So sánh tiêu chuẩn 2 giữa 3 tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trường trung học phổ thông nghiên cứu và thử nghiệm tại trường trung học phổ thông hùng vương (Trang 96 - 98)

Chỉ đạo, tổ chức, quản lý thực hiện các nội dung giáo dục N Trung bình Độ lệch chuẩn

Khoảng tin cậy 95% của giá trị TB

Giới hạn dưới Giới hạn trên

Tổ tự nhiên 23 45,09 9,681 40,90 49,27

Tổ ngoại ngữ -TD-NH 21 44,62 11,052 39,59 49,65

Tổ xã hội 18 46,89 11,146 41,35 52,43

Tổng 62 45,45 10,458 42,80 48,11

Nhận định trên cũng thể hiện rất rõ ràng ở biểu đồ hộp ở hình 3.5. Trong đó, tổ Tự nhiên có sự phân bố các mức điểm có phạm vi hẹp nhất, tổ ngoại ngữ, thể dục, nhạc họa có sự phân bố các mức điểm trong phạm vi rộng nhất.

Hình 3.5: Đồ thị hình hộp đánh giá tiêu chuẩn 2 giữa các tổ

Tuy nhiên trên đây ta chỉ là nhận xét mang tính chất trực quan bằng hình ảnh. Để so sánh chất lượng tiêu chuẩn 2 của GVCN theo các tổ chuyên môn có khác nhau về ý nghĩa thống kê hay không? tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA); kết quả phân tích như sau:

Bảng 3.18: Kiểm định về sự ngang bằng phương sai

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig.

,360 2 59 ,699

Bảng 3.19: Phân tích ANOVA

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Giữa các nhóm 54,799 2 27,399 ,244 ,784

Trong nhóm 6616,556 59 112,145

Total 6671,355 61

Thống kê Levene=0,360 với Sig.=0,699>0,05 cung cấp bằng chứng việc sử dụng kiểm định One-way ANOVA trong phân tích này là hoàn toàn phù hợp. Từ bảng 3.19 miêu tả kết quả phân tích ANOVA cho thấy, giá trị thống kê F=0,244 với mức ý nghĩa quan sát Sig.=0,784>0,05 ta không có đủ căn cứ để bác bỏ giả thuyết H0. Với mẫu khảo sát này cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt giữa giá trị trung bình của kết quả đánh giá của công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý thực hiện các nội dung giáo dục của GVCN giữa các tổ chuyên môn.

3.1.2.2. Đánh giá tiêu chuẩn 2 của GV theo số năm kinh nghiệm làm côngtác CNL

Dựa vào đồ thị hộp ở hình 3.6 bên dưới ta có nhận xét sự phân bố của các nhóm có sự khác nhau. Trong đó giá trị trung bình của 3 nhóm GV có số năm CNL từ 5-15

năm, 16-25 năm và trên 25 năm gần ngang bằng nhau nhưng nhóm GV có số năm CNL dưới 5 năm thì thấp hơn hẳn. Giá trị trung bình của nhóm GV có số năm CNL trên 25 năm vượt hơn 1 chút so với các nhóm khác. Xuất hiện 1 số điểm cực trị cận dưới của nhóm GV có số năm CNL từ 5-15 năm và 16-25 năm.

Hình 3.6: Biều đồ hình hộp tiêu chuẩn 2 theo số năm CNL

Tuy nhiên trên đây ta chỉ là nhận xét mang tính chất trực quan bằng hình ảnh. Để so sánh chất lượng công tác tiêu chuẩn 2 của GVCN theo nhóm số năm đảm nhiệm công tác CNL có khác nhau về ý nghĩa thống kê hay không?

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA) với giả thuyết H0 của phân tích này là “trung bình của công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý thực hiện các nội dung giáo dục của GVCN giữa các nhóm GV theo số năm CNL là bằng nhau” .

Kết quả phân tích như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trường trung học phổ thông nghiên cứu và thử nghiệm tại trường trung học phổ thông hùng vương (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)