Công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 61 - 69)

Phần 3 : Kết luận và Kiến nghị

2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài sản đảm bảo đối với khách hàng doanh

2.2.3. Công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp

nghiệp tại chi nhánh NHNNo&PTNT tỉnh Quảng Bình

2.2.3.1 Quy trình thực hiện thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh

Bư ớ c 1:Tổ chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay

- CBTD sẽ kiểm tra bản chính của bộ hồ sơ bảo đảm bao gồm các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng TSĐB về: số lượng theo danh mục, tính hợp pháp, hợp lệ, có đủ chữ ký và xác nhận của cơ quan liên quan, sự phù hợp về nội dung giữa các tài liệu trong bộ hồ sơ.

- Kiểm tra xem tài sản có thuộc danh mục TSĐB mà chi nhánh được nhận làm TSĐB tiền vay.

- Tổng hợp thông tin còn thiếu cho khách hàng bổ sung

Quy trình nhận và kiểm tra hồ sơ TSĐB được thực hiện một cách cẩn trọng, theo thứ tự các bước và đảm bảo về mặt thời gian. Việc thu thập thôngtin về TSĐB

được CBTD thực hiện chủ yếu dựa vào thông tin khách hàng cung cấp. Bên cạnh đó, áp lực tăng trưởng chỉ tiêu dư nợ được phân công sẽ gây áp lực lên từng cán bộ và dẫn đến quy trình kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay còn thiếu chặt chẽ điều này dễ dẫn đến rủi ro tín dụng chi nhánh.

Bư ớ c 2: Sau khi kiểm tra tính đầy đủ về mặt hồ sơ tài sản, cán bộ tín dụng lập kế hoạch thẩm định gồm:

- Thu thập thông tin:

+ Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp: Đây là nguồn thông tin chủ yếu để xem xét đánh giá tình trạng và giá trị TSĐB

+ Khảo sát thực tế: Kết quả khảo sát thực tế sẽ xác minh lại các thông tin thu thập được từ khách hàng và phát hiện những vấn đề cần làm rõ. Kết quả khảo sát được ghi lại dưới dạng biên bản làm việc.

+ Các nguồn thông tin khác (Thông tin CIC, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, hàng xóm, chính quyền địa phương,…) Thông tin thu thập được từ nguồn này thường mang tính khách quan, có độ chính xác, đặc biệt đối với việc xác định quyền sở hữu, xác định giá trị TSĐB.

-Thẩm địnhtài sản đảmbảotại chi nhánh được thực hiện theo các nội dung sau: + Kiểm tra hiện trạng tài sản:

Quyền sử dụng đất: xác định vị trí, lợi thế thương mại, quy hoạch, diện tích, lọai đất, thời điểm được xác định các quyền của người sử dụng đất.

Nhà cửa, nhà xưởng, vật kiến trúc: xác định vị trí, quy hoạch, lợi thế thương mại, diện tích, kết cấu xây dựng…

Dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị: Xác định năm sản xuất, nơi sản xuất, chủng loại, số lượng, tính đồng bộ, chất lượng, tính hiện đại…

Hàng hóa, vật tư: xác định nguồn gốc, xuất xứ, chủng loại, số lượng, chất lượng, khả năng quản lý, giám sát việc bán hàng, thu tiền hàng…

+ Thẩm định quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng quản lý tài sản của bênđảmbảo

CBTD thực hiện thẩm định tính pháp lý của các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/ quyến sử dụng, quản lý TSĐB.

CBTD chi nhánh thẩm định bằng khảo sát thực tế các nguồn thông tin khác để xác minh tài sản hiện không có tranh chấp.

Yêu cầu khách hàng vay, bên thứ 3 cam kết bằng văn bản khẳng định tài sản hiện không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.

+ Thẩm định khả năng giao dịch, chuyển nhượng của tài sản

CBTD chi nhánh thực hiện việc đối chiếu TSĐB với danh mục tài sản không thuộc danh mục hàng hóa không được giao dịch, chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. CBTD yêu cầu khách hàng vay, bên thứ ba xuất trình bổ sung các văn bản của cơ quan có thẩm quyền; các chứng từ, tài liệu có liên quan đến TSĐB (nếu có)…

CBTD chi nhánh luôn chú trọng đến tính thanhkhoản (dễ chuyển nhượng)của TSĐB trong trường hợp phải xử lý TSĐB.

