Tình hình cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 53 - 61)

Phần 3 : Kết luận và Kiến nghị

2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài sản đảm bảo đối với khách hàng doanh

2.2.1 Tình hình cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh

2.2.1.1 Dư nợ cho vay doanh nghiệp

Ngân hàng NHNo&PTNT cũng như các ngân hàng thương mại khác, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và hành lang pháp lý do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hơn nữa, ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, do đó đòi hỏi sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước càng phải chặt chẽ. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ các quy định của Chính Phủ, của Ngân hàng Nhà nước, của các bộ ngành hữu quan thì Chi nhánh còn phải tuân thủ các công văn, quyết định của ngân hàng NHNNo&PTNT.

Các doanh nghiệp vay vốn tại NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình hầu hết là các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Địa bàn hoạt động như vậy giúp cán bộ ngân hàng dễ dàng quản lý và kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Dư nợ cho vay doanh nghiệp đều là dư nợ có tài sản đảm bảo. Chi nhánh luôn đề cao tầm quan trọng của TSĐB trong khâu thẩm định khách hàng doanh nghiệp, không cho vay tín chấp để giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng.

Bảng 2.5. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh tế

(Đơn vị tính: triệu đồng)

STT Chỉ tiêu Số lượng KH Dư nợ

2014 2015 2016 2014 2015 2016

I Công ty cổ phần 101 89 79 522.730 451.020 561.001

1 Nông nghiệp 3 2 3 1.650 2.127 4.921

2 Lâm nghiệp, khai khoáng 11 6 4 14.049 4.600 6.040

3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 10 12 12 166.970 154.442 189.132

5 Sản xuất và phân phối 5 5 3 88.000 71.000 63.000

6 Xây dựng 37 33 27 152.030 127.865 164.352

7 Bán buôn và bán lẽ 11 11 12 13.864 20.695 36.405

8 Hoạt động xuất, nhập khẩu 5 3 2 62.381 44.967 67.300 9 Dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ khác 11 13 15 10.794 16.668 28.401

10 Vậntải 8 4 1 12.992 8.656 1.450

II Công ty TNHH 329 310 295 1.027.208 1.116.204 1.368.507

1 Nông nghiệp 12 8 7 8.424 12.780 25.800

2 Lâm nghiệp, khai khoáng 22 20 15 106.577 100.955 152.024

3 Thuỷ sản 8 4 3 15.551 9.560 13.358

4 Bán buôn và bán lẽ 107 105 109 192.996 268.530 362.169

STT Chỉ tiêu Số lượng KH Dư nợ

2014 2015 2016 2014 2015 2016

6 Sản xuất và phân phối 4 4 6 4.096 8.996 15.000

7 Công nghiệp chế biến, chế tạo 25 29 23 79.781 87.022 103.014

8 Hoạt động xuất, nhập khẩu 17 20 12 99.052 121.000 83.000 9 Dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác 15 13 19 30.835 18.796 60.400

10 Vận tải 13 10 11 23.123 16.618 27.100

III Công ty Nhà nước 4 5 5 253.271 271.168 288.998

1 Sản xuất, kinh doanh và phân phối 5 6 6 253.271 271.168 288.998

IV Doanh nghiệp tư nhân 98 105 101 168.723 175.736 245.375

1 Nông nghiệp 6 7 2 6.484 1.587 1.987

2 Lâm nghiệp 3 5 5 2.345 5.900 6.410

3 Thuỷ sản 5 5 4 5.005 4.786 3.095

4 Công nghiệp chế biến, chế tạo 7 5 5 14.277 9.840 10.352

5 Sản xuất và phân phối - 2 2 - 1.050 1.085

6 Xây dựng 11 13 11 19.256 23.507 20.411

7 Bán buôn và bán lẻ 45 57 53 87.288 102.788 156.920

8 Hoạt động xuất, nhập khẩu 1 3 1 2.000 11.070 9.688 9 Dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác 13 3 13 24.005 6.201 20.530

