Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trường trung học phổ thông nghiên cứu và thử nghiệm tại trường trung học phổ thông hùng vương (Trang 55 - 57)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Trường THPT Hùng Vương trước đây là trường PTTH Kỹ Thuật Quy Nhơn được thành lập ngày 29/07/1987. Ngày 4/6/1999, Trường được đổi tên thành Trường THPT Hùng Vương. Năm học 1991-1992, Trường THCS Trần Quang Diệu sáp nhập vào trường. Năm học 1999 – 2000, hệ bán công THPT tách thành lập Trường THPT Chu Văn An. Năm học 2008-2009, khối THCS tách thành lập Trường THCS Trần Quang Diệu. Đây là nơi học tập và rèn luyện của học sinh 5 phường, xã ngoại thành, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Suốt chặng đường 25 năm - khoảng thời gian đủ cho Trường THPT Hùng Vương bước vào độ tuổi trưởng thành - nhiều thế hệ thầy và trò của trường, với những nỗ lực và nhiệt huyết của mình, đã cống hiến biết bao trí tuệ, công sức để xây dựng nên một truyền thống vẻ vang, một bề dày thành tích rất đáng tự hào và trân trọng, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh, đáp ứng được sự kỳ vọng, mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

Cùng với sự lớn mạnh về mọi mặt của nhà trường là sự trưởng thành vững vàng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhất là những thầy cô trực tiếp giảng dạy. Từ chỗ chỉ có 24 người, đến năm học 2012 – 2013 trường đã có 72 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 100% đạt chuẩn và vượt chuẩn, trên 50% là giáo viên dạy giỏi cấp trường, gần 20% là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh và cấp quốc gia, 14 giáo viên có trình độ thạc sĩ, 5 giáo viên đang học cao học. Đến nay số lượng giáo viên của toàn trường là gần 80 giáo viên.

Từ mái trường này, đã có hàng ngàn học sinh giỏi từ cấp trường đến cấp quốc gia. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT luôn đạt từ 95% - 100%, trong đó khoảng 40% - 50% thi đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng. Trong số những học sinh cũ của trường hiện có rất nhiều người thành đạt, trở thành những nhà giáo mẫu mực, những nhà khoa học trẻ, những nhà quản lý, kinh doanh giỏi, những văn nghệ sĩ, những vận động viên

tài năng, những người lao động có tay nghề cao…, đóng góp nhiều công sức và tài năng cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.

Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học của nhà trường cũng không ngừng được đầu tư, nâng cấp. Từ chỗ chỉ có 01 dãy với 8 phòng học, đến nay trường đã có 4 dãy với 30 phòng học, hệ thống phòng thí nghiệm thực hành hiện đại, khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát luôn xanh – sạch – đẹp, đáp ứng được nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí của học sinh.

Nhà trường luôn quan tâm đến công tác đảm bảo chất lượng của hoạt động dạy và học đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên. Nhà trường chú trọng từ nguồn đầu vào học sinh đăng ký xét tuyển, đến công tác giáo dục học sinh bên trong nhà trường và chất lượng đầu ra sau khi các em tốt nghiệp THPT. Hằng năm, nhà trường đều có tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước chiếm tỉ lệ khá cao so với các trường khác trong toàn tỉnh.

Riêng về công tác nâng cao chất lượng của hoạt động chủ nhiệm lớp luôn được Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn đều quan tâm. Đầu mỗi quý, các tổ chuyên môn đều có sinh hoạt báo cáo chuyên đề về các kinh nghiệm của giáo viên đối với chất lượng hoạt động dạy học nói chung và công tác chủ nhiệm lớp nói riêng. Có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ra đời cũng đều vì mục đích này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trường trung học phổ thông nghiên cứu và thử nghiệm tại trường trung học phổ thông hùng vương (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)