Độ tin cậy
Cronbach's Alpha Tổng số biến quan sát
0,977 32
Từ kết quả phân tích số liệu thu được ở bảng 2.3 cho thấy bộ chỉ số thử nghiệm có độ tin cậy Cronbach’s Alpha=0.977. Với độ tin cậy rất cao này cho ta ý nghĩa rằng cứ 100 người được khảo sát thì có đến gần 98 người trả lời đạt tin cậy. Theo một số công trình nghiên cứu thì thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0,6 trở lên (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995) nhưng tốt nhất là lớn hơn 0,7 (Nunnally vàBurnstein, 1994).
Ngoài ra, sự tin cậy của bộ chỉ số này còn thể hiện ở mức độ tương quan của câu hỏi với kết quả chung:
Lớn nhất Bé nhất
Tương quan của từng câu hỏi với phiếu (biến tổng) 0,918 0,556
Cronbach’s Alpha nếu loại một câu hỏi 0,977 0,918
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bất kỳ một biến nào đó dao động trong khoảng từ 0,918 đến 0,977, hệ số tương quan của từng câu hỏi với phiếu khảo sát (biến tổng) dao động trong khoảng từ 0,556 đến 0,918. Theo Nunnaly (1994) các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại, và các biến quan sát có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha cũng sẽ bị loại (Hoàng Trọng, 2008) [29]. Điều này tất cả các câu hỏi đều sự tương quan với nhau và tương quan bộ chỉ số, đóng góp vào độ tin cậy của kết quả khảo sát và các câu hỏi cũng giúp phân biệt được chất lượng công tác chủ nhiệm giữa các GV với nhau.
Tác giả sử dụng phần mềm QUEST để phân tích chất lượng bộ công cụ khảo sát nhằm khẳng định lại độ tin cậy của bộ chỉ số. Để dữ liệu phù hợp với mô hình RASCH thì khi phân tích dữ liệu bằng phần mềm QUEST giá trị mean trong