4. Các nội dung chính trong đề tài
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng
3.1.3. Tình hình dân số, đặc điểm cư trú, phân bố và phong tục tập quán
A. Tình hình dân số, đặc điểm cư trú, phân bố
a. Quy mô dân số
Theo số liệu điều tra về thành phần dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng năm 2017 là 115.790 người với 29.011 hộ. Trong đó chủ yếu là các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao, Sán Chỉ, Cao Lan trong đó dân tộc Nùng chiếm khoảng 52,15%; dân tộc Tày khoảng 6,74%; dân tộc Kinh khoảng 38,93%; dân tộc Cao Lan khoảng 1,30%; còn lại các dân tộc ít người chiếm khoảng 0,89%. Chi tiết tại bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2: Dân số theo thành phần dân tộc huyện Hữu Lũng năm 2017
STT Dân tộc
Tổng dân số Dân tộc trên phần trăm số hộ Quy mô hộ trung bình Số hộ Số khẩu (Hộ) (Người) (%) Người/hộ Tổng 29.011 115.790 100 3,99 1 Kinh 11.291 45.165 38,92 4,00 2 Nùng 15.125 60.268 52,14 3,98 3 Tày 1.955 7.736 6,74 3,96 4 Cao Lan 377 1.628 1,30 4,32 5 Dao 115 528 0,40 4,59 6 Hoa 81 216 0,28 2,67 7 Sán Chỉ 30 139 0,10 4,63 8 Dân tộc còn lại 37 110 0,13 2,97
Nguồn: Phòng dân tộc huyện Hữu Lũng năm 2017
Quy mô hộ trung bình trong toàn huyện là 3,99 người/hộ trong đó dân tộc Tày là 3,96 người/hộ, dân tộc Nùng là 3,98 người/hộ; dân tộc Cao Lan là 4,32 người/hộ; dân tộc Dao là 4,59 người/hộ; dân tộc Hoa là 2,67 người/hộ; Sán chỉ 4,63 người/hộ… Dân cư huyện Hữu Lũng phân bố không đều giữa các địa phương trong huyện. Mật độ dân cư trung bình của huyện năm 2017 là 143,37 người/km2, trong đó thị trấn Hữu Lũng có mật độ cao nhất huyện đạt 1.845 người/km2, ở các xã vùng cao mật độ dân cư rất thấp, thấp nhất là xã Yên Sơn (47,6 người/km2) và Hữu Liên (48,2 người/km2). Dân cư trên địa bàn huyện chủ yếu sinh sống ở các sườn đồi và thung lũng tập trung thành
47
làng bản. Về phong tục tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Thu nhập chính từ lao động nông nghiệp. Thu nhập, mức sống của các hộ dân tộc thiểu số không đồng đều nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện chiếm 25,74%.
b) Đặc điểm cư trú, phân bố
* Dân tộc Nùng
Quy mô dân số của dân tộc Nùng ở Hữu Lũng có 60.268 người, chiếm 52,14% dân số toàn huyện. Dân tộc Nùng cũng cư trú ở tất các các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hữu Lũng; trong đó, xã Hòa Thắng có tỷ lệ người dân tộc Nùng cao nhất với 4.104 người (chiếm 6,81% dân số của xã) và thấp nhất là xã Yên Thịnh với 137 người (chiếm 0,23%).
Đơn vị cư trú chủ yếu và lâu đời của dân tộc Nùng cũng là bản. Mỗi bản của người Nùng có khu vực đất riêng biệt, được phân ra thành các khu đất canh tác, đất rừng, khe suối, mỏ nước và các tài nguyên trong đó đều thuộc sở hữu chung của cộng đồng toàn bản, mọi người trong bản đều có quyền quản lý. Thông thường phạm vi của mỗi bản được giới hạn bởi những khúc sông, dòng suối, những cánh rừng, mỏm đồi, eo núi, đèo, khe nước, đường đi. Riêng khu dân cư, ở hầu hết các bản người Nùng ở Hữu Lũng đều dựa lưng vào sườn đồi núi, cũng có thể tụ tập trên gò hay đồi thấp cạnh sông suối hoặc trên các bãi đất cao ráo ở trong thung lũng. Vì vậy phía trước khu dân cư thường là ruộng; sông suối, khe nước ở bên cạnh. Mỗi bản của người Nùng thường có từ 30 - 40 nhà, bản đông dân có thể có trên 80 hoặc trên 100 nhà. Tuy nhiên mỗi bản đông dân thường chia thành nhiều xóm nhỏ với quy mô khoảng 4 - 5 nhà, chủ yếu là từ những gia đình lớn tách ra để sống gần mảnh ruộng, bãi nương của mình.
