Chương 1 TỔNG QUAN
3.3.2. Sự lãnh đạo và sự tham gia của người lao động
3.3.2.1. Sự lãnh đạo và cam kết
Sự lãnh đạo và cam kết được đề cập tại mục 5.1 trong tiêu chuẩn ISO 45001. Cụ thể, Lãnh đạo Công ty cần phải chứng minh được cam kết triển khai, thực hiện và không ngừng cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý ATVSLĐ bằng cách:
- Chịu trách nhiệm về hiệu lực của hệ thống quản lý ATVSLĐ.
- Đảm bảo chính sách ATVSLĐ, các mục tiêu ATVSLĐ được thiết lập cho Hệ thống quản lý và phù hợp với định hướng chiến lược và bối cảnh của doanh nghiệp. Hoạt động của tổ chức phải cần phải tích hợp yêu cầu của Hệ thống quản lý.
- Đảm bảo hệ thống quản lý ATVSLĐ luôn được cung cấp các nguồn lực cần thiết.
- Truyền đạt ý nghĩa của việc quản lý hiệu quả và việc đáp ứng yêu cầu hệ thống quản lý.
- Đạt được kết quả mong muốn từ việc triển khai hệ thống.
- Hỗ trợ/tham gia chỉ đạo đóng góp vào hiệu quả thực hiện hệ thống quản lý
- Đẩy mạnh sự cải tiến.
- Có thể chứng minh vai trị lãnh đạo thông qua việc hỗ trợ hoặc tham vào vai trò quản lý liên quan khác trong quá trình vận hành hệ thống thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đảm bảo an toàn cho người lao động khi báo cáo về tai nạn/sự cố, mối nguy, rủi ro và rủi ro cơ hội.
- Đảm bảo xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia, tham vấn của NLĐ.
3.3.2.2. Ban hành các Chính sách về An tồn vệ sinh lao động
Mục 5.2 của tiêu chuẩn ISO 45001 đề cập đến các yêu cầu của Chính sách ATVSLĐ, cụ thể Chính sách ATVSLĐ cần đáp ứng trình tự sau:
Phân tích thơng tin
Các thơng tin cần thiết cho việc thiết lập Chính sách ATVSLĐ bao gồm:
- Bản chất, quy mô, các điều kiện làm việc an tồn và lành mạnh cho cơng
tác phòng ngừa tai nạn và BNN liên quan đến cơng việc;
- Những u cầu có thể đáp ứng được của khách hàng và các bên quan tâm.
Xác định các điểm chiến lược trong Chính sách ATVSLĐ
Khi thiết lập Chính sách ATVSLĐ, Cơng ty phải xem xét trên các nguyên tắc sau:
- Cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý và thực hiện việc đánh giá và kiểm
soát rủi ro định kỳ.
- Thực thi các quy định có liên quan của pháp luật cũng như các yêu cầu khác về ATVSLĐ mà tổ chức cam kết thực hiện.
- Chia sẻ thông tin của Công ty với cộng đồng về hệ thống quản lý ATVSLĐ.
Xây dựng Chính sách ATVSLĐ
HĐBHLĐ của Cơng ty xây dựng Chính sách ATVSLĐ dựa trên cơ sở phân tích thơng tin liên quan và các nội dung chiến lược của Chính sách ATVSLĐ, cần đảm bảo:
- Thể hiện được cam kết môi trường làm việc của NLĐ được an tồn.
- Chính sách ATVSLĐ phải gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, các rủi ro liên quan và kết quả đã được ghi nhận trước đó của cơng tác ATVSLĐ.
- Chính sách ATVSLĐ có thể là một văn bản độc lập hoặc được hợp nhất
trong một văn bản khác của Cơng ty có giá trị tương đương.
- Chính sách ATVSLĐ phải rõ ràng, rành mạch nhưng ngắn gọn để có thể đánh
giá được mức độ tuân thủ.
- Nội dung tuyên bố và cam kết trong Chính sách ATVSLĐ phải được Giám đốc của Công ty xác nhận và cam kết thực hiện. Chính sách ATVSLĐ sẽ được phổ biến đến tất cả các bộ phận, người lao động trong Công ty và cho các bên liên quan.
Bảng 3.4. Chính sách an tồn vệ sinh lao động CƠNG TY DẦU KHÍ SƠNG HỒNG CƠNG TY DẦU KHÍ SƠNG HỒNG
CHÍNH SÁCH AN TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Giám đốc cùng tồn thể CBCNV Cơng ty Dầu khí Sơng Hồng cam kết thực hiện Chính sách ATVSLĐ với nội dung như sau:
Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam và quốc tế.
