Xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm N Trung bình Độ lệch chuẩn
Khoảng tin cậy 95% của giá trị TB
Giới hạn dưới Giới hạn trên
Dưới 5 năm 12 17,67 2,708 15,95 19,39
5-15 năm 21 22,33 2,536 21,18 23,49
16-25 năm 18 23,00 3,162 21,43 24,57
Trên 25 năm 11 23,73 2,005 22,38 25,07
Total 62 21,87 3,380 21,01 22,73
Dựa vào bảng 3.32 cho thấy, giá trị trung bình của công tác xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm GVCN có sự chênh lệnh nhau khá lớn giữa các nhóm GV có số năm công tác CNL trên 5 năm và nhóm dưới 5 năm.
Bảng 3.33: Kiểm định sự ngang bằng của phương sai
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
,885 3 58 ,455
Kiểm định sự ngang bằng của phương sai kết quả ở bảng 3.33 cho thấy: thống kê Levene=0,885 với Sig.=0,455>0,05 cung cấp bằng chứng về giả thuyết ngang bằng phương sai được chấp nhận. Điều này có nghĩa là việc sử dụng kiểm định One- way ANOVA trong phân tích này là hoàn toàn phù hợp.
Bảng 3.34: Phân tích ANOVA
ANOVA
Tổng bình phương Df Bình phương TB F Sig.
Giữa các nhóm 277,453 3 92,484 12,786 ,000
Trong nhóm 419,515 58 7,233
Tổng 696,968 61
Từ kết quả phân tích ANOVA ở bảng 3.34, với thống kê F=12,786 mức ý nghĩa quan sát Sig.= 0,000<0.05 cho thấy có giả thuyết H0 bị bác bỏ. Mẫu của chúng ta cung cấp một bằng chứng mạnh rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giá trị trung bình về điểm công tác xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm giữa các nhóm GV theo số năm công tác CNL. Đặc biệt là nhóm GV có số năm CNL nhỏ hơn 5 năm xem ra năng lực này còn rất hạn chế, tuy nhiên sẽ được nâng cao nếu GV có tinh thần cầu tiến học hỏi các GVCN khác trong quá trình công tác.
3.1.3.3. Đánh giá tiêu chuẩn 3 của GVCN giữa tự kết quả đánh giá của GV và đánh giá của CBQL
Để đánh giá độ tin cậy và chất lượng của các câu hỏi đo lường về công tác xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm của GV ta cần xem xét kết quả của 2 nhóm đánh giá (GV tự đánh giá, CBQL) ở tiêu chuẩn này có sự khác biệt hay không? Vì Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên và mẫu đủ lớn (62 GV) và theo quy luật số lớn thì đảm bảo tính phân phối chuẩn của mẫu nên ta sử dụng phương pháp kiểm định T-Test để đánh giá sự khác biệt này. Đặt giả thuyết H0 của phân tích này là “giá trị trung bình của công tác xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm của GV giữa kết quả GV tự đánh giá và CBQL đánh giá là bằng nhau”.
Bảng 3.35: Kết quả thống kê theo nhóm kiểm định T-Test
Cách đánh giá N Trung
bình
Độ lệch chuẩn
Sai số chuẩn
Các mức độ giao tiếp Tự đánh giá 62 3,19 ,786 ,100
CBQL 62 2,95 ,711 ,090
Dựa vào bảng 3.35 ta thấy giá trị trung bình về công tác xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm của GV của 2 kết quả CBQL đánh giá GVCN và GVCN tự đánh giá cho thấy: giá trị trung bình của ở phần tự đánh giá của GVCN cao hơn giá trị CBQL đánh giá GV. Tuy nhiên, với sự chênh lệch này ta chưa đủ căn cứ là giữa 2 kết quả đánh giá này có thật sự là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê hay không? Ta tiếp tục phân tích T-Test ở bảng 3.36 bên dưới:
Bảng 3.36: Kết quả kiểm định T-Test theo nhóm đánh giá
Các mức độ tiêu chuẩn 3 Giả định có cân bằng phương sai Giả định không có cân bằng phương sai Kiểm định Levene về sự cần bằng phương sai F 3,879 Mức ý nghĩa ,051 Kiểm định t về sự cân bằng các giá trị trung bình T 1,797 1,797 Bậc tự do 122 120,803 Mức ý nghĩa. (2 phía) ,075 ,075
Khoảng tin cậy 95% Thấp -,025 -,240
Cao ,508 ,369
Từ bảng 3.36 ta thấy giá trị F trong kiểm định Levene về sự ngang bằng phương sai (Levene's Test for Equality of Variances) là 3,879 với ý nghĩa thống kê Sig.= 0,051>0,05 nên phương sai giữa hai tổng thể không có sự khác biệt về mặt thống kê, do đó ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed để đánh giá. Trong phần này kiểm định về sự ngang bằng giá trị trung bình (t-test for Equality of Means) ta thấy giá trị thống kê t=1,797 với bậc từ do df=122 với mức ý nghĩa Sig. = 0,075>0,05 nên có thể kết luận rằng giả thuyết H0 được chấp nhận: không có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa 2 tổng thể.. Điều này có ý nghĩa là kết quả đánh giá về công tác xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm của GV giữa 2 nhóm: tự GV đánh giá về bản thân mình và CBQL trực tiếp đánh giá là không khác nhau.
3.1.4. Mối quan hệ chất lượng công tác CNL và kết quả đánh giá khác
* Mối quan hệ giữa chất lượng công tác CNL và tỷ lệ HS có kết quả điểm rèn luyện loại khá giỏi
Đặt giả thuyết H0 là không có mối quan hệ giữa kết quả chất lượng CNL và tỷ lệ khá giỏi của điểm rèn luyện HS. Sử dụng SPSS để kiểm định mối tương quan giữa 2 yếu tố dựa vào hệ số tương quan Pearson này cho kết quả sau: