Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 91)

ĐVT: Ha

STT Tên chính sách

Mức hỗ trợ đất sản xuất/hộ tối thiểu

Đất lúa nước 2 vụ (hoặc) Đất lúa nước 1 vụ (hoặc) Đất nương rẫy, gò đồi (hoặc) Đất NTTS 1 Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 0,15 0,25 0,50 2 Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 0,15 0,25 0,50 3 Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 0,15 0,25 0,50 4 Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 0,15 0,25 0,50 0,50 5 Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg

ngày 20/5/2013 Không hỗ trợ bằng đất sản xuất

6 Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày

20/5/2013 Theo mức bình quân chung của địa phương

(Nguồn: Tổng hợp từ kết nghiên cứu)

Chính sách hỗ trợ giao khoán và bảo vệ rừng: Việc giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 304/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đạt kết quả thấp, đời sống của đồng bào vẫn gặp khó khăn do mức khoán thấp, không gắn được lợi ích và trách nhiệm của người nhận khoán. Chính sách hỗ trợ chưa gắn với giao đất, giao rừng, định mức thấp, thiếu kinh phí thực hiện nên không đủ đảm bảo sinh kế và không tạo được động lực trồng và bảo vệ rừng. Với mức chi trả tiền khoán bảo vệ rừng hiện nay trung bình 200.000 đồng/ha/năm cho 01 hộ bình quân có 04 khẩu và 400.000 đồng/ha/năm nếu có thêm tiền chi trả dịch vụ môi trường. Đồng bào dân tộc thiểu số có diện tích giao đất giao rừng chỉ từ 2,0 ha - 3,0 ha và với mức khoán như vậy thì đóng góp cho thu nhập của hộ gia đình là không đáng kể. Định mức tiền khoán bảo vệ rừng 1 ha/năm do Nhà nước quy định, không phải do các Ban quản lý rừng và Công ty lâm nghiệp, quản lý rừng tự nhiên. Định mức này cũng không ổn định và đã có nhiều lần thay đổi từ 50.000 đồng/ha/năm, 100.000

71

đồng/ha/năm-200.000 đồng/ha/năm-300.000 đồng/ha/năm và đến 400.000 đồng/ha/năm (từ năm 1993 đến nay đã thay đổi 5 lần thay đổi đơn giá bảo vệ rừng, bình quân 4,4 năm/lần) dẫn đến so bì, khó xử lý. Theo quy định định mức diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình tối đa không quá 30 ha/hộ (Quyết định 1592/2009/QĐ-TTg) hoặc diện tích đất giao trồng rừng tối đa không quá 5 ha/hộ; đối với hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền công bảo vệ rừng là 200.000 đồng/ha/năm; hộ nhận đất trồng rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm khi khai thác và được ngân sách nhà nước hỗ trợ lần đầu vật tư, giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất từ 2,0 - 5,0 triệu đồng/ha. Đối với các hộ ở huyện nghèo theo Nghị quyết 30a được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực (thời gian trợ cấp cụ thể do Chủ tịch Ủy UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định), 5,0 triệu đồng/hộ để tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán bảo vệ và đất được giao trồng rừng sản xuất và được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng Thương mại nhà nước để trồng rừng sản xuất.

Thông tư liên tịch số: 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 755/QĐ- TTg ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản, đặc biệt khó khăn;

- Căn cứ vào Điều 129, Luật đất đai năm 2013 về Hạn mức giao đất nông nghiệp;

- Căn cứ vào Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành Quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn:

+ Đất rồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản: không quá 02 ha. + Đất trồng cây lâu năm: không quá 05 ha.

72

+ Đất trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất: không quá 20 ha.

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất (trong 3 loại ở trên) thì tổng hạn mức giao đất không quá 15 ha.

- Căn cứ vào tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất trên địa bàn huyện Hữu Lũng; mức bình quân chung của huyện.

- Căn cứ vào thực trạng sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

- Căn cứ vào kết quả điều tra; tổng hợp, xử lý thông tin từ kết quả điều tra thu thập các thông tin, tài liệu trên địa bàn huyện Hữu Lũng.

Vậy, hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện Hữu Lũng là hộ có mức bình quân diện tích đất sản xuất thấp hơn mức bình quân diện tích theo quy định của UBND huyện.

3.5.2. Thực trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2017, Trên cơ sở về thực trạng sử dụng đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số và tiến hành rà soát, xác định các hộ thiếu đất trên địa bàn Huyện, kết quả xác định được toàn huyện có 1.507 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất (chiếm 8,50% tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn huyện), với tổng diện tích đất cần thiếu là 9.699 ha, bình quân mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu 6,44 ha. Trong đó: thiếu nhiều nhất là xã vân Nham có 539 hộ thiếu đất sản xuất, bình quân diện tích thiếu 0,60 ha/hộ, tiếp đến là Hòa Thắng 220 hộ thiếu đất sản xuất, với bình quân diện tích thiếu 12,64 ha/hộ; Tân Thành 192 hộ thiếu đất sản xuất, với bình quân diện tích thiếu 13,98 ha/hộ,…, thiếu ít nhất là xã Yên Thịnh 15 hộ với bình quân diện tích thiếu 2,00 ha/hộ.