10 Vận tải 7 5 5 8.063 9.007 14.897

Theo bảng số liệu 2.6, cơ cấu dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể giữa các loại hình, cụ thể: Năm 2016, tỷ trọng dư nợ cho vay ở các công ty TNHH chiếm cao nhất, tương ứng là 55,54%, tiếp đến là công ty Cổ phần chiếm 22,8%, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 11,7% và các doanh nghiệp tư nhân chiếm 9,96%. Tuy nhiên, xét theo chiều hướng trong thời kỳ này cho thấy Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Bình đã có sự điều chỉnh về cơ cấu dư nợ cho vay theo hướng: tăng dần tỷtrọng cho vay các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước ít chịu tác động hơn so với các doanh nghiệp khác, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước vẫn diễn rathuận lợi do có sự hỗ trợ của nhà nước nên nhu cầu vay vốn vẫn còn cao, đồng thời tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp này là khá thấp nên Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Bình gia tăng cho vay từ nhóm khách hàng này. Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các đơn vị kinh doanh nhỏ nên ít chịu tác động từ suy thoái kinh tế, do đó nhu cầu vay vốn vẫn còn cao.

Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề của Chi nhánh đã được điều chỉnh theo chiều hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Số liệu trên cho thấy cơ cấu dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp được điều chỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành sản xuất công nghiệp, giữ ổn định dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sự cắt giảm đầu tư công, thị trường bất động sản đang đóng băng, sức mua trong nước giảm, do đó đã tác động đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, điều này đồng nghĩa với việc điều chỉnh cơ cấu dư nợ cho vay của Chi nhánh.

Sự sụt giảm về số lượng các doanh nghiệp tham gia vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình bắt nguồn từ nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này lãi suất cho vay của hệ thống NHNo&PTNT tăng cao, thêm nữa là lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp khá cao, sản xuất bị ngưng trệ, do đóNHNo&PTNT phải áp dụng nhiều gói hỗ trợ lãi suất cho vay doanh nghiệp để phát triển thêm khách hàng doanh nghiệp mới, hỗ trợ khách hàng cũ đang bị lôi kéo bởi các ngân hàng khác.

2.2.1.2 Dư nợ cho vay doanh nghiệp có tài sản đảm bảo

Bảng 2.6. Dư nợ cho vay doanh nghiệp có TSĐBSTT Loài tài sản đảm bảo Năm 2014 Tỷ STT Loài tài sản đảm bảo Năm 2014 Tỷ

trọng Năm 2015 Tỷ trọng Năm 2016 Tỷ trọng 1 QSD đất và TS gắn liền đất 1.419.791 tr.đ 72% 1.550.878 tr.đ 77% 1.971.104 tr.đ 80%

2 Dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị 177.474 tr.đ 9% 120.848 tr.đ 6% 98.555 tr.đ 4%

3 Phương tiện vận tải 197.193

tr.đ 10% 161.130 tr.đ 8% 172.472 tr.đ 7% 4 Hàng hóa 138.035 tr.đ 7% 120.848 tr.đ 6% 147.833 tr.đ 6% 5 Giấy tờ có giá 39.439 tr.đ 2% 60.424 tr.đ 3% 73.917 tr.đ 3% Tổng 1.971.932 tr.đ 100% 2.014.128 tr.đ 100% 2.463.881 tr.đ 100%

(Báo cáo thường niên NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình 2014 - 2016)

Chiếm tỷ trọng lớn nhất là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, tiếp đến là phương tiện vận tải, hàng hóa, máy móc dây chuyền công nghệ và giấy tờ có giá. TSĐB trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh nhìn chung kháđa dạng, phần lớn đều là những loại tài sản phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên tỷ trọng TSĐB lại có sự chênh lệch khá lớn giữa các loại tài sản trong đó, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được ưa chuộng nhất, chiếm tỷ trọng lớn. Vì:

Khi nhận BĐS làm tài sản thế chấp, chi nhánh dễ dàng trong việc định giá, giám sát trong và sau khi cho vay, không tốn kém nhiều chi phí liên quan đến việc quản lý tài sản.

Bất động sản là tài sản ít biến động giá trị so với các loại TSĐB khác. Trong khi động sản có giá trị sử dụng thường giảm rất nhanh theo thờì gian ngay sau khi nhận thế chấp như xe các loại, máy móc thiết bị.

Giá chuyển nhượng của BĐS tăng trong dài hạn do đặc tính khan hiếm, tuy nhiên trong ngắn hạn dưới sự tác động của thị trường nhà đất, các chính sách của Nhà nước hoặc những nguyên nhân khác có thể sụt giảm ở một số phân khúc thị trường.

