Nội dung công tác thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 26 - 29)

Phần 3 : Kết luận và Kiến nghị

1.3 Công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của

1.3.1 Nội dung công tác thẩm định

Danh mục tài sản bảo đảm

Mỗi NH xây dụng một danh mục TSĐB tiền vay phù hợp với chính sách bảo đảm tiền vay của mình. Tại Việt Nam, các NHTM xây dựng danh mục TSĐB riêng của mình dựa trên quy định danh mục TSĐB của Nghị định 178/1999/NĐ-CP như sau:

- Tài sản cầm cố:

+ Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, thiết bị, hàng hóa, vàng bạc, tàu biển, máy bay, …

+ Số dư trên tài khoản tiền gửi tại TCTD bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ. + Giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu.

+ Quyền tài sản phát sinh từ quyềntác giả, quyền sởhữu công nghiệp, quyền đòi nợ, cac quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác.

+ Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố. + Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. - Tài sản thế chấp:

+ Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhàở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.

+ Trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản có vật phụ, thì vật phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thỏa thuận.

+ Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

* Nội dungcông tác thẩm định tài sản đảmbảolần đầu

Theo Nguyễn Hữu Đại (Sưu tầm và hệ thống) Ngân hàng chovay thường xem xét thẩm định TSĐB theo các khía cạnh:

- Tính hiện hữu: Thẩm định về việc tài sảncó thất trên thực tế hay không. - Tính vững chắc về pháp lý: Thẩm định tính pháp lý của giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng và các giấy tờ có liên quan đến TSĐB để xác minh tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, tài sản không tranh chấp.

Tài sản bảo đảm không những chắc chắn thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm mà còn phải chắc chắn rằng tài sản đó không có tranh chấp để giảm thiểu tối đa những rủi ro tiềm ẩn đối với TSĐB.

- Thẩm định giá và xác định tỷ lệ cho vay tối đa

* Phương pháp thẩm định giá

Các NHTM thường sử dụng một số phương pháp định giá như sau: Phương pháp so sánh

Phương pháp chi phí Phương pháp thu nhập Phương pháp thặng dư Phương pháp lợi nhuận

*Tỷ lệ cho vay tối đatrên giá trị tài sản bảo đảm:

NHTM xác định tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị TSĐB dựa vào các yếu tố: Loại TSĐB; Khả năng và mức độ biến động giá trên thị trường của loại tài sản đó; Chi phí phát sinh trong quá trình xử lý tài sản (nếu xảy ra) để thu nợ; Ngân hàng phải đảm báo thu đủ nợ gốc, lãi trong hạn và lãi quá hạn, bù đắp các khoản chi phí phát sinh trong qúa trình xử lý nợ mà ngân hàng phải gánh chịu.

- Khả năng chuyển nhượng: Tài sản có được phép giao dịch, được pháp luật cho phép mua, bán, tặng,cho chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp và các giao dịch khác. Tài sản bảo đảm phải “bán” được – đó là điểm then chốt để TSĐB có thể hoàn thành “sứ mệnh” của mình: thanh toán giá trị nghĩa vụ bị vi phạm cho bên nhận thế chấp. Đồng thời, tài sản đó không thuộc diện bị pháp luật cấm, không thuộc danh mục tài sản bị cấm lưu thông hoặc có quyết định thu giữ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tài sản có dễ bán, dễ chuyển nhượng và ít bị mất giá chủ yếu là các tài sản thông dụng, ít hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học, ít thay đổi công nghệ, được sử dụng cho nhiều mục đích và nhiều đối tượng có thể sử dụng.

- Khả năng rủi ro của tài sản: Đối với khoản vay lớn, ngân hàng yêu cầu cán bộ thẩm định rủi ro liên quan đến TSĐBnhư rủi ro liên quan đến hồ sơ pháp lý của TSĐB, rủi ro về việc giảm giá trị TSĐB, rủi ro về tính thanh khoản của tài sản, rủi ro có sự thay đổi chính sách của Nhà nước.

- Khả năng quản lý tài sản của ngân hàng: Khả năng theo dõi, kiểm tra đánh giá nhằm bảo đảm tài sản, các giấy tờ trong tình trạng bình thường hoặc kịp thời phát hiện các sự cố liên quan làm giảm giá trị của TSĐB.

- Những vướng mắc có khả năng xảy ra nếu xử lý tài sản và biện pháp phòng ngừa.

* Nội dung tái thẩm định tài sản bảo đảm

Định kỳ hàng quý, 6 tháng hoặc đột xuất, cán bộthẩm định thực hiện tái thẩm định TSĐB. Việc kiểm tra giám sát TSĐB phải được ghi vào văn bản và thể hiện một số nội dung cơ bản:

- Kiểm tra thực trạng của TSĐB so với các thời điểm thẩm định trước đó: Tài sản có phát sinh tranh chấp nào không, nếu có phát sinh thì cán bộ thẩm định kịp thời đề xuất thay đổi biện pháp quản lý TSĐB khi cần thiết.

- Đối với tài sản hình thành trong tương lai thực hiện giám sát kiểm tra quá trình hình thành TSĐB.

- Thẩm định lại giá trị tài sản: Kiểm tra giá trị TSĐB có bị sụt giảm, đáp ứng được nghĩa vụ bảo đảm hay không để thực hiện định giá lại và yêu cầu bên bảo đảm

* Kết quả thẩm định tài sản bảo đảm

- Đối với thẩm định TSĐB lần đầu, kết quả thẩm định giúp NH trong quyết định cho vay hay không cho vay khách hàng.

- Đối với tái thẩm định TSĐB, kết quả thẩm định được NH sử dụng để giải quyết những rủi ro có khả năng phát sinh về tài sản, giúp NH đưa ra những quyết định tăng, giảm hoặc thu hồi đối với khoản vay và làm căn cứ khi xử lý tài sản.

1.3.2 Các chỉ tiêu phả n ánh kế t quả thẩ m đị nh tài sả n đả m bả o trong cho vaykhách hàng doanh nghiệ p củ a ngân hàng thư ơ ng mạ i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)