Chi tiết Thực trạng thiếu đất trồng rừng sản xuất đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 tại bảng 3.10:

73

Bảng 3.10: Thực trạng thiếu đất trồng rừng sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017

STT Đơn vị hành chính và thành phần dân tộc Đất trồng rừng sản xuất Bình quân diện tích thiếu (ha/hộ) Tổng Tày Nùng Số hộ thiếu đất (hộ) Diện tích cần có (ha) Số hộ thiếu đất (hộ) Diện tích cần có (ha) Số hộ thiếu đất (hộ) Diện tích cần có (ha) Tổng 1.507 9.699,00 879 5.491,00 628 4.208,00 6,44 1 xã Thiên Kỵ 156 1.515,00 96 946,00 60 569,00 9,71 2 xã Đồng Tiến 16 5,00 7 2,00 9 3,00 0,31 3 xã Vân Nham 512 309,00 316 191,00 196 118,00 0,60 4 xã Đô Lương 173 1.506,00 108 940,00 65 566,00 8,71 5 xã Minh Sơn 112 810,00 50 362,00 62 448,00 7,23 6 TT. Hữu Lũng 42 28,00 29 19,00 13 9,00 0,67 7 xã Minh Hòa 37 18,00 19 10,00 18 8,00 0,49 8 xã Hòa Thắng 220 2.780,00 132 1.668,00 88 1.112,00 12,64 9 xã Tân Thành 192 2.684,00 97 1.328,00 95 1.356,00 13,98 10 xã Đồng Tân 32 14,00 16 7,00 16 7,00 0,44 11 xã Yên Thịnh 15 30,00 9 18,00 6 12,00 2,00

Nguồn: Báo cáo số 30a/BC-TNMT huyện Hữu Lũng

Chia theo thành phần dân tộc thì Dân tộc tày và dân tộc Nùng có thực trạng thiếu đất trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Hữu Lũng

- Dân tộc Tày có là 879 hộ thiếu đất trồng rừng sản xuất (chiếm 44,96% số hộ dân tộc Tày) với tổng diện tích đất thiếu là 5.491 ha; Trong đó: xã thiện kỵ có 96 hộ thiếu, đồng tân có 7 hộ thiếu, xã Vân Nham có 316 hộ thiếu, Đô Lương 108 hộ thiếu, Minh Sơn 50 hộ thiếu, thị trấn Hữu Lũng 29 hộ thiếu, Minh Hòa 19 hộ thiếu, Hòa Thắng 132 hộ thiếu, Tân Thành 97 hộ thiếu, Đồng Tân 16 hộ thiếu, Yên Thịnh 9 hộ thiếu.

- Dân tộc Nùng 628 hộ thiếu đất sản xuất (chiếm 4,15% số hộ dân tộc Nùng), với tổng diện tích thiếu là 4.208 ha. Trong đó: xã thiện kỵ có 60 hộ thiếu, Đồng Tân có 9 hộ thiếu, xã Vân Nham có 169 hộ thiếu, Đô Lương 65 hộ thiếu,

74

Minh Sơn 62 hộ thiếu, thị trấn Hữu Lũng 13 hộ thiếu, Minh Hòa 18 hộ thiếu, Hòa Thắng 188 hộ thiếu, Tân Thành 96 hộ thiếu, Đồng Tân 16 hộ thiếu, Yên Thịnh 6 hộ thiếu.

Chi tiết các hộ thiếu đất trồng rừng sản xuất chia theo thành phần dân tộc được thể hiện tại biểu đồ 3.4:

Biểu đồ 3.4: Thực trạng hộ thiếu đất trồng rừng sản xuất chia theo thành phần dân tộc tại huyện Hữu Lũng năm 2017

Do điều kiện tự nhiên đặc thù là vùng đồi núi nên diện tích đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm ít, diện tích đất lâm nghiệp cao nên huyện cũng đẩy mạnh phát triển ngành lâm nghiệp trồng và đi đôi với việc bảo vệ. Lợi ích cao từ việc làm kinh tế đất Lâm nghiệp nên các hộ dân tộc thiểu số không có nhu cầu về đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản.

75

3.4.3. Nguyên nhân thiếu đất sản xuất đồng bào dân tộc thiếu số

Qua kết quả điều tra cho thấy, trên địa bàn huyện Hữu Lũng có 1.507 hộ thiếu đất sản xuất, với diện tích thiếu 9.699 ha. Trong đó: thiếu đất do điều kiện tự nhiên 354 hộ, chiếm 23,50%; thiếu đất do tăng dân số là 584 hộ, chiếm 38,75%; thiếu đất do Đô thị hóa và xây dựng các công trình 445 hộ, chiếm 29,50%; nguyên nhân khác 124 hộ, chiếm 8,25%.

