❖ Mô hình xử lý thông tin xã hội
Theo mô hình xử lý thông tin xã hội, sự hài lòng công việc được quyết định bởi các tác động của bối cảnh xã hội và hệ quả của các hành vi trước đó (Salancik và Pfeffer, 1978; trích trong Wang, Ni, Xie, 2006). Khi một cá nhân hình thành một thái độ, họ bị ảnh hưởng bởi thông tin xã hội về các cách ứng xử trong quá khứ và về điều mà người khác nghĩ. Cũng theo các tác giả này, cá nhân quan tâm hơn đến môi trường sinh thái của tổ chức, họ có khuynh hướng nhất quán với các thông tin nổi bật, cốt lõi mà người ta cho là hiển nhiên và tìm cách đáp trả một cách chấp nhận được và hợp pháp. Từ đầu vào đến đầu ra – thái độ đối với công việc – quá trình này bị tác động bởi quá trình cam kết, các nguồn thông tin từ xã hội và nhu cầu triển khai các hành động hợp lý (Wang, Ni, Xie, 2006 và Adeniji, 2011).
Như vậy, theo lý thuyết này, các cá nhân chỉ hình thành sự đánh giá, phán xét về sự hài lòng đối với công việc khi được hỏi và khi đó, họ thường dựa trên các nguồn thông tin xã hội chẳng hạn như cách giải thích về hành vi ứng xử của họ, các tín hiệu từ các đồng nghiệp hay thậm chí cả cách mà các câu hỏi khảo sát được đưa ra. Về mặt nội dung, lý thuyết này cho rằng khi được hỏi có hài lòng với công việc hay không, các cá nhân sẽ có khuynh hướng đưa ra câu trả lời được mong đợi (bởi người hỏi, người điều tra, nhà quản trị) và họ sẽ tìm cách hợp lý hoá hoặc biện minh cho câu trả lời của mình (Adeniji, 2011).
Ý nghĩa của lý thuyết này đối với nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc:
Các cách ứng xử trước đó Bối cảnh xã hội Cá nhân Sự hài lòng với công việc