Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 74 - 80)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Sở Nông

3.3.2. Các yếu tố chủ quan

3.3.2.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị

Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do một đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật

và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của đơn vị.

Hệ thống kiểm soát nội bộ trong cơ quan đơn vị là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong một đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hữu hiệu sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính được thuận lợi rất nhiều. Nó đảm bảo cho công tác tài chính được đặt đúng vị trí, được quan tâm đúng mức, hệ thống kế toán được vận hành có hiệu quả, đúng chế độ quy định, các thủ tục kiểm tra, kiểm soát được thiết lập đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, giúp đơn vị phát hiện kịp thời mọi sai sót, ngăn chặn hữu hiệu hành vi gian lận trong công tác tài chính.

Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, hệ thống kiểm soát nội bộ tại một số đơn vị còn được xem nhẹ. Lãnh đạo đơn vị chưa thật sự quan tâm, nhận thức và hiểu rõ về công tác quản lý tài chính, nó dẫn đến những chỉ đạo chưa thật sự hợp lý, đưa ra các quyết sách gây khó khăn trong việc thanh quyết toán. Do vậy, công tác tài chính của đơn vị không đạt được hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, một bộ phận kế toán không chủ động tìm tòi, cập nhật những văn bản quy định, hướng liên quan đến công tác tài chính kế toán, nó ảnh hưởng đến việc bị động trong quá trình triển khai thực hiện gây lãng phí thời gian và kinh phí ngân sách nhà nước.

Công cụ kiểm soát nội bộ tại các đơn vị trực thuộc ngành chính là quy chế chi tiêu nội bộ. Trong đó quy định, hướng dẫn về quy trình, thủ tục kế toán rất cụ thể như: các bảng biểu, mẫu chứng từ thanh toán, hồ sơ thanh toán, các định mức chi tiêu, các mức khoán rất cụ thể của từng nội dung chi, đối tượng áp dung...và các căn cứ theo quy định của pháp luật trong công tác kế toán. Nhờ đó, các cán bộ chuyên môn tại đơn vị không có nghiệp vụ kế toán hiểu và thực hiện đảm bảo quy định. Ngoài ra nó giúp cán bộ kế toán chủ động trong công việc, dễ dàng trong việc sắp xếp chứng từ, lập báo cáo...

3.3.2.2. Sử dụng hiệu quả nguồn thu, chi

* Đối với nội dung thu

Các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí, thu sản xuất kinh doanh... thì việc tận dụng, khai thác và phát huy nguồn thu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn kinh phí được sử dụng tại đơn vị trong năm.

Nguồn phí, lệ phí thu được nộp NSNN theo quy định, trên cơ sở nguồn thu càng cao thì đơn vị đó sẽ được cấp kinh phí phục vụ công tác thu càng lớn. Đó không chỉ phát huy nguồn thu của ngân sách nhà nước mà cũng từ đó các đơn vị sẽ có thêm một nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp cho công tác thu phí, lệ phí. Số kinh phí đó sẽ giúp đơn vị có thêm một khoản để chi trả cho cán bộ làm công tác chuyên môn, chi thu nhập tăng thêm giúp đời sống của cán bộ, công chức, viên chức được cải thiện.

Trong bối cảnh các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái từng bước tự chủ tài chính thì việc tận dụng, khai thác nguồn thu là việc hết sức quan trọng. Do đó, việc duy trì ổn định nguồn thu hiện có và đa dạng hóa các nguồn thu trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao là việc làm cần thiết.

* Đối với nội dung chi

Nguồn thu chính của các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái là từ NSNN cấp phát. Do đó, việc sử dụng hiệu quả nguồn chi, chi đủ, chi đúng mục đích và kịp thời sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong hoạt động của đơn vị.

Được sự quan tâm của các cấp, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn những năm gần đây đã đạt được những thành quả nhất định. Nó có sự đóng góp không nhỏ trong công tác quản lý chi NSNN, các đơn vị trực thuộc đã chấp hành nghiêm các quy định, định mức theo quy định của nhà nước. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được thủ trưởng các đơn vị quan tâm hơn, hàng năm đều ban hành kế hoạch triển khai cụ thể. Do đó, nguồn thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức hàng năm ngày

một tăng thêm, là một nguồn động viên rất lớn thúc đẩy động lực làm việc, cống hiến của một bộ phận không nhỏ cán bộ trong cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên, một số đơn vị trực thuộc ngành hiện nay vẫn sử dụng kinh phí chưa thật sự hiệu quả, chưa hợp lý. Công tác chi còn dàn trải, thiếu tập trung, chưa thật sự cần thiết gây lăng phí như chi hội họp, công tác phí, mua sắm, sửa chữa....Các nội dung khoán còn chưa sát với thực tế, định mức thấp chưa đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn của cán bộ. Dẫn đến việc một số cán bộ tâm lý chán nản, không nhiệt tình trong công việc, làm việc qua loa, đại khái chưa hết trách nhiệm.