Cụ thể nguyên nhân thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 tại bảng 3.11:

Bảng 3.11: Nguyên nhân thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017

STT Nguyên nhân thiếu đất SX

Tổng Dân tộc Tày Dân tộc Nùng

Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Huyện Hữu Lũng 1.507 9.699,00 879 5.491,00 628 4.208,00

1 Điều kiện tự nhiên 354 2.279,27 207 1.290,39 148 988,88 2 Tăng dân số 584 3.758,35 340 2.127,75 243 1.630,60 3 Đô thị hóa và xây

dựng các công trình 445 2.861,21 259 1.619,85 185 1.241,36 4 Nguyên nhân khác 124 800,17 73 453,01 52 347,16

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hữu Lũng

Tuy nhiên, có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

a) Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên (địa hình đồi núi chia cắt mạnh, lũ lụt, sạt lở, hạn hán,…). Hữu Lũng là một huyện miền núi có địa hình bị chia cắt bởi sông suối, núi cao, dốc đứng, thiếu đất và thiếu nước sản xuất; điều kiện tự nhiên khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất. Hàng năm thường xảy ra lũ quét, sạt lở, làm giảm nhiều diện tích đất nông nghiệp; đất sản xuất ngày càng bạc màu, diện tích rừng giảm nhanh và nghèo kiệt.

76

- Nguyên nhân về tăng dân số (tự nhiên và cơ học) của đồng bào dân tộc thiểu số khá nhanh. So với cả nước, vùng dân tộc thiểu số là vùng dân số tăng nhanh và biến động nhiều nhất. Dân số tăng nhanh, dẫn đến việc tách hộ gia đình phổ biến, những hộ mới hầu như đều thiếu hoặc không có đất ở, đất sản xuất.

- Nguyên nhân về thu hồi để xây dựng các công trình dự án: Do yêu cầu phát triển, xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, dự án thủy lợi, thủy điện, khai thác khoáng sản, thành lập nông, lâm, ngư trường,…

- Nguyên nhân khác:

Bên cạnh thiếu đất, chất lượng đất sản xuất lại không đảm bảo điều kiện sản xuất: đất thường xấu và điều kiện canh tác khó khăn. Đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các khu vực đặc biệt khó khăn, vùng cao, xa trung tâm, thị trấn, người dân sống phân tán, nhất là những hộ thiếu đất sản xuất sống rải rác trên địa bàn huyện. Điều kiện kinh tế hộ còn gặp nhiều khó khăn không đủ điều kiện để khai hoang, hoặc chuyển nhượng mua bán trong dân. Đối với đất lâm nghiệp, mặc dù cộng đồng của dân tộc thiếu sống ở vùng rừng núi nhưng diện tích đất rừng được giao cho hộ, cộng đồng quản lý còn rất ít vì quỹ đất không còn nhiều.

b, Nguyên nhân chủ quan

- Các hộ còn nghèo, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, khi mất mùa, làm ăn không hiệu quả, gặp bệnh tật nhiều hộ đã phải sang nhượng, cầm cố, thế chấp đất sản xuất (thậm chí cả đất ở, nhà ở); không có khả năng chuộc lại, trở thành các hộ không có đất ở, đất sản xuất.

- Hiện nay trên địa bàn huyện đang xuất hiện và ngày càng tăng hoạt động tích tụ đất sản xuất nông, lâm nghiệp để mở rộng sản xuất hàng hóa của một số cá nhân, doanh nghiệp. Hoạt động này làm phức tạp tình hình mua bán, sang nhượng, cầm cố, lấn chiếm đất đai ….Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, dân cư trên địa bàn tăng nhanh (do dân di cư trở về và đến khai hoang theo chương trình kinh tế mới) nhưng chính quyền địa phương và lâm trường không có phương án giải quyết đất sản xuất cho các hộ.

77

3.4.4. Mối quan hệ giữa việc thiếu đất sản xuất với thực trạng đời sống, kinh tế - xã hội của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số kinh tế - xã hội của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2017 toàn huyện hiện có 3.963 hộ nghèo bằng 13,66% so với tổng số hộ toàn huyện; trong đó: dân tộc Nùng có 3.148 hộ, chiếm 79,43% hộ nghèo; dân tộc Tày có 529 hộ, chiếm 13,35% hộ nghèo; dân tộc Hoa có 8 hộ, chiếm 0,20% hộ nghèo; dân tộc Dao có 89 hộ, chiếm 2,47% hộ nghèo; dân tộc Mông có 1 hộ nghèo; dân tộc Cao Lan có 156 hộ, chiếm 3,94% hộ nghèo; dân tộc Sán chỉ có 10 hộ, chiếm 0,25% hộ nghèo; dân tộc khác 13 hộ, chiếm 0,33% hộ nghèo.Chi tiết các hộ dân tộc thiểu số nghèo tại huyện Hữu Lũng tại bảng 3.12 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)