Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.2.4. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát
2.2.4.1. Mục đích
Đây là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài này nhằm thu thập thông tin định lượng trong việc đánh giá về chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT thông qua các chỉ số của phiếu khảo sát.
2.2.4.2. Cách thức thực hiện (*)Thiết kế phiếu khảo sát
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp, tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng phiếu khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu theo các bước chính sau:
Bước 1: Xác định mục đích, phạm vi, nội dung của phiếu khảo sát
- Phiếu khảo sát được xây dựng với mục đích thu thập thông tin về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT của người GV.
- Nội dung trọng tâm của phiếu khảo sát là lấy ý kiến tự đánh giá của GV, đồng nghiệp và cán bộ quản lí về công tác chủ nhiệm lớp.
Bước 2: Sơ thảo phiếu khảo sát
- Xây dựng cấu trúc phiếu khảo sát theo mục đích được xác định tại bước 1. - Dựa trên cơ sở lý luận, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đặc biệt là chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của Bộ GD-ĐT,các câu hỏi được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn cần có của người GV để công tác chủ nhiệm lớp đạt chất lượng.
- Trước khi thiết kế dự thảo các chỉ số đánh giá công tác CNL, tác giả đã xây dựng 1 phiếu thăm dò ý kiến của GV làm công tác CNL về các năng lực cần thiết phải có để công tác này ở trường phổ thông có chất lượng. Sau khi phân tích kết quả của phiếu thăm dò ý kiến này, tác giả mới tiến hành chắc lọc ra các nội dung cần thiết của công tác CNL được GV cho là quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công tác CNL để tạo thành bộ chỉ số dự thảo.
Bước 3: Dự thảo phiếu khảo sát
- Phiếu sơ thảo được xây dựng và có sự thảo luận giữa tác giả với giáo viên hướng dẫn để phân tích kỹ về tính logic của cấu trúc phiếu, các nội dung của từng câu hỏi trong phiếu và số lượng các câu hỏi trong từng nhân tố.
- Chỉnh lý lại các câu hỏi và tổng thể phiếu trên cơ sở các phân tích trên để có được phiếu dự thảo.
Bước 4: Lấy ý kiến của chuyên gia và GV
- Phiếu dự thảo được gởi tới các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về thiết kế các loại phiếu khảo sát để lấy ý kiến;
- Phiếu dự thảo được gửi tới 5 GV có tham gia công tác chủ nhiệm lớp và 2 CBQL tại trường THPT ở địa bàn Tp. Quy nhơn xem trước và đánh giá về nội dung, mức độ rõ ràng của các câu hỏi cũng như các chỉ dẫn trả lời của phiếu;
- Phân tích các ý kiến đóng góp của các chuyên gia và GV, chỉnh lý lại các câu hỏi, tổng thể phiếu để hoàn thiện lần cuối bộ chỉ số và định dạng lại hình thức của bộ công cụ để đưa vào thử nghiệm.
Ngoài phiếu khảo sát về các chỉ số đánh giá về công tác GVCN, phiếu khảo sát để đánh giá về mức độ cần thiết của các năng lực cần phải có để đảm bảo cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao dành cho đối tượng là GV, tác giả còn xây dựng thêm phiếu khảo sát dành cho học sinh nhằm thu thập ý kiến phản hồi về chất lượng của công tác chủ nhiệm lớp của GV.
Nội dung của tổng cộng 03 bộ phiếu này như sau:
Phiếu khảo sát tự đánh giá (bộ chỉ số) dành cho GVCN
Thông tin chung về GV cung cấp thông tin: Năm sinh, giới tính, số năm đảm nhận công tác CNL, tổ chuyên môn đang sinh hoạt, kết quả xếp loại của GV.
Công cụ đo đánh giá về chất lượng công tác CNL: gồm có 32 câu hỏi (Câu hỏi 1-32 trong phần I của phiếu khảo sát) chia thành 3 tiểu thang đo. Trong đó, tiểu thang đo 1 là nhóm câu hỏi điều tra về công tác tìm hiểu, phân loại HS lớp chủ nhiệm gồm các câu từ câu 1-7. Tiểu thang đo 2 là nhóm các câu hỏi điều tra về công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục gồm các câu từ câu 8-26. Tiểu thang đo
3 là nhóm các câu hỏi điều tra về xây dựng tập thể HS của người GVCN gồm các câu từ 27-32. Phần trả lời các câu hỏi này được thiết kế theo các phương án trả lời với mức độ tăng dần.
