Từ Luật Đất đai năm 2003 cho đến 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 31)

4. Các nội dung chính trong đề tài

1.2. Nghiên cứu tổng quan chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu

1.2.2. Từ Luật Đất đai năm 2003 cho đến 2013

Trong giai đoạn này, Hội nghị lần thứ 6, Khóa XI, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 19/NQ-TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, Nghị quyết nêu rõ “... Sớm có giải pháp đáp ứng nhu cầu đất sản xuất và việc làm cho bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số không có đất sản xuất”.

Tại Điều 5, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển… giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”, trên cơ sở đó, Luật Đất đai năm 2013 đã thể chế hóa tại Điều 27 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng

16

bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng, đồng thời có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.

a) Về miễn, giảm tiền sử dụng đất

Điều 60, Luật Đất đai 2003 quy định đối với HGĐ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi thực hiện chính sách về nhà ở, đất ở.

b) Về đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng Điều 71, Luật Đất đai 2003 quy định giao đất nông nghiệp cho cộng đồng dân cư sử dụng để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số và có trách nhiệm bảo vệ diện tích đất được giao, được sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.

c) Về chuyển nhượng đất đai có điều kiện

Điều 104, Nghị định 181/NĐ-CP (Luật đất đai 2003) quy định HGĐ, cá nhân được Nhà nước giao đất lần thứ hai đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất thì không được chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ trong thời hạn mười (10) năm kể từ ngày được giao đất lần thứ hai. HGĐ, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản cho HGĐ, cá nhân sinh sống trong phân khu đó. HGĐ, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho HGĐ, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.

Luật đất đai 2003 và một số văn bản dưới luật đã quy định về chính sách giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, theo đó, đối với đất sản xuất nông nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số được giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức; được thuê đất đối với diện tích vượt hạn mức và được hỗ

17

trợ đất sản xuất theo từng loại đất và điều kiện cụ thể của địa phương. Đối với đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đồng bào dân tộc thiểu số được giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc khu phục hồi sinh thái, rừng phòng hộ đầu nguồn cho hộ đồng bào sinh sống tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp, bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số; được công nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Ngoài ra, đồng bào dân tộc thiểu số còn được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái rừng đặc dụng, trong khu vực rừng phòng hộ nếu sinh sống ở đó; được giao đất nông nghiệp, đất ở lần 02 nếu không còn đất hoặc thiếu đất và không được chuyển nhượng, tặng cho trong 10 năm và được miễn tiền sử dụng đất khi được giao đất ở đối với trường hợp ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tại Khoản 1, Điều 104, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2014 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất lần đầu đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất mà đã chuyển nhượng và không còn đất sản xuất, không còn đất ở, nếu được Nhà nước giao đất lần thứ hai đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất thì không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trong thời hạn 10 năm kể từ ngày được giao đất lần thứ hai”. Như vậy, với các quy định nêu trên, Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng giải quyết chính sách về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. [2]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)