Bất động sản là một trong những tài sản có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng rõ ràng nhất, nhờ đó việc xác nhận chủ sở hữu, sử dụng được dễ dàng.

Tài sản là động sản gồm phương tiện vận tải, máy móc dây chuyền công nghệ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Việc định giá máy móc, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng là rất khó khăn, đòi hỏi chi nhánh phải kiểm tra tình trạng TSĐB thường xuyên đồng thời phải có khả năng giám sát việc sử dụng TSĐB của khách hàng. Tài sản là máy móc còn chịu sự tác động của hao mòn vô hình dẫn đến giá trị tài sản sụt giảm nhanh chóng. Mặt khác các tài sản là động sản vẫn để khách hàng sử dụng nên rất khó kiểm soát, khách hàng vay có thể thay đổi một số bộ phận của tài sản, làm giảm giá trị tài sản mà cán bộ ngân hàng không biết.

Tài sản giấy tờ có giá, đây là nhóm tài sảncó tính thanh khoản cao được cầm cố tại chi nhánh, phần lớn là hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn của công ty, thời gian vay thường ngắn và độ an toàn cao. Đối với loại giấy tờ có giá khác như cổ phiếu, phần góp vốn của công ty thường không được khuyến khích nhận làm TSĐB vìđộ rủi ro cao.

Tài sản là hàng hóa được giữ tỷ trọng ổn định khoảng 6%, đây là loại tài sản được đánh giá có độ rủi ro cao và khó kiểm soát nhưng phần lớn các TSĐB nhóm này đều thuộc các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu năm với chi nhánhvà có uy tín cao.

2.2.2 Chính sách thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NHNNo&PTNT tỉnh Quảng Bình

Công tác thẩm định TSĐB của NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình được thực hiện căn cứ theo Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên NHNNo&PTNT“Về việc ban hành quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống NHNNo&PTNT” và Quyết định số 407/QĐ-HĐTV- HSX ngày 13/05/2014 của Hội đồng thành viên NHNNo&PTNT “Về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014”.

a. Danh mục tài sản đảmbảotiền vay khách hàng doanh nghiệp

TSĐB tiền vay của khách hàng doanh nghiệp tại NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình gồm có: Hợp đồng tiền gửi; Bất động sản gồm có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất; Động sản gồm có phương tiện vận tải như xe ô tô, các xe máy chuyên dùng như xe tải, xe đầu kéo, xe sơ mi rơ mooc, tàu biển, dây chuyền máy móc thiết bị, hàng hóa trong kho; Tài sản hình thành trong tươnglai.

NHNNo&PTNT Chi nhánh Quảng Bình hạn chế nhận các loạiTSĐB sau: - Hạn chế nhận TSĐB là hàng hóa luân chuyển trong quá trình kinh doanh vì cán bộ gặp khó khăn trong quá trình quản lý tài sản, công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn vì giá trị của tài sản nhanh chóng giảm sút.

- Đối với TSĐBlà phương tiện vận tải, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, Chi nhánh hạn chế nhận làm TSĐB. Chi nhánh chỉ nhận các TS nói trên làm TSĐB tiền vay khi DN đã thế chấp bất động sản để vay vốn ngân hàng trước đó, có lịch sử tín dụng tốt, có quan hệ tín dụng lâu năm với Chi nhánh. Vì đặc điểm của các tài sản này là nhanh chóng mất giá, khó chuyển nhượng trên thị trường tài sản.

- Hạn chế nhận TSĐBdo bên thứ ba ủy quyền vì phát sinh nhiều rủi ro pháp lý nếu bênủy quyền chết.

- Không nhận TSĐB đối với TS được cho thuê mua tài chính nếu không có xác nhận đồng ý cho xử lý tài sản của bên thứ ba có liên quan (bên cho thuê mua).

- Hạn chế nhận TSĐB là quyền đòi nợ vì đây là tài sản khó quản lý, giám sát và xử lý nên NHNo&PTNT không khuyến khích bảo đảm.

Như vậy, Danh mục TSĐB trong cho vay khách hàng DN tại Chi nhánh phù hợp với Danh mục chung doNHNo&PTNTquy định.

b. Phương pháp định giá TSĐB

NHNNo&PTNT Chi nhánh Quảng Bình sử dụng chủ yếu 03 phương pháp định giá TSĐB là:

Phương pháp so sánh. Phương pháp chi phí.