+ Thẩm định giá trị tài sản:

Xác định giá trị TSĐB nhằm làm cơ sở xác định mức vay tối đa và tính toán khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp buộc phải xư lý TSĐB. TSĐB được CBTD xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng đảm bảo; việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ để làm cơ sở xác định mức cấp tín dụng và không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Việc xác định giá trị TSĐB tiền vay được thực hiện bằng biên bản định giá và định kỳ có sự xác định lại làm cơ sở quản lý nợ trích lập dự phòng rủi ro, đặc biệt là đối với các trường hợp TSĐB là tài sản có giá trị lớn, giá cả biến động, hoặc quyền sử dụng đất.

Xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất: Việc định giá đất đảm bảo các quy định tại Luật Đất đai. CBTD chi nhánh tham khảo bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố ban hành và giá đất thực tế chuyển nhượng tại địa phương thời điểm thế chấp được thỏa thuận với bên bảo đảm về giá trị của tài sản. Giá đất chuyển nhượng thực tế tại địa phương được xác định dựa trên giá chuyển nhượng đăng báo, giá tại phòngđịa chính của xã, phường, trung tâm kinh doanh địa ốc và các nguồn thông tin khác. Trường hợp không thu thập được các thông tin về thị trưởng bằng văn bản, chi nhánh đã lập bản ghi chép khảo sát giá thị trường.

dùng: Chi nhánh căn cứ giá ghi trên hóa đơn mua hàng, giá trị còn lại ghi trên sổ sách sau khi đã trừ đi giá trị khấu hao, giá thị trường (giá công bốtrên báo chí, giá chào bán của các đại lý bán hàng …) để thỏa thuận với khách hàng vay, bên bảo lãnh về giá trị bảo đảm.

Giá trị tài sản đảmbảohình thành trong tương lai: Chi nhánh định giá tối đa bằng dự toán đầu tư được phê duyệt của tài sản hoặc các hợp đồng mua bán tài sản đó (nếu có).

Đối với tài sản là giấy tờ trị giá được bằng tiền: Chi nhánh căn cứ giá trị ghi trên chứng từ có giá, tham khảo thêm giá thị trường công khai nếu có (tin công bố của NHNN, Công ty chứng khoán, báo chí, …) và các nguồn thông tin khác để thỏa thuận với khách hàng vay, bên bảo lãnh về mức giá trịTSĐB.

Các nội dung thẩm định TSĐBnêu trên đã thực hiện theo quy trình thẩm định TSĐB củaNHNo&PTNT tuy nhiên vẫn tồn tại một số điểm sau:

- Về thẩm định tính pháp lý của TSĐB, chi nhánh chưa hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể, vì vậy CBTD gặp nhiều khó khăn vướng mắc khi thực hiện. - Trong nội dung thẩm định TSĐB chưa đề cập đến khả năng dự báo những rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản, tính toán sự tăng, giảm trong thời hạn cho vay; dự báo khả năng thu hồi nợ vay từ nguồn xử lý tài sản bảo đảm.

- CBTD gặp nhiều khó khăn trong thẩm định một số tài sản đặc thù, do đó phải thuê cơ quan tư vấn thẩm định giá, làm phát sinh thêm chi phí, thời gian và tiền bạc cho khách hàng.

- Đối với việc định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải đã qua sử dụng, việc đánh giá chất lượng còn nhiều khó khăn, bởi máy móc công nghệ nhanh lạc hậu và những sản phẩm tiên tiến nhanh chóng xuất hiện trên thị trường.

- Chi nhánh chưa thực hiện thẩm định các điều kiện bảo hiểm tài sản đối với các tài sản quy định phải mua bảo hiểm với mức bảo hiểm tối thiểu bằng phạm vi bảo đảm tiền lãi và chi phí phát sinh trong thời hạn bảo đảm.

- Việc thẩm định khả năng chuyển nhượng còn gặp nhiều khó khăn do thị trường giao dịch tài sản trong nước nhiều biến động.

Bư ớ c 3:Lâp báo cáo thẩm định tài sản

- Trên cơ sở các nguồn thông tin, nội dung đãđược thẩm định ở trên, CBTD chi nhánh thực hiện viết báo cáo thẩm định nêu rõ đồng ý nhận TSĐB hay không. Xác định mức cấptín dung tối đa trên giá trị TSĐB.

- Sau đó CBTD trình trưởng, phó phòng kiểm soát nội dung báo cáo và đề xuẩt cho vay hoặc không cho vay hoặc yêu cầu báo cáo rõ thêm.

