Mô hình nghiên cứu đề nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công chức, viên chức tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 43 - 47)

H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa bản chất công việc và sự hài lòng công việc.

H6: Có mối quan hệ cùng chiều giữa cơ hội đào tạo & thăng tiến và sự hài lòng công việc.

H7: Có mối quan hệ cùng chiều giữa khen thưởng và sự hài lòng công việc.

2.5.2. Các thang đo

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo likert 5 cấp độ từ 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý. Thang đo về các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của CCVC tại Sở Tài Nguyên Môi Trường chủ yếu được kế thừa từ thang đo chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith, thang đo chỉ số mô tả công việc điều chỉnh (AJDI) của Trần Kim Dung (2005) và thang đo mức độ thỏa mãn của CCVC trong tổ chức của Trần Kim Dung (2010).

Thang đo về sự hài lòng trong công việc của CCVC bao gồm 07 yếu tố là: thu nhập, điều kiện làm việc, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với cấp trên, bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, khen thưởng. Các biến quan sát của các yếu tố trên sẽ được phát biểu sao cho phù hợp với người lao động là CCVC, đây cũng là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. Cụ thể như sau:

Thang đo về thu nhập:

Thành phần này được đo lường bởi 05 biến quan sát gồm: - Thu nhập tương xứng với đóng góp của bản thân. - CCVC yên tâm làm việc với thu nhập hiện tại. - CCVC được trả thu nhập cao.

- Phân phối thu nhập trong Trường là công bằng. - Hài lòng với các khoản phụ cấp của đơn vị.

Thang đo về điều kiện làm việc:

Thành phần này được đo lường bởi 05 biến quan sát - Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt.

- Hài lòng với các phương tiện hỗ trợ làm việc. - Nơi làm việc rất vệ sinh, sạch sẽ.

- Các bộ phận, phòng ban phúc đáp nhanh chóng những phản phồi của CCVC.

Thang đo về quan hệ với đồng nghiệp:

Thành phần này được đo lường bởi 04 biến quan sát gồm: - Thích đi làm để được gặp đồng nghiệp

- Đồng nghiệp thân thiện.

- Sự phối hợp giữa CCVC với đồng nghiệp trong công việc. - Sự giúp đỡ lẫn nhau giữa những đồng nghiệp.

Thang đo về quan hệ với cấp trên:

Thành phần này được đo lường bởi 05 biến quan sát gồm: - Cấp trên có tác phong lịch sự, thân thiện và dễ gần. - Cấp trên đối xử với CCVC công bằng, không phân biệt. - Cấp trên hỗ trợ CCVC khi vấn đề vừa nảy sinh.

- Nhận được sự hỗ trợ của cấp trên khi sự việc xấu đi.

- Cấp trên hỏi ý kiến CCVC khi có vấn đề liên quan đến công việc của CCVC.

Thang đo về bản chất công việc:

Thành phần này được đo lường bởi 06 biến quan sát gồm: - Cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân

- Công việc kích thích tính sáng tạo của CCVC - Công việc có tính thách thức khi thực hiện - CCVC yêu thích công việc của mình

- CCVC cảm thấy năng lực của bản thân phù hợp với công việc đảm nhận - Mục tiêu phát triển của bản thân tương đồng với mục tiêu của đơn vị

Thang đo về cơ hội đào tạo và thăng tiến:

Thành phần này được đo lường bởi 05 biến quan sát gồm: - Cơ hội thăng tiến của CCVC.

- Chính sách thăng tiến của đơn vị công bằng.

- Nhà trường tạo cho CCVC nhiều cơ hội phát triển cá nhân - CCVC được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp - CCVC được tham gia đề bạt

Thang đo về khen thưởng:

Thành phần này được đo lường bởi 03 biến quan sát gồm:

- Nhận được sự khích lệ về tinh thần khi hoàn thành tốt công việc - Nhận được sự khích lệ về vật chất khi hoàn thành tốt công việc - Hài lòng với những hành động khuyến khích của đơn vị

Thang đo về sự hài lòng chung trong công việc của CCVC:

Thành phần này được đo lường bởi 04 biến quan sát gồm: - Nói chung tôi yêu thích công việc của CCVC. - Nói chung tôi hài lòng khi làm việc ở đây. - Tôi sẽ gắn bó với công việc này ở đây lâu dài.

- Tôi xem cơ quan của tôi như mái nhà thứ hai của mình.

2.6. Tóm tắt chương 2

Chương này đã trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết của mức độ hài lòng trong công việc và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của CCVC. Các yếu tố đó bao gồm: tiền lương, điều kiện làm việc, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với cấp trên, bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, khen thưởng.

Chương này cũng đã trình bày một vài kết quả nghiên cứu của một số tác giả ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Qua đó đã xây dựng được mô hình nghiên cứu và các giả thuyết của mô hình. Đồng thời, thang đo nháp cũng đã được xây dựng. Chương tiếp theo sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 đã trình bày về cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu được xây dựng trên các giả thuyết. Chương 3 sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu để kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đề ra.

3.1. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu của đề tài được trình bày như trong Hình 3.1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của công chức, viên chức tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)