Nghĩa, vai trò của chính sách về đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 28)

4. Các nội dung chính trong đề tài

1.1. Cơ sở lý luận về dân tộc thiểu số và chính sách đất đai đối với đồng bào dân

1.1.3. nghĩa, vai trò của chính sách về đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc

đang tồn tại hiện hữu trong đời sống của đồng bào. Do đó, việc kế thừa, phát huy giá trị của các luật tục trong đồng bào các dân tộc thiểu số với pháp luật của Nhà nước nhằm đảm bảo công bằng, ổn định và phát triển xã hội cần phải được nhìn nhận, đánh giá đúng mức.

1.1.3. Ý nghĩa, vai trò của chính sách về đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số tộc thiểu số

a. Bảo đảm sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì đất đai, đặc biệt là đất rừng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa là địa bàn cư trú vừa là sinh kế đồng thời cũng có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các nhóm dân tộc. Mối quan hệ giữa xoá đói giảm nghèo với tài nguyên tự nhiên ở Việt Nam đối với cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi là mối quan hệ nhân quả giữa biến đổi sinh kế và thay đổi về quyền quản lý rừng và đất rừng. Đời sống của người dân miền núi luôn phụ thuộc vào nguồn lâm sản và dịch vụ môi trường từ rừng tự nhiên. Vì vậy, để thực hiện được công cuộc xoá đói giảm nghèo ngoài việc quan tâm đến đất sản xuất nông nghiệp cần đặc biệt chú trọng quyền tiếp cận quản lý và sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng cho cộng đồng dân tộc thiểu số.

Từ việc thực hiện các chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số đã được Nhà nước hỗ trợ đảm bảo có đất để làm nhà ở và có đất để sản xuất với hạn mức tối thiểu theo mức bình quân chung của từng địa phương. Chính sách thực hiện hỗ trợ trực tiếp bằng đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, trường hợp các địa phương không còn quỹ đất thì hỗ trợ bằng tiền để các hộ mua đất, chuộc lại đất và các hình thức khác như giao rừng, khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ chuyển đổi nghề... Sau khi có quỹ đất, chính quyền các địa phương nhanh chóng tổ chức giao đất để đồng bào tiến hành xây dựng nhà, canh tác trồng trọt và chính quyền hỗ trợ giống cây trồng, lương thực cho đồng bào. Trên cơ sở thực hiện chính sách đó, các hộ được hỗ

12

trợ đất, đời sống đã từng bước được cải thiện, đồng bào thực sự yên tâm định cư nơi ở mới và tổ chức sản xuất có hiệu quả trên diện tích đất được hỗ trợ đã tạo nên khí thế mới ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giúp đỡ, tương thân, tương ái trong cộng đồng; đồng bào các dân tộc phấn khởi và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của chính mình. Do đó, vấn đề giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo đà phát triển kinh tế và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng. Giải quyết chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thực chất là giải quyết chính sách ruộng đất cho đồng bào và cũng một phần trong giải quyết chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

b. Đảm bảo ổn định xã hội, tạo sự công bằng và bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc

Việc hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực và toàn diện có sự tham gia của cả hệ thống chính trị trên phạm vi cả nước đã thể hiện sự công bằng, bình đẳng của Đảng, Nhà nước ta, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng trong việc chăm lo đến đời sống con người, xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc. Trong thời gian qua, quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số cũng bộc lộ một số vấn đề trong quản lý, sử dụng đất đai. Tình trạng thiếu đất sản xuất (đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng) đang là rào cản trong quá trình đảm bảo sinh kế và ổn định xã hội tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc thiếu đất sản xuất đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống không ổn định, tình trạng đói nghèo sẽ gia tăng ảnh hưởng trực tiếp tới ổn định xã hội và khối đại hoàn kết toàn dân tộc. Chính sách hỗ trợ về đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo sự công bằng trong phân phối tài nguyên, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước với các doanh nghiệp khai khoáng, thủy điện và đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, việc đảm bảo đất sản xuất cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số

13

có ý nghĩa vừa đảm bảo sinh kế cho đồng bào nhưng cũng đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối tài nguyên.

Chính sách đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo công bằng xã hội giữa khu vực miền núi với miền xuôi, rút gần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng. Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vì không có đất sản xuất, nay đã được hỗ trợ đất sản xuất. Nhiều gia đình đã tự nguyện chia sẻ đất sản xuất cho con, cháu chuyển nhượng đất trong nội bộ cho các hộ đang gặp khó khăn về đất sản xuất được hỗ trợ rất phấn khởi, yên tâm, hạn chế du canh du cư, di cư tự do, nỗ lực sản xuất, cố gắng vươn lên thoát nghèo, tạo tâm lý yên tâm, ổn định cho người dân, góp phần vào sự ổn định xã hội trong khu vực.

Việc thực hiện các chính sách giải quyết đất sản xuất được tiến hành đồng thời với đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, thu hút lao động, xuất khẩu lao động... không chỉ giải quyết khó khăn, bức xúc trước mắt của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo mà cũng chính là những chính sách có tính chất căn bản, có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo công bằng, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

c. Góp phần ngăn chặn phá rừng

Xuất phát từ quan điểm không để đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, Chính phủ chỉ đạo các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng các khu định canh định cư tập trung, phân tán cho đồng bào ổn định đời sống, hạn chế và ngăn chặn nạn phá rừng để lấy đất canh tác và làm nương rẫy của đồng bào. Chấm dứt nạn phá rừng không chỉ bảo tồn đa dạng sinh học mà còn bảo vệ các cộng đồng dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng. Thực hiện chính sách nhận khoán trồng rừng và bảo vệ phát triển rừng được đồng bào hưởng ứng tích cực, tạo nguồn thu nhập ổn định, lâu dài cho đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống được nâng cao. [13]

14

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 28)