Bảng so sánh điều khoản của tiêu chuẩn ISO45001 và OHSAS 18001

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty dầu khí sông hồng phù hợp tiêu chuẩn ISO 45001 2018 (Trang 56 - 67)

ISO 45001 OHSAS 18001:2007

1. Phạm vi 1. Phạm vi

2. Viện dẫn tài liệu 2. Viện dẫn tài liệu

3. Thuật ngữ và định nghĩa 3. Thuật ngữ và định nghĩa 4. Bối cảnh của tổ chức

4.1 Hiểu về tổ chức và bối cảnh của tổ chức 4.2 Tìm hiểu về nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên liên quan

4.3 Xác định phạm vi của hệ thống OH&S 4. Các yêu cầu của hệ thống quản lý OH&S

4.4 Hệ thống quản lý OH&S 4.1 Các yêu cầu chung 5. Lãnh đạo và sự tham gia của NLĐ

5.1 Lãnh đạo và cam kết

5.2 Chính sách OH&S 4.2 Chính sách OH&S 5.3. Vai trị tổ chức, trách nhiệm, trách

nhiệm giải trình và quyền hạn

4.4.1. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn

5.4. Sự tham gia và tham vấn 4.4.3.2. Sự tham gia và tham khảo ý kiến

6. Hoạch định 4.3. Hoạch định

6.1. Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội 6.1.1. Khái quát

6.1.2. Nhận diện/xác định mối nguy và đánh giá rủi ro OH&S

6.1.2.1. Xác định mối nguy

6.1.2.2. Đánh giá các rủi ro về OH&S và các rủi ro khác của hệ thống quản lý OH&S

4.3.1. Xác định mối nguy, đánh giá rủi ro, xác lập sự kiểm soát

6.1.2.3. Xác định cơ hội OH&S và các cơ hội khác

6.1.3. Xác định yêu cầu của pháp lý và yêu cầu khác

4.3.2. Yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác

6.1.4. Triển khai kế hoạch hành động

ISO 45001 OHSAS 18001:2007

được các mục tiêu

6.2.1. Mục tiêu về OH&S

6.2.2. Lập kế hoạch đạt được mục tiêu đề ra

4.3.3. Mục tiêu và lập kế hoạch

7. Hỗ trợ

7.1. Nguồn lực 4.4.1. Nguồn lực, vai trò, trách

nhiệm, trách nhiệm giải quyết và quyền hạn

7.2. Năng lực 7.3. Nhận thức

4.4.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức

7.4. Thông tin và trao đổi thông tin

4.4.3. Trao đổi thông tin, tham gia và tham vấn

4.4.3.1. Trao đổi thông tin 7.5. Thông tin dạng văn bản

7.5.1. Khái quát

7.5.2. Xây dựng và cập nhật 7.5.3. Kiểm soát tài liệu

4.4.4. Tài liệu

4.4.5. Kiểm soát tài liệu 4.5.4. Kiểm soát hồ sơ 8. Vận hành

8.1. Hoạch định và kiểm soát vận hành 8.1.1. Khái quát

4.4. Triển khai và vận hành 4.4.6. Kiểm soát vận hành 8.1.2. Hệ thống phân cấp kiểm soát

8.2. Quản lý sự thay đổi 8.3. Thuê ngoài

8.4. Mua sắm 8.5. Nhà thầu

4.3.1. Xác định mối nguy, đánh giá rủi ro, xác lập sự kiểm soát

4.4.6. Kiểm soát vận hành

8.6. Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp

4.4.7. Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp

9. Đánh giá kết quả thực hiện

9.1. Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá 9.1.1. Khái quát

4.5. Kiểm tra

4.5.1. Đo lường và giám sát thực hiện 9.1.2. Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp

lý và các yêu cầu khác

4.5.2. Đánh giá sự tuân thủ 9.2. Đánh giá nội bộ

ISO 45001 OHSAS 18001:2007

9.2.1. Mục đích của đánh giá nội bộ 9.2.2. Quá trình đánh giá nội bộ

4.5.5. Đánh giá nội bộ 9.3. Lãnh đạo xem xét 4.6. Lãnh đạo xem xét 10. Cải tiến

10.1. Sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục

4.5.3. Điều tra sự cố, sự không phù hợp hành động ngăn ngừa và khắc phục

4.5.3.1. Điều tra tai nạn/sự cố

4.5.3.2. Sự không phù hợp, hành động ngăn ngừa và khắc phục

10.2. Cải tiến liên tục 10.2.1. Mục tiêu

10.2.2. Quá trình cải tiến liên tục

4.1. Các yêu cầu chung 4.2. Chính sách OH&S 4.6. Lãnh đạo xem xét

Nguồn: Tác giả

Bảng 3.2. Sự khác biệt về nội dung giữa tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001