Bảo đảm sức khỏe và sự an tồn cho nhân viên của Cơng ty, nhà thầu và các bên liên quan.
Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thông qua việc định kỳ xem xét, đánh giá cải tiến Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001 và kết quả thực hiện.
Đảm bảo ln có sự chuẩn bị chu đáo đối với tất cả các tình huống khẩn cấp về con người, môi trường và tài sản trong mọi hoạt động của Công ty.
Cung cấp các nguồn lực cần thiết để duy trì và thực hiện hiệu quả Chính sách ATVSLĐ.
GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Nguồn: Tác giả
Thông tin với các bên liên quan về Chính sách ATVSLĐ
- Phổ biến đến nhân viên trong Cơng ty và các bên liên quan về Chính sách ATVSLĐ của Công ty.
- Trong các cuộc họp nội bộ hoặc với các bên liên quan, có thể phổ biến lại
Chính sách ATVSLĐ của Cơng ty.
- Đăng tải Chính sách ATVSLĐ lên các bảng tin, bảng thông báo cũng như trang thông tin điện tử của Công ty hoặc đưa vào các hợp đồng.
- Để nâng cao nhận thực của người lao động về cơng tác ATVSLĐ, nội dung Chính sách ATVSLĐ được đưa vào chương trình đào tạo định kỳ của Cơng ty.
Phổ biến Chính sách ATVSLĐ
Chính sách ATVSLĐ được phổ biến đến tồn thể CBCNV trong Cơng ty bằng các hình thức, cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng 3.5. Hình thức phổ biến Chính sách an tồn vệ sinh lao động của Cơng ty
.STT Đối tượng Hình thức
1 Đối với người lao động. - Đưa Chính sách lên bảng tin 2 Tại các bộ phận ở văn
phịng
- Chính sách được dán trong phịng họp và phòng làm việc.
3 Tại các Phân xưởng
- Bản Chính sách được treo tại Phân xưởng; - Sau khi ký kết Hợp đồng lao động, NLĐ được phổ biến Chính sách ATVSLĐ và được lồng ghép trong các khóa học định kỳ về An tồn, trong các cuộc họp nội bộ.
4 Đối với khách
- Chính sách được phổ biến ngay từ ngày đầu đến Cơng ty.
- Đưa vào nội dung chương trình học an tồn (nếu có).
5 Đối với khách hàng, đối tác - Chính sách được đính kèm trong file tài liệu.
6 Đối với dân cư xung quanh
- Đưa lên trang web của Công ty;
- Đính kèm Chính sách trong file tài liệu về Cơng ty.
Rà sốt lại Chính sách ATVSLĐ
NLĐ có thể bị tác động tiêu cực bởi mối nguy, HĐBDLĐ định kỳ rà soát theo quý để kịp thời phát hiện và điều chỉnh phù/cập nhật hợp với Chính sách ATVSLĐ.
Chính sách ATVSLĐ được xem xét vào các cuộc họp và báo cáo theo quý.
3.3.2.3. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức
Các yêu cầu xác định “Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức” được đề cập tại mục 5.3 trong Tiêu chuẩn ISO 45001, cụ thể: “Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng các trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và quyền hạn đối với các vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý ATVSLĐ được phân công và truyền đạt cho tất cả các cấp trong tổ chức. Người lao động ở từng cấp độ của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với các khía cạnh của hệ thống quản lý ATVSLĐ mà họ kiểm soát.
Lãnh đạo cao nhất phải phân công trách nhiệm và quyền hạn để: Đảm bảo rằng hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn này; Báo cáo việc thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ với Lãnh đạo cao nhất”.
Hiện HĐBHLĐ phụ trách công tác ATVSLĐ của Công ty, tuy nhiên để đáp ứngc các yêu cầu nêu trên của tiêu chuẩn ISO 45001 thì Cơng ty cần tổ chức lại bộ máy HĐBHLĐ, quyền và trách nhiệm của từng thành viên trong hội đồng phải được phân công cụ thể hơn. Các bước đề xuất thực hiện như sau:
Bước 1: Kiện toàn HĐBHLĐ
Phân công rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong HĐBHLĐ.
Bước 2: Xây dựng cơ cấu quản lý ATVSLĐ
Chủ tịch HĐBHLĐ (CTHĐ) có trách nhiệm phân cơng nhiệm vụ cho từng phòng ban về cơng tác ATVSLĐ trong Cơng ty, trong đó:
- Làm rõ quyền hạn, vai trò và trách nhiệm của thành viên trong hệ thống và
nguồn lực đưa vào các vị trí này.
- Quyền hạn, vai trò và trách nhiệm đối với ATVSLĐ phải gắn với quyền hạn, vai trị và trách nhiệm vốn có trong từng bộ phận.
Bước 3: Công bố cơ cấu quản lý ATVSLĐ
Trưởng các bộ phận truyền đạt lại cho CBCNV mà mình quản lý để nắm được và thực hiện.
Bước 4: Xem xét định kỳ
Hàng năm, thông qua các cuộc họp, Lãnh đạo sẽ tiến hành rà sốt lại cơ cấu quản lý ATVSLĐ và có hành động cụ thể như:
- Bất cứ thành viên nào trong Hội đồng mà có quyền và trách nhiệm khơng tương đương thì CTHĐ phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Trong trường hợp vị trí CTHĐ khơng phù hợp thì Ban Lãnh đạo Cơng ty phối hợp với tổ chức Cơng đồn sẽ xem xét và phân công người khác.
Bước 5: Lưu thông tin dạng văn bản
Các thông tin liên quan cần lưu trữ dạng văn bản và truyền đạt cho NLĐ trong Công ty.
3.3.2.4. Sự tham gia và tham vấn của người lao động
Nội dung yêu cầu về “Sự tham gia và tham vấn của người lao động” được đề cập tại mục 5.4 trong tiêu chuẩn ISO 45001, cụ thể: “Tổ chức phải thiết lập và thực hiện và duy trì các quá trình tham gia (bao gồm cả tư vấn) trong việc hoạch định, thực hiện, đánh giá và hành động để cải thiện hệ thốn quản lý ATVSLĐ bởi NLĐ ở tất cả các cấp độ và chức năng”.
Trên cơ sở xem xét thực tế, thì nhu cầu tham gia tham vấn của CBCNV Công ty về công tác ATVSLĐ như sau:
- Tham gia nhận diện, xác định mối nguy, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ và đưa ra cách xử lý. Ý kiến đề xuất liên quan của NLĐ được trình lên quản lý trực tiếp và HĐBHLĐ.
- Tham gia xem xét, đánh giá việc cải tiến mục tiêu và chính sách ATVSLĐ; - Có thể tham vấn với các các bên liên quan đến về công tác ATVSLĐ trong
trường hợp cần thiết.
- Tham gia quá trình điều tra sự cố về ATVSLĐ của Công ty;
- Thực hiện tham vấn khi có sự tác động không mong muốn đến hiệu quả công tác ATVSLĐ;
- Sự tham gia của NLĐ được đề xuất theo các bước như sau:
Khi có ý kiến đề xuất cải tiến hệ thống hoặc xác định hệ thống quản lý ATVSLĐ có vấn đề thì NLĐ phải báo cáo với trưởng phịng/bộ phân, từ đây thơng tin được báo đến CTHĐ. Trưởng các phòng ban trực tiếp tham gia thảo luận và cho ý kiến thông qua họp với Ban Lãnh đạo và HĐBHLĐ.
CTHĐ sẽ là người trực tiếp tiếp nhận và xem xét khi Công ty nhận được thơng tin từ bên ngồi về ATVSLĐ.
Bước 2: Xem xét và xử lý thông tin
Nội dung thông tin tiếp nhận phải liên quan đến sự không phù hợp và cải tiến hệ thống.
Trên cơ sở thông tin tiếp nhận được từ CTHĐ, thành viên HĐBHLĐ sẽ xem xét, đề xuất và báo cáo CTHĐ giải pháp xử lý.
Đề xuất của thành viên HĐBHLĐ sẽ được CTHĐ xem xét, trong trường hợp cần thiết CTHĐ sẽ đề cập vấn đề này trong cuộc họp tháng của HĐBHLĐ hoặc triệu tập đột xuất các thành viên HĐBHLĐ cũng như Trưởng các bộ phận để cùng thảo luận, trao đổi và xử lý.
Bước 3: Phản hồi
Sau khi thống nhất được phương án giải quyết từ CTHĐ hoặc sau khi áp dụng phương án giải quyết để khắc phục/cải tiến hiệu quả công tác ATVSLĐ, thành viên HĐBHLĐ sẽ phản hồi cho bên gửi yêu cầu đề xuất cải tiến hệ thống quản lý.
Bước 4: Ban hành áp dụng
Bộ phận ATVSLĐ ban hành và chuyển tài liệu đến các đầu mới bộ phận liên quan trong Công ty.