Phần 3 : Kết luận và Kiến nghị
1.5 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo của một số ngân
sẽ là hành lang pháp lý không những đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà còn thỏa mãn được nhu cầu vốn của các chủ thể trong xã hội, qua đó có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế pháttriền. Song trên thực tế, hệ thống các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay của nước ta còn thiếu đồng bô, chồng chéo không phù hợp với thực tế, khiến cho việc thẩm định dự án, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí còn tạo ra những khe hở để khách hàng xấu lợi dụng lừa đảo ngân hàng. Chính vì vậy, xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn là một tất yếu khách quan đối với nước ta – một nước đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới.
Ngoài ra, hoạt động bảo đảm tiền vay còn chịu ảnh hưởng bởi các biến số khác của môi trường kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách thuế, lạm phát... đều ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một khoản cho vay có thể được bảo đảm rất an toàn trên sổ sách nhưng thực tế khi có những biến động bất thường xảy ra như lãi suất tăng cao hay thời kỳ kinh tế suy thoái làm cho doanh thu hay thu nhập của khách hàng giảm, từ đó làmảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tiền vay.
1.5 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo của một sốngân hàng ngân hàng
1.5.1 Kinh nghiệm thẩm định của BIDV
Theo kinh nghiệm của BIDV được trích dẫn từ luận văn của ThS. Hoàng Thị Minh Thu (2015) để hoạt động đầu tư tín dụng đạt được hiệu quả cao nhất, khâu đầu tiên cần quan tâm chính là cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý tín dụng. Cơ cấu tổ chức quản lý tín dụng hợp lý phải đảm bảo gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, đảm bảo tổ chức điều hành công việc hiệu quả; chức năng của các bộ phận không trùng lắp; trách nhiệm cá nhân được phân định rõ ràng; năng lực quản lý tín dụng đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng , đặc biệt là trình độ phân tích, thẩm định tín dụng, theo dõi và giám sát khách hàng vay vốn và quản lý nợ có vấn đề.
Bên cạnh đó, BIDV đã không ngừng nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng, trong đó có thẩm định tài sản đảm bảo: cá nhân, tập thể được phân cấp uỷ quyền quyết định cấp tín dụng tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, hoàn toàn tự chủ trong quá trình xem xét cho vay dự án. Trách nhiệm của từng cá nhân trong quy trình tín dụng phải được phân định rõ ràng. Cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, lãnhđạo phòng nghiệp vụ tín dụng và cán bộ có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của cá nhân trong phần việc được giao. Mỗi cá nhân tự chịu trách nhiệm về những sai sót chủ quan của bản thân mình trong quá trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư. Mặt khác, luôn thường xuyên phân tích, lựa chọn khách hàng chiến lược, ngành hàng chiến lược để vạch ra chiến lược đầu tư vốn đảm bảo hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
1.5.2 Kinh nghiệm thẩm định của Vietcombank
Vietcombank đã áp dụng cơ chế phân tách trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Vì vậy bộ phận thẩm định có quyền độc lập đưa ra ý kiến đánh giá của mình trong báo cáo thẩm định. Khi tiến hành thẩm định ngoài yếu tố pháp lý, cần phải làm rõ các khía cạnh: Tính khả thi của dự án, tính hiệu quả và khả năng trả nợ của Dự án đó. Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay, tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn thẩm định (trước khi cho vay) để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thoả thuận, phát hiện kịp thời các rủi ro trên cơ sở đó có các biện pháp xử lý thích đáng.
Vietcombank đang trong quá trình chuyển đổi, hướng tới mô hình một ngân hàng thương mại đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại và vững mạnh. Do vậy, Vietcombank luôn đặt tiêu chuẩn nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, trong đó có thẩm định tài sản đảm bảo lên hàng đầu. Tháng 1 năm 2004, ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam đã ban hành Sổ tay tín dụng để hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay áp dụng cho các đơn vị trong toàn hệ thống. Đặc biệt trong cuốn Sổ tay tín dụng có hướng dẫn cụ thể qui trình thẩm định, trong đó bao gồm : Quy trình thẩm định xét duyệt cho vay, phát tiền vay, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay;
qui trình điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ; Quy trình thu nợ. Song song với việc chuẩn hoá qui trình nghiệp vụ, Vietcombank quán triệt nâng cao hơn nữa vai trò quản trị điều hành của các cấp lãnh đạo, xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ tín dụng khi tham gia thẩm định. (Trích dẫn từ luận văn Th.S Hoàng Thị Minh Thu (2015).
1.5.3 Bài học kinh nghiệm
Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm từ các ngân hàng cho thấy chất lượng thẩm định tín dụng, trong đó có thẩm định tải sản đảm bảo được cải thiện và nâng cao cần tập trung vào một số yếu tố chính như: hoàn thiện và thực hiện nghiêm ngặt quy trình thẩm định; phân rõ trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của từng khâu, từng bộ phân và cán bộ tham gia thẩm định; tuyển chọn và thu hút nhân tài, cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đào tạo các chuyên gia chuyên sâu về từng lĩnh vực, lựa chọn các khách hàng chiến lược; hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định cũng như hệ thống xếp hạng khách hàng nội bộ. Đó là những kinh nghiệm quý giá cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh QuảngBình.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI SẢN ĐẢM BẢO TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN