánh qua các năm giảm dần cho thấy chất lượng công tác thẩm định TSĐB được nâng cao.

Trong những năm gần đây công tác tái thẩm định TSĐB được chi nhánh quan tâm hơn, với số lần tái thẩm định trong một năm tăng dần sẽ hạn chế những rủi ro phát sinh trong quá trình xử lý TSĐB.

Các món vay vượt thẩm quyền cấp tín dụng của chi nhánh đều được gửi lên hội sởNHNo&PTNT để tái thẩm định và phê duyệt đã góp phần hạn chế rủi ro cho vay cũng như nâng cao kết quả công tác thẩm định TSĐBtrong cho vay DN.

Chi nhánh có lợi thế về đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng nổ, chịu được áp lực công việc cao giúp hoạt động tín dụng nói chung cũng như hoạt động thẩm định nói riêng được thuận lợi. Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, gắn quyền hạn và trách nhiệm của mình vào công việc. Từ đó nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng đồng nghĩa là việc thực hiện bảo đảm tiền vay sẽ an toàn, hiệu quả hơn.

Trong công tác thẩm định TSĐB, chi nhánh đã áp dụng hợp lý phương pháp thẩm định TSĐB, áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp chi phí. Các phương án này là phù hợp với việc thẩm định các tài sản là bất động sản đất đai, nhà ở, công trình xây dựng, mà đây là loại TSĐBphổ biến tại chi nhánh.

Từ năm 2014–2016 công tác thẩm định TSĐBcủa chi nhánh cũng có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, khối lượng hồ sơ thẩm định TSĐB gia tăng liên tục. Về chất lượng, thời gian để thực hiện thẩm định một bộ hồ sơ TSĐBngày càng thu hẹp lại chứng tỏ trình độvà khả năng xử lý hồ sơ của cán bộ thẩm định ngày càng cao hơn.

Chi nhánh đánh giá đúng vai trò khâu thẩm định TSĐB trong quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp, xem kết quả thẩm định tài sản là một trong những căn cứ để ra quyết định cho vay khách hàng, dó đó góp phần giảm bới những tổn thất trong kinh doanh, hiệu quả không ngừng tăng lên, mức độ an toàn được nângcao.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạ n chế

Bên cạnh những kết quả mà chi nhánh đạt được, trong quá trình thưc hiện công tác thẩm định TSĐB trong cho vay khách hàng DN vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Một là toàn bộ cán bộ tín dụng đều tốt nghiệp từ các ngành kinh tế như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh. Chưa có cán bộ thẩm định nào được đào tạo đúng chuyên ngành thẩm định giá. Điều đó ảnh hưởng khá lớn về chuyên môn của cán bộ. Hơn nữa công việc từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ vay và đăng ký thông tin vay vốn đều tập trung giao cho 01 CBTD, làm công tác thẩm định thiếu khách quan, tạo cơ hội cho một số cán bộ cấu kết với khách hàng định giá TSĐB cao hơn so với giá trị thực tế làm phát sinh rủi ro đạo đức.

Hai là nguồn thông tin khách hàng mà cán bộ tín dụng có được chủ yếu là do khách hàng cung cấp nên thông tin chưa có độ chính xác cao, đáng tin cậy. Vẫn có những trường hợp khách hàng vay có ý đồ từ trước gây khó khăn không nhỏ cho cán bộ tín dụng.

Ba là phương pháp định giá được chi nhánh áp dụng chủ yếu là phương pháp so sánh có kết hợp phương pháp chi phí trong việc ước tính giá trị phần nhà trên thửa đất cần thẩm định. Tuy nhiên, cán bộ thẩm định chưa nêu rõ trong hồ sơ việc áp dụng cơ sở giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường, việc ước tính, điều chỉnh thông tin các tài sản so sánh với tài sản được thẩm định không có sơ sở rõ ràng, chưa lý giải được cơ sở điều chỉnh của mình. Trong một số trường hợp tài sản thẩm định giá là tài sản không phổ biến, thiếu thông tin giao dịch trên thị trường, tài sản sử dụng cho những mục đích riêng biệt, tài sản chuyên dụng, thì việc sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp chi phí không thực sự cho ra kết quả chính xác. Việc ít sử dụng, thậm chí không áp dụng các phương pháp khác để kiểm tra lại kết quả thẩm định làm công tác này thiếu chuẩn xác.

Bốn là thẩm định tính pháp lý của TSĐB, chính sách thẩm định TSĐBcủa chi nhánh chưa hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể, vì vậy chi nhánh vẫn gặp

nhiều vướng mắc khi thực hiện. Việc thẩm định khả năng chuyển nhượng còn gặp nhiều khó khăn do thị trường giao dịch tài sản trong nước nhiều biến động, làmảnh hưởng đến giá cả các loại TSĐBvà khả năng chuyển nhượng trên thị trường.

Năm là công tác tái thẩm định TSĐB sau khi cho vay mặc dù đã được quan tâm tuy nhiên một số trường hợp còn mang tính hình thức, chỉ thể hiện trên bề mặt hồ sơ để đảm bảo chứng từ đối với hồ sơ tín dụng chứ không thực sự thẩm định thực tế lại TSĐB.

Sáu là thủ tục phát mại tài sản rườm rà khi khách hàng không trả được nợ, chi nhánh buộc phải xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên đây không phải là công việc đơn giản, để xử lý được, chi nhánh phải làm đơn khởi kiện đến tòa án kinh tế để giải quyết và chỉ khi có quyết định chi nhánh mới được tổ chức bán đấu giá tài sản. Đây là hạn chế rất lớn đối với công tác bảo đảm tiền vay của NHNo&PTNT Chi nhánh Quảng Bình nói riêng và các NHTM nói chung. Vì việc qua Tòa án phải mất rất nhiều thời gian, tốn kém chi phí, hơn nữa đến khi được quyền xử lý tài sản thì tài sản đó có thể đã bị mất giá trị, dẫn tới số vốn thu lại được không nhiều so với những gì ta bỏ ra để có được nó. Chính vì vậy, đến với tòa án là biện pháp cuối cùng sau một loạt các biện pháp khác như thương lượng, thuyết phục…khách hàng không thành công.

2.3.3 Nguyên nhân

Trước hết phải kể đến đó là trìnhđộ chuyên môn của những cán bộ tín dụng. Những năm qua Chi nhánh tuyển dụng cán bộ có bằng cấp Đại học về lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, Kế toán mà chưa thực sự chú trọng tuyển dụng cán bộ về thẩm định giá. Mặt khác đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh còn khá trẻ, nhìn chung kinh nghiệm thực tế chưanhiều. Trong khi đó, đối tượng khách hàng đến với ngân hàng rất đa dạng và phong phú, từ nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, có những ngành nghề đòi hỏi trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụrất cao. Việc thẩm định đánh giá lại chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh tế nên việc kết luận của cán bộ tín dụng thiếu toàn diện là điều tất yếu.

phần mềm xử lý hay bị lỗi hoặc nghẽn không sử dụng được khi có nhiều máy cùng một lúc hoạt động… dẫn tới việc quản lý tài sản bảo đảm chưa thực sự hiệu quả, chưa được tổ chức một cách khoahọc và hợp lý.

Do phương pháp so sánh dễ sử dụng nên CBTD thường áp dụng chung cho tất cả các loại tài sản mà không để ý đến tínhchất đặc thù của từng loai loạitài sản. Đối với những phương pháp thẩm định giá có kỹ thuật phức tạp như phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư, phương pháp lợi nhuận việc áp dụng nhuần nhuyễn đòi hỏi cán bộ phải có trìnhđộ chuyên môn cao, được đào tạo đúng chuyên ngành và có nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Trong khi đó hầu hết cán bộ của chi nhánh còn trẻ, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, phần lớn tốt nghiệp các trường khối kinh tế nên hiểu biết về: kiến trúc, xây dựng, bất động sản, máy móc thiết bị… còn hạn chế.

Nền kinh tế ngày càng phát triển buộc các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng vì vậy áp lực chi tiêu dư nợ vay lên CBTD rất lớn. Các chi nhánh đều được giao chỉ tiêu nên CBTD bị áp lực chỉ tiêu dư nợ cho vay, do vậy đôi khi để đạt được chỉ tiêu đó, CBTD kiểm tra TSĐB sơ sài, làm ảnh hưởng đến kết quả công tác thẩm định TSĐB.

Với mỗi TSĐB có những đặc điểm riêng về mặt kỹ thuật, vị trí địa lý, tính thanh khoản … trong khi đó, văn bản không hướng dẫn cụ thể cho từng loại tài sản nên gây khó khăn cho cán bộ trong việc thẩm định giá. Việc thẩm định tài sản bảo đảm chủ yếu do cán bộ tín dụng thẩm định tiến hành, rất ít có sự tham gia của các cơ quan chuyên mônnên cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định.

