Một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 47 - 49)

4. Các nội dung chính trong đề tài

1.3. Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết chính sách đất đai cho đồng bào

1.3.2. Một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm của các nước châu Á về giải quyết vấn đề không có đất, thiếu đất cho nông dân nói chung và cho nhóm người dân tộc thiểu số nói riêng sẽ là những gợi mở cho Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số không có đất và thiếu đất, cụ thể:

- Việc nông dân không có đất và thiếu đất của một số quốc gia không phải mang tính đặc thù, vì vậy để giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội của nông thôn, Trung Quốc và Thái Lan đều thực hiện cải cách ruộng đất. Tuy nhiên, cải cách ruộng đất không phải là công việc mà Nhà nước có thể tiến hành thường xuyên, liên tục do dễ gây ra sự mất ổn định cho sự phát triển kinh tế nông thôn.

- Giải quyết vấn đề không đất và thiếu đất cho đồng bào dân tộc thiểu số đều do Nhà nước chủ động điều tiết, giống nhau về bản chất nhưng trong tổ chức thực hiện thì có sự khác biệt tại các quốc gia. Tôn trọng phong tục, tập quán riêng của dân tộc thiểu số là nền tảng cho đoàn kết các dân tộc.

- Giải quyết sản xuất và đời sống cho nông dân trong cộng đồng dân tộc thiểu số không có đất và thiếu đất sản xuất không chỉ mang lại ruộng đất cho nông dân mà còn phải tạo nhiều việc làm thông qua con đường công nghiệp hóa nông thôn đồng thời phải có các chính sách kinh tế - xã hội đảm bảo công bằng đi đôi với xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp nông dân có kiến thức sản xuất nông nghiệp, tiếp cận thị trường, tổ chức các loại hình sản xuất thích hợp ở nông thôn. Đó là vấn đề mang tính chiến lược, tạo điều kiện để giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội nông thôn, đặc biệt với các quốc gia dân số đông, đất đai canh tác ít.

34

- Nhà nước cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng khi thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số kéo theo việc thu hồi đất hoặc chuyển dịch đất đai quy mô lớn bởi sẽ dẫn đến tình trạng một diện tích đất đai chuyển dịch về phía những người có khả năng sản xuất, kinh doanh, có vốn đầu tư và làm gia tăng tình trạng không có đất, thiếu đất của nhóm yếu thế trong xã hội, cộng đồng dân tộc thiểu số. [7]

35

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)