Đánh giá những thuận lợi, khó khăn công tác quản lý tài chính tại Sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 80 - 83)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn công tác quản lý tài chính tại Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái

3.4.1. Thuận lợi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp các ngành cho công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn. Góp phần phát huy được hiệu quả trong công tác quản lý tài chính. Việc chủ động trong việc khai thác và quản lý các nguồn thu một cách có hiệu quả; cơ cấu chi hợp lý, thực hiện chi có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt đầu tư chi thanh toán cho cá nhân và chi cho chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, cán bộ công chức viên chức trong các đơn vị ngày càng có ý thức trách nhiệm trong công việc, tâm huyết với nghề, yên tâm công tác.

Thực hiện chi tiêu đúng chế độ theo các quy định của Nhà nước, chấp hành tốt các quy định về quản lý Ngân sách. Qua các đợt duyệt quyết toán của cơ quan tài chính cấp trên, thanh kiểm tra của các cơ quan đối với các đơn vị được đánh giá công tác tài chính thực hiện đảm bảo quy định.

Các đơn vị trong ngành đều xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định chặt chẽ, tiết kiệm các khoản chi như: chi điện nước, điện thoại, chi hội nghị, công tác phí, tiếp khách.. .và nghiêm túc thực hiện quy chế này. Tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước, các khoản chi theo đúng mục lục ngân sách và theo đúng hướng dẫn của Bộ tài chính.

Kế hoạch thu chi các nguồn tài chính được lập dựa trên tình hình thực tế của đơn vị như: số lượng cán bộ, số thu chi thực tế của các năm liền kề, kế hoạch thu chi và kế hoạch công việc thực hiện cho cả giai đoạn...Vì vậy, tính khả thi của các kế hoạch cao, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính, mang lại hiệu quả cho công tác hoạt động của đơn vị.

3.4.2. Khó khăn

Thứ nhất, yếu tố con người. Trong bối cảnh tinh giảm biên chế thực hiện theo lộ trình hiện nay, bên cạnh những thuận lợi thì khó khăn và thách thức mang lại rất lớn. Số lượng cán bộ công chức, viên chức công tác tại Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái giảm đi rất nhiều. Trong đó không ít là cán bộ thực hiện công tác tài chính, kế toán. Tuy nhiên, công tác tuyển dụng còn chậm và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Do đó một số đơn vị còn lứng túng trong việc bố trí nhân sự làm công tác tài chính, kế toán. Ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý tài chính chung toàn ngành. Bên cạnh đó, độ tuổi lao động tại một số đơn vị phân bổ còn chưa đồng đều, một số đơn vị cán bộ còn trẻ chưa được đào tạo sâu để nâng cao trình độ, nghiệp vụ; một số đơn vị cán bộ làm công tác kế toán chuẩn bị nghỉ chế độ hưu trí nhưng không có cán bộ thay thế...

Thứ hai, yếu tố tài chính. Dù được các cấp, các ngành quan tâm nhưng tỉnh Yên Bái là một tỉnh còn nghèo, nguồn thu thấp, chưa đủ khả năng tự đảm bảo chi NSNN. Do vậy, nó ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Định mức chi do tỉnh ban hành còn thấp, chế độ công tác phí, hội nghị... do tỉnh ban hành thấp hơn so với mặt bằng chung. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý tài chính cũng như hiệu quả công việc chung.

Thứ ba, vướng mắc trong quá trình triển khai. Việc thực hiện tự chủ vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, đặc biệt là việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định còn có quá nhiều thủ tục phiền hà, việc lập kế hoạch cho nhóm mục chi này còn chưa sát với thực tế.

3.4.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

Hệ thống văn bản chế độ tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Các định mức, chế độ, chỉ tiêu được Nhà nước quy định nhưng tính khả thi không cao, chưa phù hợp với thực tế.

Các văn bản quy định của pháp luật thường xuyên bổ sung, điều chỉnh. Do vậy, cần có thời gian để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn.

* Nguyên nhân chủ quan

Công tác tài chính kế toán chưa được chú trọng đúng mức, đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chưa được nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn.

Mức giá cả chung trong nền kinh tế gia tăng là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số khoản chi quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ không còn hợp lý.

Việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ không giới hạn thời gian thực hiện. Tại thời điểm ban hành quy chế, các mức chi tiêu quy chế đề ra là hợp lý, song do biến động giá cả thị trường với xu hướng ngày càng tăng lên thì mức chi mà quy chế đề ra lại là quá thấp.

Việc quản lý nguồn thu, chi NSNN đôi khi chưa hiệu quả, vì vậy có nhiều nguồn thu chưa được khai thác và một số khoản chi còn ở tình trạng sử dụng lãng phí.

Việc công khai dự toán, quyết toán tại một số đơn vị còn mang tính hình thức, chưa thực sự được quan tâm và chú trọng.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỈNH YÊN BÁI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 80 - 83)