Từ Luật Đất đai 1993 đến trước khi có Luật Đất đai 2003

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 29)

4. Các nội dung chính trong đề tài

1.2. Nghiên cứu tổng quan chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu

1.2.1. Từ Luật Đất đai 1993 đến trước khi có Luật Đất đai 2003

Tại Nghị quyết số 22/NQ-TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị “Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi” là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng chính sách, đầu tư và phát triển đối với vùng miền núi nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng. Luật Đất đai năm 1993 và các lần sửa đổi, bổ sung năm 1998, năm 2001 (cụ thể hóa Điều 17, Điều 18 - Hiến pháp năm 1992) đều chưa có những quy định riêng về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số mà chỉ được quy định chung cho người sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất; được góp đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh; được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; được Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp có đất sản xuất; Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất; Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm và không phải trả tiền sử dụng đất.

Trước những yêu cầu của thực tiễn trong giai đoạn này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 132/2002/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2002 về việc giải quyết đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên thuộc đối tượng chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất và chưa có đất ở, đồng thời quy định mức hỗ trợ về đất theo mức giao tối thiểu đất sản xuất nông nghiệp và đất ở cho 1 hộ là 1,0 ha đất nương, rẫy hoặc 0,5 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,3 ha đất lúa nước 2 vụ và 400 m2/hộ đất ở; đối với đất có vườn cây lâu năm thì căn cứ vào khả năng khai thác thực tế của vườn cây và tình hình thiếu đất cụ thể ở từng nơi để có mức giao phù hợp. Trường hợp không có đất nông nghiệp thì giao đất lâm nghiệp, mức giao theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về

15

giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Đối với quỹ đất để giao cho các hộ dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất và chưa có đất ở: (i) đất do các nông, lâm trường chuyển giao; (ii) đất thu hồi của nông, lâm trường do cấp có thẩm quyền quyết định trong trường hợp cần thiết; (iii) đất thu hồi của các doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, sử dụng sai mục đích hoặc giải thể; (iv) đất điều chỉnh từ hộ nông dân có nhiều đất tự nguyện chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất (có đền bù theo quy định của pháp luật); (v) đất giành cho nhu cầu công ích do chính quyền xã quản lý; (vi) khai hoang đất trống đồi núi trọc, đất chưa sử dụng; (vii) đất lâm nghiệp có hợp thuỷ, đất có rừng nghèo kiệt, hiệu quả kinh tế thấp được phép chuyển đổi mục đích sử dụng sang sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, trong giai đoạn này chính sách pháp Luật đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa có những quy định riêng biệt trong Luật đất đai nhưng đã được quy định bằng các quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong việc giải quyết vấn đề không có và thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên. [1]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)