Phương pháp thu thập

Định giá tài sản là bất động sản, Chi nhánh tham khảo giá trên báo chí, internet, các lô đất cạnh lô đất cần thẩm định. Đồng thời kết hợp với phương pháp chi phí trong việc ước tính giá trị của phần nhà trên thửa đất cần thẩm định.

Đối với định giá động sản, Chi nhánh căn cứ vào hóa đơn mua hàng, giá trị còn lại ghi trên sổ sách sau khi trừ đi giá trị khấu hao, giá thị trường gần nhất.

Các phương pháp định giá TSĐB nêu trên tương đối đơn giản, dễ dàng áp dụng tuy nhiên công tác định giá TSĐB của Chi nhánh vẫn còn có một số nhược điểm: Các thông tin được thu thập chủ yếu trên báo chí, internet do vậy giá bán chỉ là giá mời chào không chính xác. Việc ước tính, điều chỉnh thông tin so sánh với TS thẩm định không có cơ sở rõ ràng. Tuy vậy, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, việc thẩm định hồ sơ chịu nhiều áp lực về thời gian. Các cán bộ thẩm định không có nhiều thời gian để thực hiện nhiều phương pháp khác nhau. Kết quả thẩm định theo các phương pháp nói trên đều sử dụng trực tiếp nguồn thông tin giao dịch trên thị trường tại thời điểm thẩm định giá, do đó kết quả này vẫn được Chi nhánh chấp nhận và có thể thuyết phục được khách hàng vay vốn.

c. Xác định mức cho vay tối đa

Theo quy định của NHNNo&PTNT chi nhánh Quảng Bình, việc xem xét mức cho vay tối đa dựa vào tỷ lệ TSĐB trên số tiền vay. Tỷ lệ TSĐB trên số tiền vay Chi nhánh căn cứ theo Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên NHNNo&PTNT“Về việc ban hành quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống NHNNo&PTNT” cụ thể như sau:

- Mức cấp tín dụng đối với tài sản cầm cố, thế chấp (trừ giấy tờ có giá) tối đa bằng 75% giátrị TSĐB.

- Đối với TSĐB là giấy tờ có giá, tỷ lệ cho vay quy định cụ thể như sau:

+ Giấy tờ có giá do NHNNo&PTNT phát hành; tiền ký quỹ, số dư tiền gửi tại NHNo&PTNT bằng đồng Việt Nam: Mức cấp tín dụng tối đa không vượt quá số tiền gốc (mệnh giá) cộng (+) với số tiền lãi còn được hưởng (-) số tiền lãi và phí phái trả phát sinh trong thời hạn cấp tín dụng.

cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi); tiền ký quỹ, số dư tiền gửi tại TCTD khác bằng đồng Việt Nam: Mức cấp tín dụng tối đa không quá 90% số tiền gốc (mệnh giá) cộng (+)với số tiền lãi cònđược hưởng (-) số tiền lãi và phí phái trả phát sinh trong thời hạn cấp tín dụng.

+ Đối với TSĐB là các loại giấy tờ có giá do TCTD phát hành (trừ cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi); tiền ký quỹ, số dư tiền gửi tại TCTD bằng ngoạitệ: Mức cấp tín dụng tối đa không quá 80% số tiền gốc (mệnh giá) cộng (+)với số tiền lãi còn được hưởng (-) số tiền lãi và phí phái trả phát sinh trong thời hạn cấp tín dụng.

Chi nhánh đã xem xét mức tỷ lệ cho vay tối đa trên TSĐB phù hợp với quy định chung của NHNo&PTNT. Tuy nhiên tỷ lệ đảm bảo trên tài sản chưa quy định cụ thể đối với từng loại tài sản thế chấp, cầm cố, vì mỗi loại có khả năng và mức độ biến động giá trị trên thị trường khác nhau và chi phí phát sinh trong quá trình xử lý tài sản cũng khác nhau. Do đó mức cho vay tối đa được Chi nhánh xác định chung cho từng nhóm tài sản thế chấp, cầm cố là chưa chính xác, dẫn đến những rủi ro trong quá trình xử lý tài sản sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh quảng bình (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)