Nguyên nhân thiếu đất sản xuất đồng bào dân tộc thiếu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 89 - 91)

4. Các nội dung chính trong đề tài

3.4.3. Nguyên nhân thiếu đất sản xuất đồng bào dân tộc thiếu số

Qua kết quả điều tra cho thấy, trên địa bàn huyện Hữu Lũng có 1.507 hộ thiếu đất sản xuất, với diện tích thiếu 9.699 ha. Trong đó: thiếu đất do điều kiện tự nhiên 354 hộ, chiếm 23,50%; thiếu đất do tăng dân số là 584 hộ, chiếm 38,75%; thiếu đất do Đô thị hóa và xây dựng các công trình 445 hộ, chiếm 29,50%; nguyên nhân khác 124 hộ, chiếm 8,25%.

Cụ thể nguyên nhân thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 tại bảng 3.11:

Bảng 3.11: Nguyên nhân thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017

STT Nguyên nhân thiếu đất SX

Tổng Dân tộc Tày Dân tộc Nùng

Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Diện tích (ha) Huyện Hữu Lũng 1.507 9.699,00 879 5.491,00 628 4.208,00

1 Điều kiện tự nhiên 354 2.279,27 207 1.290,39 148 988,88 2 Tăng dân số 584 3.758,35 340 2.127,75 243 1.630,60 3 Đô thị hóa và xây

dựng các công trình 445 2.861,21 259 1.619,85 185 1.241,36 4 Nguyên nhân khác 124 800,17 73 453,01 52 347,16

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hữu Lũng

Tuy nhiên, có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

a) Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên (địa hình đồi núi chia cắt mạnh, lũ lụt, sạt lở, hạn hán,…). Hữu Lũng là một huyện miền núi có địa hình bị chia cắt bởi sông suối, núi cao, dốc đứng, thiếu đất và thiếu nước sản xuất; điều kiện tự nhiên khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất. Hàng năm thường xảy ra lũ quét, sạt lở, làm giảm nhiều diện tích đất nông nghiệp; đất sản xuất ngày càng bạc màu, diện tích rừng giảm nhanh và nghèo kiệt.

76

- Nguyên nhân về tăng dân số (tự nhiên và cơ học) của đồng bào dân tộc thiểu số khá nhanh. So với cả nước, vùng dân tộc thiểu số là vùng dân số tăng nhanh và biến động nhiều nhất. Dân số tăng nhanh, dẫn đến việc tách hộ gia đình phổ biến, những hộ mới hầu như đều thiếu hoặc không có đất ở, đất sản xuất.

- Nguyên nhân về thu hồi để xây dựng các công trình dự án: Do yêu cầu phát triển, xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, dự án thủy lợi, thủy điện, khai thác khoáng sản, thành lập nông, lâm, ngư trường,…

- Nguyên nhân khác:

Bên cạnh thiếu đất, chất lượng đất sản xuất lại không đảm bảo điều kiện sản xuất: đất thường xấu và điều kiện canh tác khó khăn. Đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các khu vực đặc biệt khó khăn, vùng cao, xa trung tâm, thị trấn, người dân sống phân tán, nhất là những hộ thiếu đất sản xuất sống rải rác trên địa bàn huyện. Điều kiện kinh tế hộ còn gặp nhiều khó khăn không đủ điều kiện để khai hoang, hoặc chuyển nhượng mua bán trong dân. Đối với đất lâm nghiệp, mặc dù cộng đồng của dân tộc thiếu sống ở vùng rừng núi nhưng diện tích đất rừng được giao cho hộ, cộng đồng quản lý còn rất ít vì quỹ đất không còn nhiều.

b, Nguyên nhân chủ quan

- Các hộ còn nghèo, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, khi mất mùa, làm ăn không hiệu quả, gặp bệnh tật nhiều hộ đã phải sang nhượng, cầm cố, thế chấp đất sản xuất (thậm chí cả đất ở, nhà ở); không có khả năng chuộc lại, trở thành các hộ không có đất ở, đất sản xuất.

- Hiện nay trên địa bàn huyện đang xuất hiện và ngày càng tăng hoạt động tích tụ đất sản xuất nông, lâm nghiệp để mở rộng sản xuất hàng hóa của một số cá nhân, doanh nghiệp. Hoạt động này làm phức tạp tình hình mua bán, sang nhượng, cầm cố, lấn chiếm đất đai ….Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, dân cư trên địa bàn tăng nhanh (do dân di cư trở về và đến khai hoang theo chương trình kinh tế mới) nhưng chính quyền địa phương và lâm trường không có phương án giải quyết đất sản xuất cho các hộ.

77

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 89 - 91)