Căn cứ để xác định thiếu đất của đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 83 - 86)

4. Các nội dung chính trong đề tài

3.5. Đánh giá thực trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số

3.5.1. Căn cứ để xác định thiếu đất của đồng bào dân tộc thiểu số

Đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo, duy trì và ổn định đời sống tại chỗ cho đồng bào. Nếu không có đất sản xuất, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ di cư đến những nơi có đất sản xuất, thậm chí phá rừng, đốt nương làm rẫy để có đất trồng trọt. Từ nhu cầu về đất sản xuất của các hộ dân tộc thiểu số của huyện Hữu Lũng xác định được 1.507 hộ có nhu cầu thiếu đất sản xuất. Mặc dù trên địa bàn huyện Hữu Lũng, là địa phương chưa ban hành mức bình quân chung sử dụng đất nông nghiệp nên đều áp dụng mức hỗ trợ đất sản xuất tối thiểu cho 1 hộ dân tộc thiểu số theo quy định của chính sách với mức 0,15 ha đất lúa 2 vụ hoặc 0,25 ha đất lúa 1 vụ hoặc 0,5 ha đất nương rẫy, gò, đồi hoặc 0,50 ha đất nuôi trồng thủy sản làm căn cứ xác định hỗ trợ.

Chi tiết các chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại bảng 3.9 sau:

70

Bảng 3.9: Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số

ĐVT: Ha

STT Tên chính sách

Mức hỗ trợ đất sản xuất/hộ tối thiểu

Đất lúa nước 2 vụ (hoặc) Đất lúa nước 1 vụ (hoặc) Đất nương rẫy, gò đồi (hoặc) Đất NTTS 1 Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 0,15 0,25 0,50 2 Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 0,15 0,25 0,50 3 Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 0,15 0,25 0,50 4 Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 0,15 0,25 0,50 0,50 5 Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg

ngày 20/5/2013 Không hỗ trợ bằng đất sản xuất

6 Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày

20/5/2013 Theo mức bình quân chung của địa phương

(Nguồn: Tổng hợp từ kết nghiên cứu)

Chính sách hỗ trợ giao khoán và bảo vệ rừng: Việc giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 304/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đạt kết quả thấp, đời sống của đồng bào vẫn gặp khó khăn do mức khoán thấp, không gắn được lợi ích và trách nhiệm của người nhận khoán. Chính sách hỗ trợ chưa gắn với giao đất, giao rừng, định mức thấp, thiếu kinh phí thực hiện nên không đủ đảm bảo sinh kế và không tạo được động lực trồng và bảo vệ rừng. Với mức chi trả tiền khoán bảo vệ rừng hiện nay trung bình 200.000 đồng/ha/năm cho 01 hộ bình quân có 04 khẩu và 400.000 đồng/ha/năm nếu có thêm tiền chi trả dịch vụ môi trường. Đồng bào dân tộc thiểu số có diện tích giao đất giao rừng chỉ từ 2,0 ha - 3,0 ha và với mức khoán như vậy thì đóng góp cho thu nhập của hộ gia đình là không đáng kể. Định mức tiền khoán bảo vệ rừng 1 ha/năm do Nhà nước quy định, không phải do các Ban quản lý rừng và Công ty lâm nghiệp, quản lý rừng tự nhiên. Định mức này cũng không ổn định và đã có nhiều lần thay đổi từ 50.000 đồng/ha/năm, 100.000

71

đồng/ha/năm-200.000 đồng/ha/năm-300.000 đồng/ha/năm và đến 400.000 đồng/ha/năm (từ năm 1993 đến nay đã thay đổi 5 lần thay đổi đơn giá bảo vệ rừng, bình quân 4,4 năm/lần) dẫn đến so bì, khó xử lý. Theo quy định định mức diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình tối đa không quá 30 ha/hộ (Quyết định 1592/2009/QĐ-TTg) hoặc diện tích đất giao trồng rừng tối đa không quá 5 ha/hộ; đối với hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền công bảo vệ rừng là 200.000 đồng/ha/năm; hộ nhận đất trồng rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm khi khai thác và được ngân sách nhà nước hỗ trợ lần đầu vật tư, giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất từ 2,0 - 5,0 triệu đồng/ha. Đối với các hộ ở huyện nghèo theo Nghị quyết 30a được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực (thời gian trợ cấp cụ thể do Chủ tịch Ủy UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định), 5,0 triệu đồng/hộ để tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán bảo vệ và đất được giao trồng rừng sản xuất và được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng Thương mại nhà nước để trồng rừng sản xuất.

Thông tư liên tịch số: 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 755/QĐ- TTg ngày 20 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản, đặc biệt khó khăn;

- Căn cứ vào Điều 129, Luật đất đai năm 2013 về Hạn mức giao đất nông nghiệp;

- Căn cứ vào Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành Quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn:

+ Đất rồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản: không quá 02 ha. + Đất trồng cây lâu năm: không quá 05 ha.

72

+ Đất trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất: không quá 20 ha.

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất (trong 3 loại ở trên) thì tổng hạn mức giao đất không quá 15 ha.

- Căn cứ vào tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất trên địa bàn huyện Hữu Lũng; mức bình quân chung của huyện.

- Căn cứ vào thực trạng sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

- Căn cứ vào kết quả điều tra; tổng hợp, xử lý thông tin từ kết quả điều tra thu thập các thông tin, tài liệu trên địa bàn huyện Hữu Lũng.

Vậy, hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện Hữu Lũng là hộ có mức bình quân diện tích đất sản xuất thấp hơn mức bình quân diện tích theo quy định của UBND huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 83 - 86)