Correlations HS đánh giá GVCN tự đánh giá CBQL đánh giá Spearman's rho HS đánh giá Hệ số tương quan 1,000 ,792** ,792** Mức ý nghĩa (2 phía) . ,000 ,000 GVCN tự đánh giá Hệ số tương quan ,792** 1,000 1,000** Sig. (2-tailed) ,000 . . CBQL đánh giá Hệ số tương quan ,792** 1,000** 1,000 Sig. (2-tailed) ,000 . .
**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 phía).
Từ kết quả ở bảng 3.42, kiểm định giả thuyết hệ số tương quan hạng Spearman r=0,792 cho thấy có mối tương quan chặt chẽ theo chiều thuận giữa 3 biến “kết quả tự đánh giá của GV”, “kết quả đánh giá của CBQL” và “kết quả đánh giá của HS”. Ở đây mối quan hệ này được xác định bằng khoảng r2=(0,792)2=0,627 có nghĩa là biến thiên của một yếu tố được giải thích bởi 62,7% sự biến thiên của yếu tố còn lại. Như vậy có thể kết luận rằng, kết quả tự đánh giá của GVCN về công tác CNL có độ tin
cậy rất cao vì nó có mối tương quan thuận rất chặt chẽ với kết quả đánh giá của CBQL và HS.
3.2. Kiểm định giả thuyết 3.2.1. Kiểm định giả thuyết H1 3.2.1. Kiểm định giả thuyết H1
Dựa vào kết quả chương 2, ta đã xây dựng thành công bộ chỉ số đánh giá chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. Bộ chỉ số được xây dựng gồm 3 nhân tố (tiêu chuẩn) với 32 câu hỏi (biến quan sát) đánh giá về tất cả các mặt của công tác CNL. Qua việc đánh giá độ hiệu lực và tin cậy của công cụ đo, ta có thể khẳng định đây là một bộ chỉ số có chất lượng, có thể sử dụng để đánh giá chất lượng của công tác CNL của GV.
3.2.2. Kiểm định giả thuyết H2
Dựa vào kết quả phân tích ở phần đánh giá chung ở trên ta có thể khẳng định về kết quả các chỉ số đánh giá công tác chủ nhiệm lớp đạt từ loại khá trở lên trên tất cả các chỉ số, và kết quả này rất đáng tin cậy vì không có sự khác biệt giữa kết quả tự đánh giá của GV và kết quả đánh giá CBQL, HS.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất lượng công tác chủ nhiệm lớp với kết quả xếp loại viên chức của giáo viên, tác giả đánh giá các tác động của các thành tố trong cấu trúc các tiêu chuẩn của bộ chỉ số tới kết quả chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. Từ kết quả của bước nghiên cứu lý thuyết và phân tích nhân tố ở trên đã xác định được 3 nhân tố tương ứng với 3 tiêu chuẩn của đánh giá công tác CNL, đó là: tìm hiểu, phân loại HS lớp chủ nhiệm; chỉ đạo, tổ chức, quản lý thực hiện các nội dung giáo dục; xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: nhân tố nào thực sự có vai trò quyết định đến chất lượng công tác CNL của GV? Để thấy được mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố nêu trên đối với kết quả công tác CNL của GV, chúng tôi xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội để xác định khả năng ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với chất lượng hoạt động CNL của GV.
Trong đó, Y biểu thị cho biến phụ thuộc (là kết quả chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của GV), X1, X2, X3 biểu thị cho các biến độc lập (trong đó X1 là biến tìm hiểu, phân loại HS lớp chủ nhiệm của GV; X2 là biến chỉ đạo, tổ chức, quản lý thực hiện các nội dung giáo dục; X3 là xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm). Các giá trị β1,
β2, β3 là các hệ số hồi quy riêng, β0 là hệ số chặn (hệ số tự do) của phương trình hồi quy.
Có thể viết lại phương trình hồi quy như sau:
Chất lượng công tác CNL = β0 + β1* tìm hiểu, phân loại HS + β2* chỉ đạo, tổ chức, quản lý thực hiện các nội dung giáo dục + β3* xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm
Để xác định các mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, tác giả xây dựng ma trận tương quan cho tất cả các biến này. Kết quả như sau: