Đánh giá tiêu chuẩn 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trường trung học phổ thông nghiên cứu và thử nghiệm tại trường trung học phổ thông hùng vương (Trang 84 - 92)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả đánh giá côngtác GVCN dựa trên bộ tiêu chí

3.1.1. Đánh giá tiêu chuẩn 1

Ở nội dung này, tác giả đưa ra 7 biến quan sát để đánh giá về công tác tìm hiểu, phân loại HS lớp chủ nhiệm của GV tại trường THPT Hùng Vương. Với thang đo chạy từ 1 đến 4 điểm, chỉ số của tiêu chuẩn này được tính bằng tổng điểm của 7 biểu hiện này. Giá trị của chỉ số đầu tiên này sẽ chạy từ 7 (giá trị thấp nhất) cho đến 27 (giá trị cao nhất). Càng gần giá trị 27 thì chất lượng công tác này của GV càng tốt và ngược lại. Kết quả điều tra là số lượng mẫu: 62; giá trị trung bình: 20,4; độ lệch chuẩn: 2,883; giá trị lớn nhất: 26; giá trị nhỏ nhất: 13.

Để dễ dàng đánh giá các mức độ đạt được của GV trên tiêu chuẩn này tác giả đã tính toán xây dựng thang đo đối chiếu 4 mức độ dựa trên giá trị khoảng cách:

Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất có thể đạt được GV- Giá trị nhỏ nhất có thể đạt được của GV)/số mức = (27-7)/4=5.

Từ giá trị khoảng cách, ta xác định được các mức độ và ý nghĩa của các giá trị trung bình trong công tác tìm hiểu, phân loại HS theo 4 nhóm. Kết quả khảo sát về về tiêu chuẩn này của GVCN biểu diễn dưới thang đo 4 mức độ như sau:

Bảng 3.1: Thống kê mức độ ĐG công tác tìm hiểu, phân loại HS

STT Nhóm (mức độ) Khoảng điểm Số lượng Phần trăm Phần trăm cộng dồn

1 Trung bình 7-12 0 0 0

2 Trung bình-Khá 13-17 8 12,9 12,9

3 Khá 18-22 43 69,4 82,3

4 Tốt 23-27 11 17,7 100,0

Tổng 62 100,0

Bảng 3.1 cho thấy chất lượng về công tác tìm hiểu, phân loại HS của GVCN ở mức rất tốt, có đến 69,4% (xấp xỉ 70%) trên tổng số GV tự đánh giá mình ở mức khá, 17,7% số GV đánh giá tiêu chuẩn này ở mức tốt, chỉ có 12,9% GV tự đánh giá ở mức trung bình-khá và không có GV nào xếp loại mức trung bình. Như vậy, kết quả phân

tích trên cho thấy công tác này của GVCN trường THPT Hùng Vương ở mức từ khá trở lên.

Phỏng vấn sâu 1 GVCN tại trường cho biết: “Tìm hiểu và phân loại HS lớp chủ nhiệm là việc làm thường niên của mỗi giáo viên được thực hiện ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm. Nếu làm tốt công tác này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công tác xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh” (GV Tổ tự nhiên).

Phân tích sâu hơn với từng biến quan sát bằng phương pháp thống kê mô tả ta thu được kết quả ở bảng 3.2 bên dưới

Bảng 3.2: Thống kê mô tả với từng biến quan sát tiêu chuẩn 1

Nhân tố

Các biến

quan sát Nội dung Trung

bình Độ lệch chuẩn Tìm hiểu, phân loại HS lớp chủ nhiệm Tìm hiểu đặc điểm HS

Câu 1.1 Tìm hiểu về hoàn cảnh sống của từng HS 3,05 0,459

Câu 1.2 Những đặc điểm về thể chất, sinh lí của từng HS 2,92 0,454

Câu 1.3 Những đặc điểm về tâm lí của mối HS 2,89 0,546

Câu 1.4 Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức HS 2,90 0,564

Tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Câu 1.5 Hình thức thu thập thông tin về học tập và rèn luyện đạo đức HS 2,90 0,620

Câu 1.6 Tìm hiểu và xây dựng hồ sơ học sinh 2,87 0,665

Câu 1.7 Tìm hiểu môi trường giáo dục 2,87 0,338

Dựa vào kết quả ở bảng 3.2, mức độ đánh giá về công tác tìm hiểu, phân loại HS của GV có chỉ số tương đối cao (xấp xỉ bằng 3 trên 4 mức điểm) và đồng đều (phương sai các câu hỏi gần ngang bằng nhau). Trong đó, tiêu chí về tìm hiểu hoàn cảnh sống của từng HS (câu 1.1) có giá trị trung bình cao nhất (giá trị 3,05), tiêu chí về môi trường giáo dục có giá trị trung bình thấp nhất trong nhóm (với giá trị 2,87). Cụ thể: câu 1.1 (trung bình: 3,05; độ lệch chuẩn: 0,459), câu 1.2 (trung bình: 2,92; độ lệch chuẩn: 0,454), câu 1.3 (trung bình: 2,89; độ lệch chuẩn: 0,546), câu 1.4 (trung bình: 2,90; độ lệch chuẩn: 0,564), câu 1.5 (trung bình: 2,90; độ lệch chuẩn: 0,620), câu 1.6 (trung bình: 2,87; độ lệch chuẩn: 0,665), câu 1.7(trung bình:2,87;độ lệch chuẩn:0,338)

Tác giả tiếp tục phân tích tiêu chuẩn này giữa các tổ chuyên môn để xem có tồn tại sự khác nhau hay không? Để thực hiện kiểm định về sự khác nhau này tác giả đã

phân tích sự phân bố của mẫu, xem xét mẫu có phân bố chuẩn hay không để sử dụng phương pháp kiểm định phù hợp.

Kiểm tra tính chuẩn trong phân phối mẫu bằng thủ tục thống kê tần số trong SPSS. Kết quả cho thấy giá trị Mean và Median bằng nhau đều bằng 33,00, độ xiên Skewness bằng 0,536 (độ xiên dao động từ -1 đến +1) do đó có thể kết luận phân phối này xấp xỉ phân phối chuẩn.

Hình 3.1: Sự phân phối mẫu tiêu chuẩn 1

Kiểm tra tính chuẩn trong phân phối mẫu bằng thủ tục frequency. Kết quả cho thấy giá trị Mean và Median bằng nhau đều bằng 20,4, độ xiên Skewness bằng -0,686 (độ xiên dao động từ -1 đến +1) do đó có thể kết luận phân phối này xấp xỉ phân phối chuẩn. Thật vậy xem ở hình 3.1 ta thấy biểu đồ phân phối với đường con chuẩn có dạng hình chuông, số liệu phân phối khá đều ở 2 bên.

3.1.1.1. Đánh giá tiêu chuẩn 1 của GVCN giữa các tổ chuyên môn

Để đánh giá sự khác biệt về tìm hiểu, phân loại HS của GVCN giữa các tổ chuyên môn, tác giả sử dụng bảng kỹ thuật tạo bảng chéo được kết quả như sau:

Bảng 3.3: Tìm hiểu, phân loại HS lớp chủ nhiệm giữa 3 tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn Tổng Tổ tự nhiên Tổ ngoại ngữ - TD-NH Tổ xã hội Các mức độ tìm hiểu, phân loại HS Trung bình khá Số lượng 2 4 2 8 Tỷ lệ % 3,2% 6,5% 3,2% 12,9% Khá Số lượng 17 14 12 43 Tỷ lệ % 27,4% 22,6% 19,4% 69,4% Tốt Số lượng 4 3 4 11 Tỷ lệ % 6,5% 4,8% 6,5% 17,7% Tổng Số lượng 23 21 18 62

Hình 3.2: Biểu đồ phân bố tiêu chuẩn 1 giữa 3 tổ chuyên môn

Kết hợp kết quả phân tích ở bảng 3.3 và hình 3.2 ta thấy mức độ tự đánh giá về công tác tìm hiểu, phân loại HS của 3 tổ chuyên môn có tỷ lệ khá-tốt rất cao (khoảng 87% trên tổng số GV), không có GV nào ở mức trung bình. Số lượng GV đạt mức độ khá chiếm tỷ lệ cao nhất, có sự chênh lệch giữa 3 tổ với nhau nhưng không quá cách biệt (với các tỷ lệ: 27,4%;22,6%;19,4%), tổ tự nhiên có số GV đạt loại khá cao nhất, tiếp đến là tổ ngoại ngữ .Tổ Ngoại ngữ-TD-NH có đến 4 GV có kết quả ở mức trung bình khá (chiếm 6,5%) cao nhất trong 3 nhóm khảo sát. Bằng quan sát trực quan ở biểu đồ ta thấy giữa 3 tổ chuyên môn có sự khác biệt về kết quả đánh giá tìm hiểu, phân loại HS, tuy nhiên sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê hay không ta cần phải thực hiện các kiểm định tiếp theo.

Để đánh giá sự khác biệt về tìm hiểu, phân loại HS lớp chủ nhiệm của GVCN giữa các tổ chuyên môn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA). Phương tích phương sai là phần mở rộng của kiểm định t hai mẫu độc lập thích hợp đối với trường hợp có số nhóm so sánh nhiều hơn 2. Sự phân tích này kiểm tra sự biến thiên giữa các trung bình mẫu liên quan đến sự biến thiên của các quan sát trong từng nhóm.

Với giả thuyết H0 của phân tích này là “giá trịtrung bình của công tác tìm hiểu, phân loại HS của GVCN giữa 3 tổ chuyên môn bằng nhau” .

Bảng 3.4: Trung bình phẩm chất tiêu chuẩn 1 của 3 tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn N Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Khoảng tin cậy 95% của giá trị TB

Giới hạn dưới Giới hạn trên

Tổ tự nhiên 23 20,65 2,604 19,53 21,78

Tổ ngoại ngữ -TD-NH 21 19,90 3,015 18,53 21,28

Tổ xã hội 18 20,67 3,144 19,10 22,23

Theo bảng 3.4 thu được từ kết quả phân tích ANOVA, giá trị trung bình về tìm hiểu, phân loại HS của GVCN của 3 tổ chuyên môn là tương tự nhau. Độ biến thiên của các tổ cũng không khác nhau. Nhưng liệu chừng điều này có đáng tin cậy hay không?

Bảng 3.5: Kiểm định về sự ngang bằng phương sai

Test of Homogeneity of Variances

Tìm hiểu, phân loại HS

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

,283 2 59 ,754

Kiểm định sự ngang bằng phương sai ở bảng 3.5 cho thấy: thống kê Levene=0,283 với mức ý nghĩa Sig=0,754>0,05 cung cấp bằng chứng về giả thuyết ngang bằng phương sai được chấp nhận. Điều đó có nghĩa là việc sử dụng kiểm định One-way ANOVA trong phân tích này là hoàn toàn phù hợp.

Bảng 3.6: Phân tích ANOVA

ANOVA

Tổng bình phương Df TB bình phương F Sig.

Giữa các nhóm 7,892 2 3,946 ,467 ,629

Trong nhóm 499,027 59 8,458

Tổng 506,919 61

Từ bảng 3.6 kết quả phân tích ANOVA cho thấy, thống kê F=0,467 với mức ý nghĩa Sig.=0,629>0,05 nên giả thuyết H0 không bị bác bỏ. Điều đó có nghĩa là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giá trị trung bình của tìm hiểu, phân loại HS của GVCN giữa 3 tổ chuyên môn.

3.1.1.2. Đánh giá tiêu chuẩn 1 của GV theo số năm kinh nghiệm làm côngtác CNL

Dựa vào đồ thị hộp ở hình 3.3 bên dưới ta có nhận xét sự phân bố của các nhóm có sự khác nhau. Trong đó giá trị trung bình của 2 nhóm GV có số năm CNL từ 5-15 năm và 16-25 gần ngang bằng nhau nhưng nhóm GV có số năm CNL 5-15 năm có sự phân bố rộng hơn theo chiều bên dưới giá trị trung bình và xuất hiện có 1 giá trị cực trị ở cận dưới. Giá trị trung bình của nhóm GV có số năm CNL trên 25 năm vượt hơn hẳn các nhóm khác.

Hình 3.3: Đồ thị hộp tiêu chuẩn 1 giữa các nhóm GV theo năm CNL

Tuy nhiên trên đây ta chỉ là nhận xét mang tính chất trực quan bằng hình ảnh. Để so sánh công tác tìm hiểu, phân loại HS của GVCN theo nhóm số năm đảm nhiệm công tác CNL có khác nhau về ý nghĩa thống kê hay không?

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA) với giả thuyết H0 của phân tích này là “giá trị trung bình của công tác tìm hiểu, phân loại HS của GVCN giữa các nhóm GV theo số năm CNL là bằng nhau”.

Kết quả phân tích như sau:

Bảng 3.7: Trung bình tiêu chuẩn 1 theo số năm CNL của GVCN

Số năm CN N Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Khoảng tin cậy 95% của giá trị TB

Giới hạn dưới Giới hạn trên

Dưới 5 năm 5 2,60 ,548 1,92 3,28

5-15 năm 6 3,00 ,894 2,06 3,94

16-25 năm 26 3,85 ,543 3,63 4,07

Trên 25 năm 25 4,24 ,523 4,02 4,46

Tổng 62 3,82 ,758 3,63 4,02

Dựa vào bảng 3.7 cho thấy, giá trị trung bình của nhân tố tìm hiểu, phân loại HS của GVCN có sự chênh lệnh nhau khá lớn giữa các nhóm và có sự tăng dần theo số năm GV đảm nhiệm công tác CNL. Điều này có nghĩa là càng có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác CNL thì GV càng chú trọng nâng cao về chất lượng của tiêu chuẩn này.

Bảng 3.8: Kiểm định sự ngang bằng của phương sai

Test of Homogeneity of Variances

Các mức độ tìm hiểu, phân loại

1,089 3 58 ,361

Kiểm định sự ngang bằng của phương sai kết quả ở bảng 3.8 cho thấy: thống kê Levene=1,089 với Sig.=0,361>0,05 cung cấp bằng chứng về giả thuyết ngang bằng phương sai được chấp nhận. Điều này có nghĩa là việc sử dụng kiểm định One-way ANOVA trong phân tích này là hoàn toàn phù hợp.

Bảng 3.9: Phân tích ANOVA

ANOVA

Tổng bình phương Df TB bình phương F Sig.

Giữa các nhóm 15,904 3 5,301 16,061 ,000

Trong nhóm 19,145 58 ,330

Tổng 35,048 61

Từ kết quả phân tích ANOVA ở bảng 3.9, với mức ý nghĩa quan sát Sig.= 0,000<0.05 ta có thể bác bỏ giả thuyết H0. Điều này có ý nghĩa là có sự khác biệt về công tác tìm hiểu, phân loại HS giữa các nhóm GV theo số năm công tác CNL. Tuy nhiên ta chưa có thể khẳng định là giữa số năm công tác CNL và kết quả đánh giá của tiêu chuẩn này có mối tương quan theo chiều nào, do đó buộc ta phải kiểm định về mối quan hệ giữa số năm CNL và kết quả đánh giá công tác tìm hiểu, phân loại HS của GV.

Đặt giả thuyết H0 là không có mối quan hệ giữa kết quả đánh giá công tác tìm hiểu, phân loại HS với số năm công tác CNL của GV. Thực hiện phép phân tích mối tương quan bằng phần mềm SPSS ta được bảng 3.10 bên dưới:

Bảng 3.10: Bảng phân tích tương quan Pearson giữa tiêu chuẩn 1 và số năm CNL

Các mức độ tìm hiểu, phân loại HS

Số năm CNL Các mức độ tìm hiểu,

phân loại HS

Tương quan Pearson 1 ,685**

Mức ý nghĩa (2 phía) ,000

Số quan sát 62 62

Số năm CNL Tương quan Pearson ,685** 1

Mức ý nghĩa (2 phía) ,000

Số quan sát 62 62

Kết quả kiểm định giả thuyết về hệ số tương quan tuyến tính r (Pearson) ở bảng 3.10 cho thấy có mối tương quan khá chặt chẽ theo chiều thuận giữa 2 biến là “tìm hiểu, phân loại HS” và “số năm CNL” (r = 0,685). Như vậy có thể kết luận những GV có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác CNL sẽ có kết quả tự đánh giá về tiêu chuẩn này cao hơn những GV mới vào nghề hoặc đảm nhận công tác CNL chỉ vài năm. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế đang diễn ra ở các trường học hiện nay.

3.1.1.3. Đánh giá tiêu chuẩn 1 của GVCN giữa kết quả tự đánh giá của GV, đánh giá của CBQL

Bảng 3.11: Kết quả thống kê theo nhóm kiểm định T-Test

Thống kê theo nhóm

Cách đánh giá N Trung bình Std. Deviation Std. Error Mean

Các mức độ tìm hiểu, phân loại HS

Tự đánh giá 62 3,82 ,758 ,096

CBQL 62 3,53 ,762 ,097

Dựa vào bảng 3.11 ta thấy giá trị trung bình về mức độ tìm hiểu, phân loại HS của 2 kết quả CBQL đánh giá GVCN và GVCN tự đánh giá cho thấy giá trị của tiêu chuẩn này ở phần tự đánh giá của GVCN cao hơn giá trị CBQL đánh giá GV. Tuy nhiên, với sự chênh lệch này ta chưa đủ căn cứ là giữa 2 kết quả đánh giá này có thật sự là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê hay không? Ta tiếp tục phân tích T-Test với giả thuyết H0 là: “không có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa kết quả GV tự đánh giá và CBQL đánh giá GV”. Kết quả của phân tích này thể hiện ở bảng 3.12 bên dưới:

Bảng 3.12: Kết quả kiểm định T-Test theo nhóm đánh giá

Các mức độ năng lực GD Giả định có cân bằng phương sai Giả định không có cân bằng phương sai Kiểm định Levene về sự cần bằng phương sai F 1,347 Mức ý nghĩa ,946 Kiểm định t về sự cân bằng các giá trị trung bình T ,155 ,155 Bậc tự do 122 121,308 Mức ý nghĩa. (2 phía) ,877 ,877

Khác nhau về giá trị trung bình ,016 ,016

Sai số khác nhau ,104 ,104

Thấp ,222 ,369

Từ bảng 3.12 ta thấy giá trị Sig trong kiểm định Levene là 0,946>0,05 nên phương sai giữa hai tổng thể không có sự khác biệt về mặt thống kê, do đó ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed để đánh giá. Trong phần này giá trị Sig. = 0,877>0,05 do đó giả thuyết H0 được chấp nhận.Ta có thể kết luận rằng: không có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa 2 tổng thể điều này có ý nghĩa là kết quả đánh giá về công tác tìm hiểu, phân loại HS do tự GV đánh giá về bản thân mình và CBQL trực tiếp đánh giá là ngang bằng nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trường trung học phổ thông nghiên cứu và thử nghiệm tại trường trung học phổ thông hùng vương (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)