Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 32 - 35)

Phần 3 : Kết luận và Kiến nghị

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định tài sản đảm bảo

1.4.1 Nhân tố chủ quan

Bảo đảm tiền vay là hoạt động để phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ. Hoạt động này có thực hiện được tốt hay không chịu sự chi phối không nhỏ từ chính các ngân hàng, ví dụ như nhiều khi nhận định chưa đúng, chưa đầy đủ về khách hàng; việc mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng và tốc độ tăng trưởng quá nhanh, không tương xứng với việc nâng cao kiểm soát rủi ro; một số ngân hàng còn chấp hành quy chế cho vay, bảo lãnh chưa nghiêm túc, gia hạn nợ tùy tiện, làm trong sạch tài chính giả tạo, chạy theo thành tích, dẫn đến khách hàng lợi dụng gây ra việc thất thoát tài sản; một số ngân hàng quá chú trọng vào cho vay các dự án lớn, vào một nhóm khách hàng có liên quan với nhau, khi DN gặp khó khăn sẽ dẫn đến sự khó khăn cho ngân hàng; năng lực cán bộ còn yếu kém, đặc biệt ở khâu thẩm định cho vay. Cụ thể như sau:

Chiến lược kinh doanh, mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ

Trong mỗi giai đoạn, ngân hàng thương mại đều có những chính sách cho vay cụ thể, có thể là mở rộng hay thắt chặt. Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bảo đảm tiền vay. Nếu ngân hàng muốn đẩy mạnh hoạt động tín dụng, sẽ mở rộng danh mục tài sản bảo đảm, cũng như linh hoạt hoạt hơn trong công tác bảo đảm tiền vay nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn. Ngược lại, khi ngân hàng muốn thu hẹp quy mô tín dụng, ngoài công cụ là chính sách lãi suất, thì sử việc ra những quy định khắt khe hơn về tài sản bảo đảm cũng là một công cụ sử dụng vô cùng hiệu quả.

Chất lượng của cán bộ tín dụng ngân hàng

Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh, khi sức mạnh của đồng tiền ngày càng có vị trí chiếm lĩnh thì có không ít những cán bộ đã bị lu mờ, đã đánh mất đạo đức nghề nghiệp. Trước đồng tiền mua chuộc, họ sẵn sàng định giá sai tài sản bảo đảm, cùng khách hàng để cung cấp thông tin sai lệnh lừa đảo ngân hàng. Đây là một rủi ro rất lớn cho ngân hàng, khi khách hàng không trả nợ. Một cán bộ tín dụng ngân hàng chỉ có đạo đức nghề nghiệp không thôi chưa đủ, mà còn cần phải có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ. Bởi công tác thẩm định tài sản bảo đảm, thẩm định khách hàng... hết sức khó khăn, phức tạp với nhiều diễn biến khôn lường, nếu cán bộ không có sự kiến chuyên sâu, am hiểu thị trường, có óc phán đoán... thì không thể thực hiện tốt được công tác phân tích, định giá tài sản bảo đảm cũng như dễ bị khách hàng lừa đảo. Như vậy, sự thành công của một ngân hàng nói chung và công tác thẩm định tài sản nói riêng không thể thiếu được đội ngũ cán bộ- những người vừa giỏi chuyên môn nghiệp vụ vừa có đạo đức nghề nghiệp.

Chất lượng công tác trong quy trình bảo đảm tiền vay

Trước hết đó là chất lượng công tác thẩm định khách hàng của ngân hàng

Để có thể cho vay, dù một khoản vay nhỏ hay lớn đều cần qua các công đoạn cơ bản như: thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, theo dõi, kiểm tra trong quá trình sử dụng vốn vay đến khi thu hồi được nợ và lãi. Trong đó, có thể nói thẩm định là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định đến mức cho vay, phương thức vay, lãi suất, thời hạn, tài sản bảo đảm ... Nếu khâu này thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng.

Hai là, chất lượng công tác định giá tài sản bảo đảm

Để cạnh tranh, các ngân hàng không ngừng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, gói sản phẩm mới ... một trong số đó là chính sách về tài sản bảo đảm –ngày càng đa dạng, phong phú hơn, với chính sách linh hoạt, thông thoáng hơn, đồng nghĩa với đó yêu cầu việc định giá tài sản bảo đảm phải được tiến hành cẩn thận, chính xác hơn. Vì bản thân tài sản bảo đảm đã rất khó định giá cùng với những diễn biến khó lường của thị trường thì công việc định giá lại trở lên khó khăn gấp bội. Như vậy, để hoạt động bảo đảm tiền vay được thực hiện tốt, thì một trong những điều kiện không thể thiếu là thực hiện tốt công tác định giá tài sản bảo đảm.

Ba là, chất lượng công tác quản lý tài sản bảo đảm

Tài sản đảm bảo ngày càng đa dạng và phong phú, mỗi loại có những đặc thù riêng. Vì vậy, để bảo đảm những tài sản luôn nằm trong tình trạng bình thường và phát hiện kịp thời những sự cố liên quan làm giảm giá trị tài sản bảo đảm so với định giá ban đầu, ngân hàng phải thực hiện tốt khâu quản lý tài sản bảo đảm. Quản

lý tài sản bảo đảm chính là việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm. Nếu công tác này không được thực hiện định kỳ và thường xuyên sẽ không phát hiện được những thay đổi về giá trị tài sản bảo đảm trước những sự biến động chủ quan hay khách quan....khi đó ngân hàng sẽ không thể phản ứng kịp dẫn đến những rủi ro khi phải xử lý tài sản bảo đảm. Chính vì vậy, việc thực hiện tốt công tác quản lý tài sản bảo đảm một cách có kế hoạch sẽ giúp ngân hàng tránh khỏi những rủi ro không đáng có, giảm thiểu được tổn thất cho ngân hàng.

1.4.2 Các nhân tố khách quan

Bên cạnh các nhân tố chủ quan thì nhân tố khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay mà trước hết phải nói đến đó là nhân tố khách hàng vì khách hàng là chủ thể vay vốn, là đối tượng chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc bảo đảm khoản vay. Do đó, bảo đảm tiền vay có tốt, có an toàn hay không– điều đó phụ thuộc không nhỏ vào khách hàng.

* Đạo đức khách hàng

Tư cách đạo đức của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bảo đảm tiền vay. Nguồn thông tin khách hàng cung cấp là cơ sở để ngân hàng thẩm định đánh giá, quyết định cho vay. Nếu khách hàng không trung thực, cố tình lừa đảo, cung cấp thông tin sai sự thật. Đó là một rủi ro rất lớn cho ngân hàng nếu ko phát hiện kịp thời. Ngược lại, với khách hàng trung thực, có ý thức hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng rất lớn trong thẩm định tài sản bảo đảm cũng như quyết định cho vay.

* Môi trường pháp lý:

Pháp luật cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo đảm tiền vay. Ta biết rằng, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội. Một xã hội ổn định và phát triển phụ thuộc vào hiệu quả tác động của pháp luật lên các mối quan hệ trong xã hội. Là một bộ phận trong xã hội, hoạt động ngân hàng không nằm ngoài quy luật đó. Hơn nữa, hoạt động ngân hàng mang tính đặc thù, nên xây dựng pháp luật về ngân hàng cần phải được đặt ra và xem xét một cách thấu đáo, đặc biệt là các quy định về bảo đảm tiền vay. Nếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm tiền vay có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)