Xuất một số giải pháp, giải quyết nhu cầu đất sản xuất đối với đồng bào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 96 - 100)

4. Các nội dung chính trong đề tài

3.7. xuất một số giải pháp, giải quyết nhu cầu đất sản xuất đối với đồng bào

đồng bào dân tộc thiểu số

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu, ngoài việc tạo quỹ đất, nguồn vốn để quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực đất đai, chúng tôi đề xuất địa phương cần tiếp tục thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp sau đây:

3.7.1. Giải giáp về chính sách

- Cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách hưởng lợi đối với các hộ được giao, thuê, nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng; bổ sung chính sách đối với trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng nghèo và rừng phục hồi trong diện tích rừng tự nhiên để đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm trồng, chăm sóc và nâng cao ý thức bảo vệ rừng vừa nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, tạo việc làm cho các hộ gia đình thiếu hoặc chưa có đất sản xuất vừa góp phần bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, sạt lở đất sẽ hạn chế nguy cơ thu hẹp diện tích đất sản xuất của huyện nói chung và của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nói chung.

- Cần có chính sách, quy định cụ thể đối với quỹ đất nông lâm trường trả lại của công ty Lâm nghiệp Đông Bắc để tạo nguồn đất bố trí cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất.

- Bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới một số chính sách để giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các vùng dân tộc thiểu số phát huy được nội lực, phấn đấu vươn lên hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước, tập trung vào các lĩnh vực: phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực; đào tạo cán bộ cho hệ thống chính trị cơ sở; phát triển văn hóa các dân tộc; giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng (thôn, bản).

- Cần có các cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các mô hình phát triển kinh tế sinh thái có hiệu quả cao kết hợp bảo vệ tài nguyên sinh vật.

83

- Có chính sách tạo điều kiện để người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp theo mô hình Việt Gap nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Bên cạnh đó cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đào tạo nghề, đào tạo việc làm, chuyển đổi nghề cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất góp phần giảm áp lực lên quỹ đất sản xuất cũng như ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn huyện.

- Phòng dân tộc huyện Hữu Lũng cần khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Đồng thời UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, lập danh sách chi tiết các hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn theo quy định để làm cơ sở tổ chức thực hiện để phương án bố trí quy hoạch sớm đưa vào thực hiện, góp phần cải thiện đời sống của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng.

3.7.2. Giải pháp về vốn

- Tăng định mức hỗ trợ đất sản xuất: mỗi hộ thiếu đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện cần hỗ trợ khoảng là 50 triệu đồng/hộ.

- Hàng năm cấp kinh phí ngay từ đầu năm, đảm bảo cho huyện có thể chủ động phân bổ cho các dự án theo tiến độ thực hiện.

- Cần ưu tiên nguồn lực, bố trí đủ kinh phí và đưa nguồn kinh phí thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất vào trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 để phương án quy hoạch được thực hiện có hiệu quả;

- UBND huyện cần có quy định cụ thể quy đổi mức hỗ trợ 15 triệu đồng với từng loại đất sản xuất để có căn cứ tính số tiền hỗ trợ theo diện tích đất còn thiếu cho từng hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất.

84

- Ngân hàng chính sách xã hội của huyện cần có những văn bản hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay theo quy định một cách cụ thể, đơn giản để đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất có thể thực hiện một cách dễ nhất.

3.7.3. Giải pháp về tạo quỹ đất

Đối với quỹ đất trống, đồi núi trọc, đất hoang chưa sử dụng, đất có rừng lồ ô, le tép, rừng nghèo kiệt do UBND các xã đang quản lý cần tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo phần diện tích này có thể sử dụng được để giao lại cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất cải tạo đưa vào phát triển sản xuất.

Đối với quỹ đất các nông, lâm trường trả lại: Cần lên kế hoạch đo đạc, cắm mốc, thống kê, rà soát các đối tượng đang lấn chiếm và lên phương án giao lại đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên bố trí cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất mà đang lấn chiếm sử dụng tại các khu đất đó.

Đối với 26 khu đất nông lâm trường dự kiến trả lại: UBND huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành làm việc cụ thể với do công ty Lâm nghiệp Đông Bắc đẩy nhanh các thủ tục, ra quyết định thu hồi lại phần diện tích này để giao lại cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhanh nhất.

Đối với 01 khu đất do UBND xã Quản lý: Cần tạo tiến hành thủ tục để giao lại cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất

3.7.4. Giải pháp về sử dụng đất

Do quỹ đất sản xuất hạn chế, hầu hết các diện tích có thể canh tác đã được đưa vào sử dụng nên việc quy hoạch bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện hầu hết đều là các khu vực có các điều kiện hạn chế, khó khăn cho việc phát triển sản xuất. Vì vậy để có thể giải quyết bền vững tình trạng thiếu đất sản xuất, huyện cần tổ chức tập huấn hướng dẫn và khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng các biện pháp canh tác cải tạo, bảo vệ đất. Có như vậy thì mới giải quyết được tình trạng giao đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nhưng các hộ không thể sử dụng hoặc sử dụng một thời gian thì bỏ hóa do hiệu quả thấp. Một số biện pháp canh tác có thể áp dụng như:

85

- Đa dạng hóa cây trồng dưới nhiều hình thức: trồng xen, trồng gối, trồng cây theo đường đồng mức, áp dụng các công thức luân canh, trong đó có cây họ đậu để tăng tính đa dạng sinh học về giống, loài theo thời gian và không gian.

- Đối với các vùng đất độ dốc nhỏ hơn 150, tầng đất dày trên 50 cm có thể canh tác nông nghiệp nhưng phải hướng dẫn các hộ đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng các biện pháp để tăng độ che phủ của đất.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hữu cần chỉ đạo các xã, Thị trấn nhân rộng phương thức kỹ thuật trồng rừng phòng hộ hỗn giao ngay từ đầu giữa cây phù trợ và cây bản địa. Đó là ban đầu sẽ trồng các loại cây mọc nhanh ở các khu vực đất đai nghèo kiệt. Các loại cây này có tác dụng cải tạo đất sau một chu kỳ sẽ trồng thay thế bằng các loại cây chính có tác dụng phòng hộ lâu dài. Phương thực này sẽ áp dụng được ở những vùng đất đai thoái hóa, nghèo xấu. Các loại cây mọc nhanh có thể trồng được như cây keo, mỡ, sau chu kỳ 7-8 năm thì có thể chặt theo băng rộng từ 50 – 80 m để trồng các loại cây chính cho phòng hộ lâu dài như cây trám, lát,…

- Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm kết hợp: Thông thường cây lâm nghiệp được bố trí trồng ở phần đỉnh đồi từ 30 - 60% diện tích, gồm các loại cây bản địa như lim, lát, trám, quế,... Tiếp theo bố trí băng xanh rộng 1m theo đường đồng mức như: keo dậu, đậu thiều hoặc trồng cỏ vừa có hiệu quả kinh tế, chống xói mòn. Phần sườn đồi bố trí trồng cây ăn quả như Bưởi, cam, táo, vải, quýt… Chẳng hạn như các mô hình trồng bưởi Da xanh, da vàng tập trung ở xã Cai Kinh, Hòa Lạc Yên Sơn với 1.400 ha, các loại cây có múi như Cam Vinh, Cam đường, bưởi Diễn tại các xã Nhật tiến Minh Sơn, Đồng Tân Hòa Lạc, táo đại tại xã Hồ Sơn, Cai Kinh, Nhật Tiến với trên 100 ha,…

86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 96 - 100)