* Dân tộc Tày:
Dân tộc Tày có quy mô 7.736 người, chiếm 6,74% dân số của huyện, cư trú ở tất cả các xã, thị trấn thuộc huyện Hữu Lũng; trong đó: Thị trấn Hữu Lũng có tỷ lệ dân tộc Tày cao nhất chiếm tới 11,63%; xã thiện Kỵ có tỷ lệ dân tộc Tày thấp nhất, chiếm 0,67%.
48
Đơn vị cư trú thấp nhất của người Tày là bản. Mỗi bản có khu vực cư trú riêng, với một phạm vi đất đai canh tác, đất rừng, khúc sông hoặc khe suối riêng. So với các dân tộc khác, người Tày đã sinh sống lâu đời ở Hữu Lũng nên làng bản của họ phân bố ở nơi vùng thấp, chủ yếu là các chân đồi núi có thung lũng, nằm cạnh sông, suối nên thuận tiện cho việc làm ruộng nước. Tuy vậy, đất sản xuất và ruộng đồng của người Tày ở không ít nơi cũng phân bố lẻ tẻ bởi sự phức tạp của địa hình, làm cho một số bản người Tày bố trí phân tán, dưới dạng mỗi nơi khoảng chục hộ để tiện canh tác và sinh sống nhất là tận dụng được đất đai để trồng trọt, chăn nuôi. Sự cư trú phân tán này đã góp phần mở rộng phạm vi địa phân bố của nhiều bản dân tộc Tày. Nhiều bản của người Tày thuộc các xã vùng sâu, vùng xa của xã Tân lập, Quyết Thắng,… vẫn khá hẻo lánh, nằm trong khe suối hoặc thung lũng với diện tích đất đai rộng lớn.
* Dân tộc Cao Lan
Dân tộc Cao Lan ở Hữu Lũng có 1.628 người, chiếm 1,30% dân số của huyện; cư trú chủ yếu ở xã Thiện Kỵ (1.443 người, chiếm 88,64% dân số Cao Lan của huyện), các huyện khác có quy mô dân tộc Cao Lan ít, mỗi xã chỉ có vài người đến vài chục người.
Đơn vị cư trú của người Sán Chay cũng là bản. Khu vực bản của người Sán Chay bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng núi, các khe suối, bãi chăn thả,… cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như lâm sản, cây gỗ tre,… Khu vực cư trú của bản người Cao Lan thường nằm trong các thung lũng. Mỗi điểm dân cư của người Cao Lan có khoảng 20 - 25 hộ, điểm ít dân chỉ vài hộ. Phía sau các điểm dân cư là núi rừng. Tuy nhiên do cư trú thành những điểm nhỏ ở dưới chân dốc nên đất vườn của các gia đình không rộng rãi, không thể trồng được nhiều cây ăn quả.
* Dân tộc Dao
Dân tộc Dao ở Hữu Lũng có khoảng 528 người, chiếm 0,4% dân số toàn huyện. Người Dao phân bố không đồng đều và ở một số xã trên địa bàn huyện; trong đó, xã Hữu Liên có tỷ lệ dân tộc Dao cao nhất (chiếm 86,74%dân tộc Dao của huyện); các xã có có tỷ lệ người Dao ít là Quyết Thắng 32 người, Thịnh 14 người,
49
Đồng Tân 6 người, Đồng Tiến 4 người, Hòa Lạc 3 người, Yên Hồ Sơn 3 người, Tân Lập 3 người, Thị trấn Hữu Lũng 2 người, Nhật tiến 2 người, Minh Hòa 1 người.
