Phần 3 : Kết luận và Kiến nghị
1.3 Công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách
(1)Cơ cấu tài sản đảmbảo
Mỗi NH xây dựng một cơ cấu TSĐB tiền vay riêng phù hợp với chính sách bảo đảm tiền vayvà chính sách tín dụng của mình, không quá tập trung tỷ trọng vào mộtsố TSĐB nàođó, cần làm đa dạng danh mục TSĐBcủa mình.
Cơ cấu tài sản đảm bảo bao gồm: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất; dây chuyền máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải; hàng hóa; giấy tờ có giá,…
Cách tính:
Mức cho vay tối đa = Giá trị của TSĐBx tỷ lệ % theo quy định của từng ngân hàng.
(2)Số lượng hồ sơ thẩm định tài sản đảmbảo
Số lượng hồ sơ thẩm định TSĐB thể hiện khối lượng công việc mà đơn vị thực hiện công tác thẩm định TSĐB. Việc xem xét chỉ tiêu này nhằm đánh giá kết quả công tác thẩm định TSĐB. Số lượng hồ sơ thẩm định thể hiện vai trò, trách nhiệm của cán bộ thẩm định đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng.
(3)Thời gian trung bình thực hiện thẩm định tài sản đảm bảo
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác thẩm định TSĐB. Công tác được coi là đảm bảo khi thực hiện được khối lượng đủ lớn trong một thời gian hợp lý. Điều này liên quan đến cách thức tổ chức và tiến hành công tác thẩm định TSĐB, quy trình và phương pháp được áp dụng sao cho chặt chẽ, rõ ràng và hợp lý để quá trình thẩm định được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí phát sinh, đồng thời gia tăng khối lượng công việc thực hiện. Một quy trình thẩm định được coi là đẩy đủ, rõ ràng khi nó thể hiện được các nội dung của quá trình
thẩm định. Thời gian thực hiện thẩm định ngắn sẽ sẽ tạo áp lực cho cán bộ thẩm định, thời gian thẩm định dài thì ngân hàng sẽ mất cơ hội cho vay khách hàng.
(4)Số lần tái thẩm định tài sản đảmbảo trong một năm đối với một khoản vay
Chỉ tiêu này giúp đánh giá được công tác tổ chức thực hiện tái thẩm định TSĐB tại Chi nhánh. Tần suất tái thẩm định càng lớn thể hiện Chi nhánh đánh giá cao vai trò của công tác này, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu được rủi ro có khả năng phát sinh liên quan đến TSĐB.
(5)Thời gian trung bình xử lý một tài sản thu hồi nợ
Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khâu thẩm định TSĐB có đảm bảo không, thẩm định về tính vững chắc pháp lý, thẩm định giá, tính thanh khoản, khả năng chuyển nhượng của TSĐB trong lần đầu thẩm định cũng như các lần tái thẩm định. Nếu thời gian trung bình xử lý TSĐB ngắn thì công tác thẩm định TSĐB này đảm bảo, còn nếu thời gian xử lý dài và bị dây dưa thì công tác thẩm định bị đánh giá kém, chưa bảo đảm.
(6)Số lượng khoản vay và dư nợ cho vay có thời gian xử lý bảo đảm kéo dài
Thời gian bị kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do TSĐB có tính thanh khoản thấp, gặp khó khăn khi rao bán trên thị trường hoặc khách hàng vay không hợp tác trong quá trình xử lý TSĐB.
(7)Số lượng khoản vay và dư nợ cho vay xử lý tài sản không đủ để thu nợ gốc và lãi
Chỉ tiêu này đánh giá công tác thẩm định giá của TSĐB tạingân hàng. Số lượng khoản vay và dư nợ cho vay xử lý tài sản không đủ để thu hồi nợ càng nhiều thể hiện cán bộ ngân hàng định giá tài sản cao hơn so với giá thị trường dẫn đến khi xử lý tài sản, số tiền xử lý không đủ để thu hồi cả gốc và lãi của món vay.
(8)Tỷ lệ trích lập dự phòng xử lý rủi ro cụ thể
Để hạn chế phần nào rủi ro tín dụng, các NHTM đều thực hiện việc phân lọai nợ và tiến hành trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ trích lập dự phòng xử lý rủi ro =
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích (R)
* 100% Dư nợ cho vay DN có bảo đảm bằng tài sản
Trong đó: R = max {0,(Ai- Ci)} x r, A: Dư nợ gốc cho khoản vay, C : Giá trị khấu trừ của TSĐB,
r : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể phụ thuộc vào nhóm nợ vay
+ Nhóm 1: 0%. Nợ nhóm 1 hay còn gọi là nợ đủ tiêu chuẩn. Bao gồm các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
+Nhóm 2: 5%. Nợ nhóm 2 hay còn gọi là nợ cần chú ý. Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
+ Nhóm 3: 20%. Nợ nhóm 3 hay còn gọi là nợ dưới tiêu chuẩn. Bao gồm các khoản nợ từ 90 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đãđược cơ cấu lần đầu và các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
+ Nhóm 4: 50%. Nợ nhóm 4 hay còn gọi là nợ có nghi ngờ. Bao gồm các khoản nợ từ 180 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đãđược cơ cấu lại lần đầu và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
+ Nhóm 5: 100%. Nợ nhóm 5 hay còn gọi là nợ có khả năng mất vốn. Bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Như ta thấy giá trị khấu trừ TSĐB càng lớn thì số tiền trích lập dự phòng rủi ro cụ thể càng giảm. Dó đó tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB càng thấp thì dự phòng rủi ro cụ thể càng phải trích ít, tiết kiệm được chi phí.