Nội dung ISO 45001 OHSAS 18001:2007

Cơ quan ban hành Ủy ban Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO

Viện Tiêu chuẩn Anh

Năm ban hành 2018 1999

Quy mô áp dụng Tiêu chuẩn có tầm quốc tế, được phổ biến và áp dụng rộng rãi đến 165 nước thành viên của ISO

Tiêu chuẩn của nước Anh và được phổ biến ra các nước khác

Cấu trúc Tiêu chuẩn

Xây dựng dựa trên cấu trúc ISO Hight Level Structure, được áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn ISO; đơn giản trong quá trình áp dụng triển khai và đạt hiệu quả hơn.

Khơng có cấu trúc Hight Level Structure

Xác định bối cảnh chính

Theo Điều 4.1, tổ chức phải xác định rõ được bối cảnh của mình. Đây là điểm mới và tiến bộ để doanh nghiệp nhìn nhận rõ tình trạng của mình, từ đó thiết lập được hệ thống quản lý phù hợp

Nội dung ISO 45001 OHSAS 18001:2007

ngay từ lúc đầu. Xác định rõ nhu

cầu và mong đợi của người lao động

Điều 4.2 tập trung đề cập nhu cầu và mong đợi và sự tham gia của người lao động khi hoạch định hệ thống quản lý ATSKNN. Với mục đích là xác định chính xác nhu cầu của người lao động, từ đó xây dựng các biện pháp quản lý, kiểm sốt vthiết thực và có hiệu quả.

Có đề cập đến nhu cầu và mong đợi của người lao động, tuy nhiên nội dung các điều khoản chưa thể hiện rõ

Sự tham gia và tham vấn của người lao động

Nội dung Điều 5.4 thể hiện rõ yêu cầu cần có sự tham gia và tham vấn của người lao động ngay từ khi hoạch định các biện pháp kiểm soát thực thi, theo dõi, đo lường hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Được để cập trong khoản 4.4.3, tuy nhiên nội dung không cụ thể và rõ ràng như Điều 5.4 của ISO 45001

Quản lý rủi ro và cơ hội

Các điều khoản 6.1.1, 6.1.2.3 yêu cầu về nhận diện rủi ro, cơ hội và hoạch định các quá trình nhằm hạn chế phát sinh rủi ro, tận dụng được các cơ hội. Tổ chức phải xác định, xem xét và, khi cần thiết thực hiện các hành động để giải quyết bất kỳ rủi ro hoặc cơ hội nào có thể tác động đến mục tiêu về ATSKNN mà tổ chức đã đề ra.

Quản lý cơ hội không được nhắc đến và chưa nêu rõ việc hoạch định kiểm soát các rủi ro ngay từ khi thiết lập, hoạch định hệ thống quản lý ATSKNN

Cam kết của Lãnh đạo

Khoản 5.1 đã nhấn mạnh hơn vào sự tích cực tham gia và chịu trách nhiệm của cấp lãnh đạo đối với hiệu quả của hệ thống quản lý ATSKNN

Chưa có điều khoản yêu cầu lãnh đạo đưa ra các cam kết về tính hiệu quả của hệ thống cũng như đảm bảo sự sâu sát của lãnh đạo với hệ thống

3.1.3. Lợi ích khi áp dụng Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động theo ISO 45001:2018 ISO 45001:2018

Khi áp dụng Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo ISO 45001:2018 thì các lợi ích mà Cơng ty có thể đạt được gồm:

- ISO 45001 là tiêu chuẩn mang tầm quốc tế đầu tiên có đề cập và giải quyết

các vấn đề về an toàn và sức khỏe ở nơi làm việc. Tiêu chuẩn này đạt được cấu trúc rõ ràng nếu Cơng ty triển khai có hiệu quả việc cải tiến ATVSLĐ.

- Hệ thống quản lý trong tiêu chuẩn ISO 45001 có độ tương thích cao với các

Tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001, do đó có thể đạt hiệu quả mong đợi nếu tích hợp với các Tiêu chuẩn ISO này.

- Tiêu chuẩn ISO 45001 là một trong những yếu tố đảm bảo cam kết của các

đối tác về cơng tác ATVSLĐ khơng chỉ trong q trình hợp tác mà trong suốt vịng đời hoạt động của tổ chức.

- Việc áp dụng Tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ đồng nghĩa với sự cam kết tuân thủ các

quy định của Việt Nam cũng như các quy định, tiêu chuẩn quốc tế; tạo môi trường làm việc an tồn, giúp tổ chức giảm được các chi phí về bảo hiểm; tăng phúc lợi cho của NLĐ; giúp tổ chức đạt được mục tiêu chiến lược.