Ba là, tại chi nhánh chưa có bộ phận chuyên quản lý các thông tin về khách hàng vay, tài sản bảo đảm, xếp loại tín dụng khách hàng mà công việc này vẫn chủ yếu do bộ phận tín dụng đảm nhiệm. Do đó, việc thu thập và xử lý thông tin còn thiếu hệ thống và toàn diện, chất lượng thông tin chưa cao, chưa cập nhật, tốn kém thời gian và chi phí. CBTD chi nhánh chưa thường xuyên thực hiện chụp, in các thông tin tham khảo trên báo chí, internet để lưu hồ sơ do đó gây khó khăn cho công tác kiểm tra kiểm soát hồ sơ.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIÊN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI

NHNO&PNTN CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

3.1. Phương hướng phát triển chung của NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình

Trên đà tăng trưởng mạnh mẽ với phương châm “NHNo&PTNTluôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”, NHNo&PTNT Chi nhánh Quảng Bình đã, đang và sẽ duy trì hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả với mục tiêu phát triển bền vững để trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu trong tương lai. Để thực hiện được mục tiêu dài hạn đó, mục tiêu trước mắt của NHNo&PTNT là mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận gắn với công tác bảo toàn vốn và nâng cao chất lượng tín dụng

Ngân hàng đã xây dựng cho mình phương hướng chung về hoạt động cho vay như sau:

- Thực hiện hoạt động cho vay theo nguyên tắc linh hoạt với chính sách lãi suất và chính sách khách hàng phù hợp nhưng an toàn.

- Thực hiện phục vụ khách hàng trọn gói, tăng cường bán chéo sản phẩm. Thực hiện tốt phương châm “ Một dịch vụ dành cho nhiều khách hàng, một khách hàng được hưởng nhiều dịch vụ”.

- Tăng cường đầu tư, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại để quản lý hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung phù hợp với tiến trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, thông lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Coi đổi mới công nghệ là một trong những khâu then chốt tạo nên bước đột phá trong cạnh tranh của ngân hàng.

- Chủ động tìm kiếm và phân loại khách hàng, thực hiện đúng quy trình và biện pháp bảo đảm tiền vay để mở rộng hoạt động cho vay có hiệu quả và an toàn.

- Tăng cường công tác tiếp thị mở rộng thị phần trong đó coi trọng khách hàng truyền thống và có uy tín, đồng thời thu hút các khách hàng mới thuộc mọi lĩnh vực.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và chủ động giữ vững tỷ lệ huy động vốn, tăng cường huy động vốn với giá rẻ vàổn định.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình.

3.2.1. Giải pháp về chất lượng cán bộ thẩm định

Công tác bảo đảm tiền vay có được thực hiện tốt và an toàn hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ tín dụng. Vì đây là những người trực tiếp tham gia vào quá trình bảo đảm tiền vay, từ khâu tiếp xúc, thẩm định, quyết định mức cho vay đến hình thức bảo đảm …Do đó nếu những phân tích, nhận định của cán bộ tín dụng thiếu chính xác sẽ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Chính vì vậy một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có am hiểu thị trường cùng đạo đức nghề nghiệp – luôn là đòi hỏi quan trọng và trước hết đối với một ngân hàng trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng. Do vậy, để thành công trong con đường hội nhập, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu.

Trước hết, Chi nhánh cần tuyển dụng cán bộ học đúng chuyên ngành thẩm định giá được đào tạo từ các trường Đại học có danh tiếng. Việc lựa chọn cán bộ có năng lực thẩm định ảnh hưởng rất nhiều đến chuyên môn nghiệp vụ trong quá trính cán bộ công tác tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, phải không ngừng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên đi học bằng cách giảm bớt khối lượng công việc cũng như hỗ trợ một phần học phí…Tuy nhiên việc đào tạo này phải đem lại hiệu quả thực sự cho ngân hàng, chính vì vậy việc đào tạo cán bộ phải trọng điểm, đào tạo có chọn lọc, tránh tràn lan, lãng phí.

Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, khuyến khích các bài tham luận về những khó khăn, vướng mắc cũng như những kinh nghiệm quý báu, thiết thực trong công tác bảo đảm tiền vay. Trên cơ sở giúp cho những người quản lý có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, cũng như những bất cập cần sửa đổi, từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bảo đảm tiền vay nói riêng. Bên cạnh đó,việc phân công việc phải hợp lý để cho cán bộ đó có thể phát huy hết được năng lực, sở trường của mình.

Thường xuyên kiểm tra, hoặc đôi khi cũng có thể tiến hành đột xuất để phát hiện được những gian lận, sai sót do các bộ phận trong chính chi nhánh tạo ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)