Dân tộc Dao ở Hữu Lũng cũng cư trú theo bản. Trung tâm của mỗi bản được bố trí ở nơi có địa hình phức tạp như thung lũng, sườn đồi, chân núi,… Vì thế, khu vực sinh sống của mỗi bản người Dao tương đối rộng rãi so với các bản người Tày hoặc Nùng. Điều này không chỉ vì người Dao sống ở nơi vùng sâu mà còn được quy định bởi tập quán canh tác cũng như nhu cầu khai thác các nguồn lợi tự nhiên của họ. Đất đai nằm trong ranh giới của một bản người Dao được chia ra thành nhiều khu: đất sản xuất, đất cư trú, đất bãi hoặc rừng chăn thả gia súc, đất thờ cúng, đất rừng để khai thác lâm thổ sản, đất rừng đầu nguồn nước. Với người Dao ở huyện Hữu Lũng, có 2 loại hình cư trú: tập trung và phân tán. Cư trú tập trung có trên 7 – 8 nhà cùng tập trung sinh sống sản xuất; Cứ trú phân tán theo hoạt động sản xuất, là do việc định cư trên những mảnh đất canh tác được Nhà nước giao. Hình thức cư trú phân tán có nhiều thuận lợi cho chăm sóc, cải tạo ruộng nương, đảm bảo vệ sinh môi trường, nhất là phát triển chăn nuôi nhưng khó khăn cho giáo dục, hoạt động văn hóa và quản lý xã hội, đảm bảo an ninh. Ở những bản nhiều khu dân cư thì chia ra thành xóm nhỏ hoặc cụm dân cư.
* Dân tộc Hoa
Dân tộc Hoa ở Hữu Lũng quy mô nhỏ, ít. Toàn huyện có 216 người dân tộc Hoa, chiếm 0,28% dân số của Huyện. Trong đó, Thị trấn Hữu Lũng có số người dân tộc Hoa cao nhất với 175 người, chiếm 81,02% dân tộc Hoa của huyện; xã Minh Sơn 18 người, Hồ Sơn 6 người, Sơn Hà 3 người, Đồng Tiến 3 người, Cai Kinh 2 người, Yên Thinh 3 người, Thiện Kỵ 3 người, Đồng Tiến 1 người.
Người Hoa ở huyện Hữu Lũng hiện nay không nhiều mà lại cư trú phân tán ở các xã, thị trấn. Người Hoa sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nên họ thường sống phân tán tại các khu trung tâm huyện như thị trấn Hữu Lũng. Do đó, cho đến nay, người Hoa ở Hữu Lũng vẫn sinh sống xen ghép với người Tày, người Kinh, người Nùng,… chưa thành lập được những thôn bản riêng như các dân tộc khác.
50
Tuy nhiên, do tâm lý thích sống từng cụm hoặc dãy riêng biệt nên trong các tổ dân phố hoặc thôn bản có người Hoa, họ vẫn sống tập trung thành những khu riêng và có người đứng đầu, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn buôn bán và đảm bảo sự gắn kết, trợ giúp nhau trong làm ăn, sinh sống, giữ gìn an ninh và bảo vệ nhau.
B. Phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số
Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính để tạo ra thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Họ chủ yếu canh tác ruộng lúa (1 vụ và 2 vụ); canh tác nương rẫy; chăn nuôi để cung cấp sức kéo, thực phẩm, phân bón và đem bán. Ngoài ra, một số hộ còn làm các nghề thủ công gia đình như dệt vải, làm cao tràm, đan lát, nghề mộc, rèn nông cụ,... Đồng bào dân tộc thiểu số ở Hữu Lũng từ lâu đã biết khai phá các thung lũng, dọc sông suối để đưa vào trồng lúa, tận dụng các nguồn nước tự nhiên để làm ruộng. Họ đã biết làm hệ thống đập ngăn nước khe, nước suối; hệ thống các con mương dẫn nước từ đập hay khe suối đến các ruộng; các loại máng bằng tre, mai, móc để dẫn nước qua những khe sâu, khúc suối. Các công cụ sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số thường đơn giản như cày, bừa, cuốc, liềm, dao,...
