Bài học kinh nghiệm rút ra về công tác quản lý tài chính đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về công tác quản lý tài chính đối vớ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái

Qua kinh nghiệm về công tác quản lý tài chính đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Lào Cai và tỉnh Thanh Hóa, bài học kinh nghiệm rút ra về công tác quản lý tài chính đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái là:

- Hoàn Thiện quy chế chi tiêu nội bộ.

Quy chế chi tiêu nội bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc được xây dựng và điều chỉnh hàng năm theo quy định. Tuy nhiên, Quy chế chi tiêu nội bộ vẫn còn mang tính hình thức, các mức chi chưa sát với thực tế và yêu cầu của từng lĩnh vực, đơn vị.

Trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, Các đơn vị cần tổ chức các cuộc thảo luận công khai dân chủ bàn về việc phân bổ giữa các nhóm mục chi và các định mức chi tiêu để đảm bảo cho mọi cán bộ công chức hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong điều kiện tài chính mới, đồng thời đảm bảo cho các định mức chi và phương án phân bổ được sát với thực tế và bảo đảm khách quan và phổ biến cho mọi người.

Việc xây dựng các định mức chi tiêu trong quy chế chi tiêu nội bộ vừa phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thực tiễn vừa phải xuất phát từ khả năng kinh phí NSNN và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

- Tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Xây dựng chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm theo quy định. Trên cơ sở chương trình hàng năm được duyệt, Sở và các đơn vị trực thuộc xây dựng cụ thể kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện.

Triệt để tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách, lồng ghép các chính sách, xây dựng phương án tiết kiệm để thực hiện ngay từ khâu phân bổ dự toán và cả trong quá trình thực hiện.

Thực hiện việc mua sắm tài sản nhà nước theo quy định hiện hành. Hạn chế tối đa việc mua sắm phương tiện, tài sản, trang thiết bị không thực sự cần thiết.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật THTK, CLP, Chương trình tổng thể của chính phủ về THTK, CLP nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự chuyển biến thực sự trong công tác THTK, CLP.

Hoàn thiện các định mức chi theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ làm cơ sở cho THTK, CLP.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn đối với cán bộ làm công tác tài chính.

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ kế toán tài chính. Từ đó, làm căn cứ tuyển dụng cán bộ mới, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được làm việc theo đúng chuyên môn được đào tạo, vị trí được tuyển dụng nhằm phát huy năng lực cán bộ, nâng cao kinh nghiệm và chuyên môn công tác.

Cử cán bộ kế toán tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng các chế độ, chính sách mới về quản lý tài chính nhất là các văn bản mới liên quan đến cơ chế tài chính giúp cán bộ kế toán được cập nhật và nghiên cứu thực hiện đúng, hiệu quả các văn bản quản lý của Nhà nước.

Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ về chính trị, tin học, ngoại ngữ nhằm trang bị kỹ năng cần thiết phục vụ công việc chuyên môn; tận dụng thế mạnh về năng lực trang thiết bị để nâng cao trình độ của cán bộ đáp ứng yêu cầu của quản lý tài chính trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)