Đánh giá độ tin cậy của phiếu khảo sát dành cho HS thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trường trung học phổ thông nghiên cứu và thử nghiệm tại trường trung học phổ thông hùng vương (Trang 80 - 84)

Hệ số Cronbach's Alpha Tổng số biến quan sát

0,897 18

Bé nhất Lớn nhất

Tương quan của từng câu hỏi với phiếu (biến tổng) 0,407 0,721

Cronbach’s Alpha nếu loại một câu hỏi 0,886 0,896

Kết quả phân tích ở bảng 2.7 cho thấy phiếu khảo sát có độ tin cậy Cronbach’s Alpha=0.897. Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bất kỳ một biến nào đó dao động trong khoảng từ 0,886 đến 0,896 (không vượt quá giá trị 0,897 là độ tin cậy chung của cả phiếu khảo sát), hệ số tương quan của từng câu hỏi với phiếu khảo sát (biến tổng) ở mức rất cao đều lớn hơn 0,4 và dao động từ 0,407 đến 0,721. Điều này có thể dễ dàng kết luận rằng phiếu lấy ý kiến này có độ tin cậy cao, các câu hỏi đều có mối tương quan với nhau và tương quan thuận với kết quả của cả phiếu khảo sát.

Với 18 câu hỏi dành HS đánh giá về hoạt động chủ nhiệm lớp của GV từ cấp độ rất thấp đến cao trên thang đo 4 mức của mẫu thử nghiệm 100 HS, sau khi đưa vào phần mềm QUEST phân tích thu được kết quả:

Bảng 2.8: Kết quả phân tích chất lượng phiếu khảo sát bằng phần mềm QUESTSummary of item Estimates Summary of item Estimates

========================= Mean .01 SD 1.24 SD (adjusted) 1.09 Reliability of estimate .87 Fit Statistic ===============

Infit Mean Square Outfit Mean Square Mean 1.00 Mean .96 SD .16 SD .28

Summary of case Estimates

========================= Mean .45 SD 1.06 SD (adjusted) 1.25 Reliability of estimate .88 Fit Statistics ===============

Infit Mean Square Outfit Mean Square

Mean .99 Mean .96 SD .08 SD .05

Trong biểu đồ Item Fit sau đây, mỗi giá trị về mức độ phù hợp của các câu hỏi với nhau được đánh dấu bằng dấu *. Những câu hỏi nằm trong 2 đường chấm thẳng đứng có giá trị bình phương trung bình MNSQ nằm trong khoảng 0,77-1,30 là được chấp nhận và được coi là phù hợp với mô hình. Những câu hỏi nào nằm ngoài vùng này sẽ bị loại bỏ hoặc cần phải xem xét lại.

PHIEU HOC SINH ---

ItemFit all on phieuhsthunghiem (N = 100 L = 18 Probability Level= .50) --- INFIT MNSQ .77 .83 .91 1.00 1.10 1.20 1.30 ---+---+---+---+---+---+---+---+--- 1 item 1 . | * . 2 item 2 . | * . 3 item 3 . * | . 4 item 4 . | * . 5 item 5 . | * . 6 item 6 . | * . 7 item 7 . | * . 8 item 8 . * | . 9 item 9 . * | . 10 item 10 . | * . 11 item 11 . * | . 12 item 12 . * | . 13 item 13 . | * . 14 item 14 . * | . 15 item 15 . * | . 16 item 16 . * | . 17 item 17 .* | . 18 item 18 . * | . =======================================================================================

Hình 2.11: Bản đồ thể hiện mức độ phù hợp của các câu hỏi

Dựa vào biểu đồ ở hình 2.11 ở trên ta thấy 18 câu hỏi trong phiếu khảo sát đều nằm trong khoảng cho phép, không có xuất hiện biến ngoại lai nào do đó chúng đã tạo thành một cấu trúc đo. Do đó ta có thể sử dụng tất cả 18 câu hỏi này cho đợt khảo sát chính thức.