3.2. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý An tồn vệ sinh lao động theo ISO 45001:2018

Trên cơ sở những tồn tại và hạn chế được ghi nhận tại mục 2.4.2 thuộc Chương 2 về công tác ATVSLĐ của Công ty Dầu khí Sơng Hồng, để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác ATVSLĐ cũng như đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ mà Tổng Công ty mẹ (Tổng Cơng ty Thăm dị Khai thác Dầu khí) giao thực hiện trong thời gian tới (giai đoạn 2018 – 2020) [10], học viên đề xuất xây dựng Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 với quy trình gồm các bước như sau:

* Bước 1: Bối cảnh của Cơng ty Dầu khí Sơng Hồng Bước này gồm các nội dung chính như sau:

 Tìm hiểu bối cảnh của Cơng ty

 Tìm hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý ATVSLĐ * Bước 2: Lãnh đạo và sự tham gia của người lao động

Nội dung chính được trình bày ở bước này, gồm có:

 Lãnh đạo và cam kết

 Thiết lập Chính sách về ATVSLĐ

 Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức

 Sự tham gia/tham vấn của NLĐ * Bước 3: Lập kế hoạch

Bước này tập trung trình bày các nội dung sau:

 Đánh giá cơ hội và các cơ hội khác liên quan ATVSLĐ.

 Xác định các yêu cầu của pháp luật cũng như các yêu cầu khác

 Mục tiêu ATVSLĐ và lập kế hoạch * Bước 4: Hỗ trợ

Nội dung chính ở bước này tập trung trình bày:

 Nguồn lực, năng lực và nhận thức

 Trao đổi thông tin

 Thông tin dạng văn bản * Bước 5: Thực hiện

Các vấn đề cần đề cập đến ở bước này gồm có:

 Hoạch định và kiểm sốt vận hành.

 Chuẩn bị để đáp ứng tình huống khẩn cấp * Bước 6: Đánh giá kết quả thực hiện

Bước này tập trung giải quyết các vấn đề gồm:

 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá

 Đánh giá việc thực thi các quy định của pháp luật cũng như các yêu cầu khác  Đánh giá nội bộ

 Xem xét của lãnh đạo

* Bước 7: Cải tiến

Công tác cải tiến bao gồm các nội dung như sau:

 Sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục

3.3. Đề xuất xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Cơng ty Dầu khí Sơng Hồng phù hợp với ISO 45001:2018

3.3.1. Bối cảnh của Cơng ty Dầu khí Sơng Hồng

3.3.1.1. Tìm hiểu bối cảnh của Cơng ty

Tiêu chuẩn ISO 45001 tập trung nhiều hơn vào nội dung “bối cảnh của tổ chức”. Do đó, nội dung mục này sẽ đi vào xác định các vấn đề bên trong và bên ngoài tác động đến mục tiêu đạt được kết quả như mong đợi của tổ chức đối với hệ thống quản lý.

Các vấn đề bên trong và bên ngồi được thể hiện ở các hình dưới đây.

Sơ đồ 3.1. Các vấn đề bên ngồi ảnh hưởng đến Cơng ty

Nguồn: [16, tr.32]

Sơ đồ 3.2. Các vấn đề bên trong của Công ty

Trước hết, chúng ta sẽ đánh giá mặt tích cực và hạn chế của các vấn đề bên trong, qua đó xác định được thách thức và cơ hội của tổ chức.

 Cơ hội

- Hệ thống quản lý ATVSLĐ được coi là công cụ hữu hiệu để định hướng

chiến lược, kiểm soát được mối nguy/rủi ro trong vận hành tổ chức;

- Cung cấp môi trường làm việc tiện nghi và an toàn cho NLĐ; - Nâng cao hiệu quả hoạt động;

 Thách thức

- Chưa có sự đảm bảo về năng lực của cán bộ và NLĐ sẽ đáp ứng được

yêu cầu, do nhận thức về cơng tác ATVSLĐ cũng như trong PCCC cịn có nhiều hạn chế;

- Yêu cầu của Tiêu chuẩn không ngừng được điều chỉnh cũng như cập nhật

phiên bản, gặp khó khăn trong việc cập nhật một cách kịp thời;

- Tiêu chuẩn ISO 45001 mới được đưa vào áp dụng nên có nhiều vướng mắc

khi triển khai/áp dụng;

3.3.1.2. Tìm hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

Yêu cầu về xác định “Nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm” được thể hiện tại mục 4.2 của Tiêu chuẩn ISO 45001. Để đáp ứng yêu cầu này, Công ty cần thực hiện như sau:

- Bộ phận ATVSLĐ và Ban Lãnh đạo phải xác định được mối liên hệ của các bên liên quan và nhu cầu mong đợi của họ đến hệ thống quản lý ATVSLĐ. Trên cơ sở đó, xác định và lựa chọn được yêu cầu và mong đợi như là yêu một cầu pháp lý. Do đó, địi hỏi việc lựa chọn phải được thực hiện một cách cẩn trọng, kỹ càng nhằm tránh việc phải tuân thủ quá nhiều và không khả thi khi thực hiện yêu cầu và mong đợi của các bên, tác động không mong muốn đến kết quả vận hành hệ thống.