Phiếu khảo sát mức độ cần thiết của các năng lực dành cho GV
Thông tin chung về GV cung cấp thông tin: Năm sinh, giới tính, số năm đảm nhận công tác CNL.
Nhóm các câu hỏi điều tra về mức độ đồng ý của sự cần thiết cần phải có các năng lực ở người GV nhằm nâng cao chất lượng công tác CNL: gồm có 21 câu hỏi (từ câu 2-22) nằm trong phần I của bảng khảo sát, phần trả lời cho các nội dung này được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ:
Rất cần thiết Cần thiết Phân vân Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết
5 4 3 2 1
Phiếu khảo sát dành cho HS
Thông tin chung về HS cung cấp thông tin: lớp, giới tính, xếp loại học lực và hạnh kiểm, chức vụ đảm nhận trong lớp.
Nhóm các câu hỏi điều tra ý kiến đánh giá của HS về công tác chủ nhiệm lớp của GV gồm 18 câu hỏi (nằm trong phần III của phiếu khảo sát), phần trả lời cho các nội dung này được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ.
(*) Thử nghiệm phiếu khảo sát:
Phiếu đánh giá công tác chủ nhiệm lớp và mức độ cần thiết của các năng lực cần phải ở người GV:
- Mẫu thử nghiệm: phiếu khảo sát được thử nghiệm trên mẫu 62 GV đảm nhận công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Hùng Vương các năm qua.
- Quy trình khảo sát: tác giả đã hướng dẫn về mục đích ý nghĩa của việc khảo sát này và giải thích ý nghĩa của từng câu hỏi, chỉ số cho GV, động viên các GV trả lời các câu hỏi một cách khách quan, chính xác với thực tế. Chi tiết cụ thể số lượng phiếu phát ra và thu về như sau:
Số phiếu phát ra: 62 phiếu Số phiếu thu về: 62 phiếu
- Phân tích số liệu khảo sát:
Xử lý thô: các phiếu khảo sát thu thập được, phiếu sau khi xử lý còn lại 61 phiếu (có 1 phiếu trả lời bị thiếu thông tin). Sau đó tác giả đã liên hệ với trường và kịp thời bổ sung thông tin phiếu bị thiếu này.
Mã hóa các thông tin và nhập liệu vào phần mềm SPSS.
Làm sạch dữ liệu: Sau khi nhập số liệu, dùng các thủ thuật thống kê để loại bỏ những phiếu mà người trả lời cung cấp thông tin không đáng tin cậy (như trả lời bừa vào các phương án, trả lời sớm hơn thời gian dự kiến…). Số phiếu được dùng để phân tích sau bước làm sạch dữ liệu là 62 phiếu, số phiếu bị loại bỏ do không đảm bảo độ tin cậy: 0 phiếu.
Phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm mô tả thống kê SPSS, và 2 phần mềm chuyên dụng trong đo lường, đánh giá dựa trên mô hình Rasch là QUEST và CONQUEST. Sử dụng phần mềm SPSS để xác định độ tin cậy của phiếu khảo sát và sự tương quan giữa các câu hỏi. Sử dụng phần mềm QUEST để khẳng định lại độ tin cậy của phiếu khảo sát và sự phù hợp giữa các câu hỏi trong cấu trúc của phiếu. Sử dụng phần mềm CONQUEST để phân tích sâu, thẩm định chất lượng các câu hỏi kém chất lượng.
Phiếu khảo sát dành cho HS
- Mẫu thử nghiệm: phiếu khảo sát được thử nghiệm trên mẫu 120 HS thuộc 3 khối lớp 10, 11 và 12 tại trường THPT Hùng Vương (mỗi khối chọn 1 lớp ngẫu nhiên để thử nghiệm).
- Quy trình khảo sát: tác giả đến các lớp được chọn điều tra để hướng dẫn về mục đích, ý nghĩa của việc khảo sát này và giải thích ý nghĩa của từng câu hỏi, từng nhân tố trong phiếu hỏi cho HS. Cho HS trả lời các phiếu khảo sát trong 20 phút sau đó thu lại. Cụ thể, tổng số phiếu khảo sát phát ra là 120 phiếu, tổng số phiếu thu về là 120 phiếu.
- Phân tích số liệu khảo sát: thao tác tương tự như bộ phiếu khảo sát dành cho GV. Qua quá trình phân tích, số phiếu còn lại có thể sử dụng là 100 phiếu (loại bỏ 20 phiếu không đạt chất lượng vì không đảm bảo độ tin cậy).