Kết hợp kết quả phân tích ở bảng 3.16 và hình 3.4 ta thấy mức độ tự về đánh giá công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý thực hiện các nội dung giáo dục của 3 tổ chuyên môn có tỷ lệ khá-tốt rất cao (khoảng 71% trên tổng số GV), mỗi tổ đều có 2 GV tự đánh giá chất lượng của tiêu chuẩn này của bản thân ở mức trung bình. Số lượng GV đạt mức độ khá chiếm tỷ lệ cao nhất, có sự chênh lệch giữa 3 tổ với nhau và cách biệt khá xa giữa tổ tự nhiên và xã hội(với các tỷ lệ: 21,0%; 17,7%; 12,9%), tổ tự nhiên có số GV đạt loại khá cao nhất. Tuy nhiên, tổ XH lại có nhiều GV đạt loại tốt hơn các tổ khác. Bằng quan sát trực quan ở biểu đồ ta thấy giữa 3 tổ chuyên môn có sự khác biệt nhưng không rõ rệt về kết quả đánh giá chất lượng công tác này. Tuy nhiên sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê hay không? ta cần phải thực hiện bước phân tích phương sai một yếu tố.
Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên và mẫu đủ lớn (62 GV) và theo quy luật số lớn thì đảm bảo tính phân phối chuẩn của mẫu. Sau khi thực hiện phép kiểm định One-way ANOVA, kết quả phân tích thu được ở bảng 3.17 cho ta thấy công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý thực hiện các nội dung giáo dục của GVCN giữa 3 tổ chuyên môn có giá trị trung bình không bằng nhau, nhưng khoảng cách khác biệt không nhiều. Trong đó, tổ xã hội có giá trị trung bình lớn nhất; thấp nhất là tổ ngoại ngữ, thể dục, nhạc họa.
Bảng 3.17: So sánh tiêu chuẩn 2 giữa 3 tổ chuyên môn
Chỉ đạo, tổ chức, quản lý thực hiện các nội dung giáo dục N Trung bình Độ lệch chuẩn
Khoảng tin cậy 95% của giá trị TB
Giới hạn dưới Giới hạn trên
Tổ tự nhiên 23 45,09 9,681 40,90 49,27
Tổ ngoại ngữ -TD-NH 21 44,62 11,052 39,59 49,65
Tổ xã hội 18 46,89 11,146 41,35 52,43
Tổng 62 45,45 10,458 42,80 48,11
Nhận định trên cũng thể hiện rất rõ ràng ở biểu đồ hộp ở hình 3.5. Trong đó, tổ Tự nhiên có sự phân bố các mức điểm có phạm vi hẹp nhất, tổ ngoại ngữ, thể dục, nhạc họa có sự phân bố các mức điểm trong phạm vi rộng nhất.