Một CBTD chịu trách nhiệm làm tất cả các bước thẩm định tài sản bao gồm: thu thập thông tin, thẩm định tài sản và viết báo cáo thẩm định làm cho công tác thẩm định thiếu khách quan, tạo cơ hội cho một số cán bộ cấu kết với khách hàng định giá TSĐB cao so với giá trị thực tế để được mức vay cao hơn.

Bư ớ c 4:Tái thẩm định sau khi cho vay

Định kỳ tối thiểu 6 tháng hoặc đột xuất, CBTD chi nhánh thực hiện kiểm tra tài sản thế chấp về hiện trạng, giá trị và khả năng chuyển nhượng của tài sản tại thới điểm tái thẩm định. Việc kiểm tra giám sát được ghi vào văn bản đồng thời CBTD ghi rõ đề xuất của mình nếu tài sản không đảm bảo hiện trạng, giá trị ban đầu, có ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản sau này.

Công tác tái thẩm định TSĐB sau khi cho vay tại chi nhánh đôi khi còn mang tính hình thức. Tại chi nhánh chưa có bộ phận chuyên tái thẩm định sau khi cho vay vì vậy công tác này chưa được chú trọng, một CBTD làm tất cả các khâu thẩm định dẫn đến chưa khách quan. Cho nên việc dự báo những rủi ro phát sinh liên quan đến TSĐB còn gặp nhiều khó khăn.

2.2.3.2 Kết quả công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh

(1) Về số lượng hồ sơ thẩm định TSĐB

Trong giai đoạn 2014 – 2016 số lượng hồ sơ được thẩm định TSĐB thể hiện khối lượng công việc rất lớn mà chi nhánh thực hiện. Số lượng và chất lượng hồ sơ thẩm định TSĐB trong cho vay doanh nghiệp được tiếp nhận, thẩm định có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Từ công tác tiếp nhận cho đến khâu thẩm định được cán bộ chi nhánh được thực hiện tốt, loại bỏ được những hồ sơ không bảo đảm, không đạt yêu cầu theo quy định, kiểm soát được rủi ro trong tương lai.

Bảng 2.7. Kết quả về số lượng hồ sơ thẩm định TSĐB trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị: bộ hồ sơ STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 +/- % +/- %

1 Hồ sơ TSĐB cho vay

DN được tiếp nhận 9.650 9.380 9.907 (270) -2,8% 527 5,6%

2

Số lượng hồ sơ TSĐB cho vay DN được

thẩm định 9.300 9.005 9.500 (295) -3,2% 495 5,5%

3

Số lượng hồ sơ thẩm định TSĐB cho vay DNđược cho vay

8.150 7.980 8.215 (170) -2,1% 235 2,9% 4 Tỷ lệsố lượng hồ sơ TSĐB cho vay/Tổng hồ sơ TSĐBđược thẩm định 87,6% 88,6% 86,5% 1 1,1% (2,1) -2,4%

Qua bảng 2.10 ta thấy rằng số lượng hồ sơ được tiếp nhận tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2016 số lượng hồ sơ đạt 9.907 bộ hồ sơ tăng 527 bộ hồ sơ , tương ứng với tỷ lệ 5,6% so với năm 2015. Tuy nhiên, tỷ lệ số lượng hồ sơ TSĐB cho vay trên tổng hồ sơ TSĐB được thẩm định lại giảm trong năm 2016. Năm 2016, số lượng hồ sơ cho vay chỉ chiếm 86,5% so với số lượnghồ sơ được thẩm định.

Bảng 2.8. Kết quả về thời gian thẩm định TSĐB trong cho vay khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2014 - 2016

STT Chỉ tiêu 2014 (bộ) 2015 (bộ) 2016 (bộ) Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015

1.Số lượng hồ sơ TSĐB trong cho vay DN theo thời gian thẩm định

Dưới 1 ngày 0 0 0 0 0 0 0

1 -dưới 2 ngày 608 716 825 108 17,8% 109 15,2% 2 ngày - 3 ngày 2.705 2.917 3.207 212 7,8% 290 9,9% Trên 3 ngày 4.616 4.231 4.404 (385) -8,3% 173 4,1% 2. Số lần táithẩm định TSĐB trong một năm đối với một khoản vay

Số lần tái thẩm

địnhTSĐB(lượt) 1 2 2 1 100,0% - 0,0% 3. Thời gian trung bìnhđể xử lý một tài sản thu hồi nợ (tháng)