- Để hạn chế được trường hợp nêu ở trên, Công ty cần xây dựng bảng các bên liên quan với nhu cầu và mong đợi của họ đã được xác định. Các bên liên quan có thể bao gồm: cơ quan chức năng sở tại, khách hàng, nhà cung cấp, cư dân xung quanh. Định kỳ rà soát nhu cầu và mong đợi của các bên để kịp thời sửa đổi cho phù hợp tình hình thực tế.

Bảng 3.3. Nhu cầu mong đợi của các bên liên quan

.STT Các bên có liên quan Nhu cầu và mong đợi

I Nội bộ Công ty

1 Chủ tịch

- Doanh thu cao

- Thiết lập và đưa vào vận hành hệ thống quản lý ATVSLĐ.

2 Ban Giám đốc

- Tuân thủ các yêu cầu về ATVSLĐ và PCCN

- Không để xảy ra các sự cố nào về TNLĐ và PCCN

- Khơng có khiếu nại/tố cào nào về các chính sách và phúc lợi của Cơng ty từ NLĐ

3 Người lao động - Làm việc trong mơi trường an tồn - Cơ sở vật chất tiện nghi

II Các bên liên quan

1 Chính quyền địa phương

- Doanh nghiệp chấp hành quy định ATVSLĐ, môi trưởng và PCCN - Doanh nghiệp đóng góp về nhiều vật chất cho địa phương

- Đảm bảo an toan, an ninh khu vực.

2 Cư dân xung quanh

- Triển khai các phương án về bảo vệ môi trường trong suốt q trình hoạt động; - Người dân xung quanh có việc làm và thu nhập;

- Ủng hộ vật chất cho các phong trào mà địa phương tổ chức.

3 Đối tác

Khách hàng

- Có chứng nhận ISO 45001-2018; - Chất lượng sản phẩm tốt và ổn định - Giá cạnh tranh, đảm bảo đúng tiến độ; - Chế độ bảo hành tốt.

Nhà cung cấp - Thanh tốn đủ và đúng hẹn, có nhu cầu ổn định.

3.3.1.3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động

Theo mục 4.3 tiêu chuẩn ISO 45001 thì tổ chức phải xác định phạm vi áp dụng Hệ thống quản lý, cụ thể:

- Các vấn đề bên trong và bên ngài;

- Yêu cầu và mong đợi của các bên liên quan; - Các hoạt động cụ thể có liên quan;

- Phạm vi và địa điểm hoạt động của Công ty;

- Quyền và trách nhiệm của tổ chức trong việc kiểm soát các tác động không mong

muốn. Phạm vi của Hệ thống quản lý ATVSLĐ gồm các yếu tố sau:

- Tất cả CBCNV của Công ty, khách hàng, nhà thầu, khách tham quan của

Công ty.

- Tồn bộ hoạt động của CBCNV của Cơng ty trong quá trình làm việc. - Các khu vực hành chính, nhà xưởng, nhà kho của Cơng ty.

3.3.2. Sự lãnh đạo và sự tham gia của người lao động

3.3.2.1. Sự lãnh đạo và cam kết

Sự lãnh đạo và cam kết được đề cập tại mục 5.1 trong tiêu chuẩn ISO 45001. Cụ thể, Lãnh đạo Công ty cần phải chứng minh được cam kết triển khai, thực hiện và không ngừng cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý ATVSLĐ bằng cách:

- Chịu trách nhiệm về hiệu lực của hệ thống quản lý ATVSLĐ.

- Đảm bảo chính sách ATVSLĐ, các mục tiêu ATVSLĐ được thiết lập cho Hệ thống quản lý và phù hợp với định hướng chiến lược và bối cảnh của doanh nghiệp. Hoạt động của tổ chức phải cần phải tích hợp yêu cầu của Hệ thống quản lý.

- Đảm bảo hệ thống quản lý ATVSLĐ luôn được cung cấp các nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty dầu khí sông hồng phù hợp tiêu chuẩn ISO 45001 2018 (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)