2.3.3.2. Sản phẩm sau thử nghiệm

Trên cơ sở sử dụng phần mềm QUEST để xác định độ tin cậy của bộ công cụ, độ ổn định của cấu trúc thang đo và tính logic giữa các câu hỏi trong phiếu, tác giả đã hoàn chỉnh phiếu khảo sát và tiến hành điều tra chính thức.

Phiếu chính thức bao gồm 2 phần nội dung chính:

- Phần I (thông tin chung): phần này bao gồm các câu hỏi nhằm xác định khối lớp, giới tính, kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm rèn luyện, chức vụ lớp, chức vụ đoàn hiện tại trong lớp.

- Phần II (nội dung phiếu khảo sát): phần này bao gồm 2 nội dung chính:  Nội dung 1: Lấy ý kiến của HS về mức độ quan trọng của các hoạt động giáo dục toàn diện của GVCN, sự nhìn nhận của các em về khái niệm hoạt động giáo dục toàn diện ở GV.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã khái quát một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn và tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm, đánh giá chất lượng bộ công cụ khảo sát trên mẫu đại diện bằng phần mềm QUEST, CONQUEST và SPSS. Kết quả cho thấy bộ chỉ số có độ tin cậy cao. Qua phân tích đã phát hiện 4 câu hỏi không đạt chất lượng cần phải xem xét, chỉnh sửa lại cho phù hợp. Sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện 4 câu hỏi này và phân tích lại bằng SPSS, QUEST toàn bộ câu hỏi trong bộ chỉ số đều nằm trong một cấu trúc logic, đo đúng các nội dung mà công cụ được thiết kế để đo. Thang đo này đạt đủ điều kiện để sử dụng trong phân tích và đánh giá chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ở trường phổ thông.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã thiết kế thành công phiếu khảo sát thu thập ý kiến của giáo viên về mức độ đồng ý các năng lực cần thiết ở người GVCN để công tác này có chất lượng và phiếu khảo sát lấy ý kiến đánh giá của HS về kết quả của hoạt động chủ nhiệm của GV. Qua đánh giá thử nghiệm bằng phần mềm QUEST và SPSS, 2 phiếu khảo sát này có độ tin cậy rất cao, các câu hỏi đều có mối tương quan trong với nhau cùng tạo thành một cấu trúc, đo đúng nội dung cần đo.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG 3.1. Kết quả đánh giá công tác GVCN dựa trên bộ tiêu chí

3.1.1. Đánh giá tiêu chuẩn 1

Ở nội dung này, tác giả đưa ra 7 biến quan sát để đánh giá về công tác tìm hiểu, phân loại HS lớp chủ nhiệm của GV tại trường THPT Hùng Vương. Với thang đo chạy từ 1 đến 4 điểm, chỉ số của tiêu chuẩn này được tính bằng tổng điểm của 7 biểu hiện này. Giá trị của chỉ số đầu tiên này sẽ chạy từ 7 (giá trị thấp nhất) cho đến 27 (giá trị cao nhất). Càng gần giá trị 27 thì chất lượng công tác này của GV càng tốt và ngược lại. Kết quả điều tra là số lượng mẫu: 62; giá trị trung bình: 20,4; độ lệch chuẩn: 2,883; giá trị lớn nhất: 26; giá trị nhỏ nhất: 13.

Để dễ dàng đánh giá các mức độ đạt được của GV trên tiêu chuẩn này tác giả đã tính toán xây dựng thang đo đối chiếu 4 mức độ dựa trên giá trị khoảng cách:

Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất có thể đạt được GV- Giá trị nhỏ nhất có thể đạt được của GV)/số mức = (27-7)/4=5.

Từ giá trị khoảng cách, ta xác định được các mức độ và ý nghĩa của các giá trị trung bình trong công tác tìm hiểu, phân loại HS theo 4 nhóm. Kết quả khảo sát về về tiêu chuẩn này của GVCN biểu diễn dưới thang đo 4 mức độ như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng công tác chủ nhiệm lớp trường trung học phổ thông nghiên cứu và thử nghiệm tại trường trung học phổ thông hùng vương (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)