Thời gian TB xử lý

thu hồi nợ (Tháng) 15 13,5 10,5 (1,5) -10% (2) -14,8% 4. Số lượng khoản vay có thời gian xử lý TSĐB kéo dài

Số lượng khoản

vay 52 45 40 (7) -13,5% 5 -11,1%

5. Dư nợcho vay có thời gian xử lý TSĐBkéo dài

Dư nợ(triệu) 515 470 360 (45) -8,7% (110) -23,4%

(Báo cáo thường niên Agribank chi nhánh QuảngBình 2014 - 2016)

Thời gian thẩm định TSĐB là thời gian tính từ khi cán bộ thẩm định tiếp nhận đầy đủ hồ sơ cần thiết liên quan đến TSĐB để phục vụ cho công tác thẩm định cho đến khi kết quả thẩm định được phê duyệt và cán bộ thẩm định thông báo kết quả đến đơn vị yêu cầu thẩm định. Theo quy định của NHNo&PTNT , thời gian thực hiện thẩm định một bộ hồ sơ vay ngắn hạn tối đa là 5 ngày, hồ sơ vay trung hạn tối đa là

10 ngày và dài hạn tối đa là 15 ngày. Theo bảng số liệu cho ta thấy số lượng hồ sơ thẩm định TSĐB thực hiện đúng hạn chiếm tỷ lệ cao, với số lượng hồ sơ thẩm định

từ 2 –3 ngày và trên 3 ngày có tỷ trọng cao nhất. Việc thẩm định hồ sơ TSĐB chậm cũng do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau: Do bản thân cán bộ không thực hiện hồ sơ kịp thời theo quy định, do tính chất phức tạp của hồ sơ đòi hỏi cán bộ cần thời gian để tìm kiếm thông tin. Ngoài ra trong quá trình thẩm định, đặc biệt là khâu thẩm định giá, khách hàng phản ánh kết quả không thuyết phục, yêu cầu cán bộ xem xét lại, trong trường hợp này cán bộphải tìm những bằng chứng xác thực và hợp lý để thuyết phục khách hàng.

Số lần tái thẩm định tăng qua các năm, đặc biệt kể từ khi NHNo&PTNT ban hành

Quyết định số 35/QĐ-HĐTV- HSX ngày 15/01/2014 về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT, chi nhánh thực hiện kiểm tra định kỳ tài sản thế chấp tối thiểu 2 lần/năm. Nội dung chủ yếu: kiểm tra tình trạng của TSĐB so với thời điểm nhận bảo đảm, đánh giá việc tuân thủ các quy định trong việc bảo quản, sử dụng TSĐB, tiến độ hình thành TSĐB đối với TSĐB hình thành trong tương lai, từ đó đề xuất thay đổi biện pháp quản lý TSĐB, đề xuất bổ sung, thay thế TSĐB. Có thể thấy rằng công tác thẩm định TSĐB tại chi nhánh ngày càng được đánh giá cao.

Thời gian xử lý TSĐB thu hồi nợ và số lượng khoản vay có thời gian xử lý TSĐB kéo dài tại chi nhánh giảm dần nhờ công tác thẩm định TSĐB ngày càng được nâng cao. Với những tác động từ nền kinh tế trong năm 2013 - 2014 đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định TSĐB. Bước sang năm 2015, Chi nhánh phối hợp tốt hơn với các cơ quan hữu quan như Tòa án, Thi hành án, Viện kiểm sát nên TSĐBnhanh chóng được xử lý và món vay được thu hồi.

Tỷ lệ trích lập DPRR cụ thể trong cho vay khách hàng doanh nghiệp giảm trong giai đọan này, thể hiện nhiều món vay có giá trị khấu trừ tài sản lớn hơn so với dư nợ gốc. Như vậy chi nhánh đang áp dụng tỷ lệ cho vay/giá trị TSĐB giảm dần giúp khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi tăng dần trong trường hợp phải xử lý TSĐBđể thu hồi nợ.Theo quy định của NHNo&PTNT , thời gian thực hiện thẩm định một bộ hồ sơ vay ngắn hạn tối đa là 5 ngày, hồ sơ vay trung hạn tối đa là 10

ngày và dài hạn tối đa là 15 ngày.Thời gian thẩm định TSĐB là thời gian tính từ khi cán bộ thẩm định tiếp nhận đầy đủ hồ sơ cần thiết liên quan đến TSĐB để phục vụ cho công tác thẩm định cho đến khi kết quả thẩm định được phê duyệt và cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)