3.3.2.3. Công tác quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả, chống tham ô lãng phí tài sản

Việc quản lý tốt, sử dụng và khai thác có hiệu quả tài sản sẽ góp phần quan trọng vào tiết kiệm chi phí, tránh được những thất thoát không đáng có của cơ quan, đơn vị.

Công tác quản lý, sử dụng tài sản ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái trong những năm qua về cơ bản đã đi vào nề nếp. Các đơn vị trực thuộc đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng tài sản, thành lập ban kiểm kê và thực hiện đảm bảo theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên. Công tác mua sắm trang thiết bị đã được lãnh đạo các đơn vị quan tâm hơn, mua sắm đảm bảo số lượng trang thiết bị thật sự cần thiết để phục vụ cho công việc. Thực hiện nghiêm Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/2/2016 của Thủ tướng chính phủ quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số đơn vị quản lý, sử dụng tài sản chưa thật sự hiệu quả, quá trình mua sắm còn rườm rà, phức tạp, công tác kiểm kê, đánh giá còn mang tính hình thức, quy chế quản lý chưa cụ thể về nội dung trách nhiệm của cá nhân trong sử dụng tài sản...gây tình trạng tài sản bảo quản không tốt, hỏng hóc, lãng phí, chưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với tài sản cơ quan.

3.3.2.4. Trình độ cán bộ quản lý

Con người là nhân tố trung tâm của bộ máy quản lý, là khâu trọng yếu trong việc xử lý các thông tin để đề ra quyết định quản lý. Trình độ cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý, do đó, nó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng.

Đối với cơ quan quản lý cấp trên, đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phẩm chất tốt, sẽ có những chiến lược quản lý tài chính tốt, hệ thống biện pháp quản lý tài chính hữu hiệu, xử lý thông tin nhanh nhạy, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả...

Đối với các đơn vị cơ sở, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế toán cũng đòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác để đưa công tác quản lý tài chính kế toán của đơn vị cơ sở ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước, góp phần vào hiệu quả hoạt động của đơn vị. Ngược lại, đội ngũ cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm quản lý, hạn chế về chuyên môn sẽ dẫn đến công tác quản lý tài chính lỏng lẻo, dễ thất thoát, lãng phí, làm cản trở đến các hoạt động khác của đơn vị.

Yêu tố về trình độ quản lý trong lĩnh vực tài chính của một số đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn yếu kém. Nó thể hiện qua công tác thanh tra, quyết toán. Các tồn tại như nộp báo cáo chưa đúng thời hạn, số liệu trong báo cáo chưa phản ánh đúng nội dung; lúng túng trong công tác thanh toán, hạch toán...Đối với cán bộ kế toán, nó thể hiện sự thiếu kinh nghiệm, hạn chế về năng lực chuyên môn, còn đối với lãnh đạo đơn vị thì nó thể hiện sự thiếu quan tâm, còn chủ quan và hạn chế kinh nghiệm trong công tác quản lý. Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị cũng như công tác tài chính nói chung của toàn ngành.

Đối với các yếu tố chủ quan, kết quả điều tra được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.13. Khảo sát các yếu tốt chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái

TT Nhân tố Kết quả (%) Đáp ứng tốt Đáp ứng Chưa đáp ứng

1 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong

đơn vị 14,6 35,4 50

2 Sử dụng hiệu quả nguồn thu, chi 31,3 52 16,7

3

Công tác quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả, chống tham ô lãng

phí tài sản

10,4 20,8 68,8

4 Trình độ cán bộ quản lý 22,9 60,4 16,7

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, năm 2019)

Kết quả điều tra cho thấy, về Hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị, có 14,6% ý kiến đánh giá là đã đáp ứng tốt được yêu cầu, 35,4% ý kiến đánh giá ở mức đáp ứng và 50% ý kiến đánh giá là chưa đáp ứng. Đối với Sử dụng hiệu quả nguồn thu, chi có 31,3% ý kiến đánh giá đáp ứng tốt, 52% ý kiến đánh giá ở mức đáp ứng và 16,7% ý kiến đánh giá là chưa đáp ứng. Đối với Công tác quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả, chống tham ô lãng phí tài sản có 10,4% ý kiến đánh giá đáp ứng tốt, 20,8% ý kiến đánh giá ở mức đáp ứng và 68,8% ý kiến đánh giá là chưa đáp ứng. Đối với Trình độ cán bộ quản lý có 22,9% ý kiến đánh giá đáp ứng tốt, 60,4% ý kiến đánh giá ở mức đáp ứng và 16,7% ý kiến đánh giá là chưa đáp ứng.

Như vậy, có thể đánh giá rằng, nhìn chung công tác sử dụng hiệu quả nguồn thu, chi và trình độ cán bộ quản lý mới chỉ ở mức đáp ứng; công tác Hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị và quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả, chống tham ô lãng phí tài sản ở mức chưa đáp ứng. Do vậy, đây sẽ là vấn đề lớn mà các đơn vị trực thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cần phải đặc biệt quan tâm, khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)