Đặc điểm cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số cũng ảnh hưởng đến tập quán canh tác, ảnh hưởng đến các loại hình, phương hướng sản xuất nông nghiệp của từng dân tộc. Do đó, mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán canh tác riêng tạo nên nét phong phú, đa dạng của văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Phong tục tập quán canh tác của các dân tộc thiểu số ở Hữu Lũng như sau:
- Người Tày: Các khu ruộng của người Tày thường tập trung ở các thung lũng rộng lớn, dọc theo các lưu vực sông lớn như sông Thương, sông Hóa. Hiện nay, do có nhiều giống lúa mới nên người Tày đã quen với việc canh tác 2 vụ trong một năm. Ngoài làm ruộng, dân tộc Tày cũng canh tác nương rẫy và chủ yếu làm nương bằng ven sông, suối hoặc trong thung lũng quanh nhà để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, các loại rau bầu bí, mướp, vừng, lạc,…Người Tày cũng khai phá nương như nhiều tộc người khác theo quy trình phát, đốt, dọn, gieo hạt,
51
chăm sóc và thu hoạch nhưng ít làm cháy rừng, không chọc lỗ tra hạt và luôn chú trọng cải tạo đất. Ngoài ruộng nương, người Tày còn chú trọng phát triển các loại cây ăn quả như na, mận, cam quýt, hồng ngâm, chuối và cây công nghiệp như chè, hồi, quế.
- Người Dao: Đối với người Dao, canh tác nương rẫy có hai loại nương du canh và nương định canh. Nương du canh là nương trồng quay vòng ở quanh nơi cư trú. Trong nương được trồng xen nhiều loại cây như lúa, ngô, bí, mướp, dưa, rau, cải, củ, kiệu,… Nương du canh chỉ gieo trồng khoảng 4 - 5 năm sau đó phải bỏ hóa khoảng 5 - 10 năm mới quay lại canh tác. Đối với nương định canh những năm đầu được gieo trồng như nương du canh, từ năm thứ ba trở đi người Dao sẽ dùng cày cuốc đào bỏ các gốc cây để canh tác tiếp. Sau nhiều năm gieo trồng, nương định canh trở thành ruộng bậc thang. Với loại nương này, người Dao đã biết dùng phân bón lót để cải tạo đất. Nương định canh cho phép canh tác lâu dài và trồng xen canh gối vụ. Cũng như người Tày, người Dao cũng phát triển trồng lúa nước. Tuy nhiên, khu ruộng của người Dao thường khá dốc, xa bờ sông nên chủ yếu tưới tiêu bằng nước khe hoặc suối nhỏ. Do thiếu nước nên ruộng nương của người Dao thường chỉ làm một vụ trong năm.
- Người Nùng: Người Nùng ở Hữu Lũng cũng đã làm ruộng từ rất lâu đời. Nhưng do sống ở địa hình cao hơn người Tày nên hầu hết các đám ruộng của người Nùng đều là ruộng bậc thang. Ruộng của người Nùng có 2 loại ruộng nước và ruộng chờ mưa. Ruộng nước thường gần sông suối tiện nước tưới bằng cách đào mương, bắc máng, thậm chí dùng guồng để đưa nước từ sông, suối lên ruộng. Ruộng chờ nước mưa thì chỉ canh tác 1 vụ/năm vào mùa mưa. Trong một đám nương, người Nùng cũng đã biết trồng xen canh. Ngoài ra, người Nùng còn trồng nhiều loại cây ăn quả ở quanh nhà như chuối, na, đào, chanh, nhãn, ,.. một số loại cây cho tinh dầu như hồi, quế.
- Người Hoa: Do chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh buôn bán nên phần lớn ruộng của người Hoa có được do mua lại của người Tày. Người Hoa chỉ canh tác ruộng 1 vụ/năm. Họ cũng có nhiều kinh nghiệm làm ải đất, cày vỡ
52