Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 70 - 74)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Sở Nông

3.3.1. Các yếu tố khách quan

Bảng 3.12. Khảo sát các yếu tốt khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái

Đơn vị: % TT Nhân tố Mức độ ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều

1 Cơ chế quản lý tài chính của

Nhà nước 16,7 20,8 62,5

2 Quy mô của đơn vị 33,3 41,7 25,0

3

Mối quan hệ, phân cấp quản lý giữa đơn vị trưc thuộc và các cơ quan quản lý quyết định trực tiếp cơ chế quản lý tài chính và quyền tự chủ của đơn vị

45,8 31,3 22,9

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, năm 2019)

Kết quả thu được từ bảng 3.12 xem xét từng nhân tố ảnh hưởng, cụ thể như sau:

3.3.1.1. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động của đơn vị. Nó được xây dựng dựa trên quan điểm định hướng về chính sách quản lý trong từng giai đoạn cụ thể của Nhà nước nhằm cụ thể hoá các chính sách đó. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước có tác động đến chương trình chi tiêu ngân sách quốc gia, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện

các chương trình, mục tiêu quốc gia. Thêm vào đó, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước còn có vai trò như một cán cân công lý, đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong việc tạo lập và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính giữa các lĩnh vực khác nhau cũng như giữa các đơn vị trong cùng một lĩnh vực.

Đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, cơ chế tài chính đã được Nhà nước quan tâm và quản lý rất hiệu quả. Cụ thể, rất nhiều chính sách về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được ban hành. Các Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh ban hành đều tác động tích cực đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và người dân trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trong đó phải kể đến các chính sách về an sinh xã hội như: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; chính sách về chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới; chính sách về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững....Nhờ đó, cuộc sống của người dân gắn với nông nghiệp đã từng bước được nâng cao, công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các chính sách về lĩnh vực quản lý tài chính được thực hiện rất hiệu quả như: chính sách tiêu chuẩn, định mức về biên chế, về tài sản...; các quy định về lập dự toán, điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát....Nhờ đó, các đơn vị phát huy tối đa hiệu quả với tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đảm bảo sự linh hoạt, năng động và hữu hiệu của các nguồn lực tài chính; giúp cho đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, tránh được thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả, tiền đề vật chất cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ.

Tuy nhiên, cơ chế quản lý tài chính cũng có những tác động tiêu cực đối với hoạt động của các đơn vị:

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước vạch ra hành lang pháp lý cho đơn vị nhưng nếu các cơ chế này không phù hợp sẽ trở thành hàng rào trói buộc, cản trở đến quá trình tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính của các

đơn vị, ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động chuyên môn của đơn vị. Nếu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước sơ hở, lỏng lẻo có thể làm hao tổn NSNN, gây ra thất thoát, lãng phí các nguồn lực tài chính khác mà không đạt được các mục tiêu chính trị, xã hội đã định.

Đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những cơ chế tài chính của Nhà nước, một số chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn chưa phù hợp, nó là rào cản để các doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước. Do đó, hiệu quả sản xuất của người nông dân cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm từ các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chính sách được ban hành chưa kịp thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của các cơ quan đơn vị trong ngành.

Kết quả điều tra cho thấy, có 62,5% ý kiến cho rằng yếu tố này ảnh hưởng mạnh đến công tác quản lý tài chính, 20,8% ý kiến cho rằng yếu tố này tương đối ảnh hưởng và chỉ có 16,7% cho rằng chủ trương, chính sách của nhà nước ít ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính. Như vậy, ta có thể thấy rằng yếu tố về cơ chế quản lý của nhà nước được phần lớn các đối tượng nghiên cứu đánh giá có sự ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực quản lý tài chính. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái thì những ý kiến đánh giá của các đối tượng được nghiên cứu là rất phù hợp với hiện trạng trong công tác tài chính của ngành.

3.3.1.2. Quy mô của đơn vị

Quy mô của mỗi đơn vị khác nhau sẽ điều chỉnh các quan hệ tài chính khác nhau. Các đơn vị có quy mô lớn, nguồn kinh phí nhiều, sẽ dễ dàng tiết kiệm các khoản chi phí để đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng lực hoạt động. Mặt khác, sẽ thuận lợi trong việc điều tiết nguồn kinh phí tiết kiệm nhằm hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có thêm thu nhập cải thiện đời sống và làm việc có hiệu quả hơn.

Ngược lại, các đơn vị có quy mô nhỏ, sẽ gặp khó khăn trong việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính để hiện đại hóa cơ sở vật chất và triển khai nhiệm vụ trọng tâm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái không phải là ngoại lệ, quy mô của các đơn vị trực thuộc trong ngành có sự khác biệt rất lớn, nó dẫn đến sự chênh lệch rất rõ nét về nguồn kinh phí được giao. Các đơn vị có số biên chế cao thì định mức chi khác được NSNN cấp lớn hơn rất nhiều so với đơn vị có số biên chế ít. Do đó, đối với các đơn vị được giao ít biên chế nguồn kinh phí đầu tư cho trang thiết bị làm việc, cơ sở vật chất rất hạn hẹp; tiết kiệm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức viên chức còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc cũng như đời sống của cán bộ trong cơ quan.

Kết quả điều tra cho thấy, có 25% ý kiến cho rằng yếu tố này ảnh hưởng mạnh đến công tác quản lý tài chính, 41,7% ý kiến cho rằng yếu tố này tương đối ảnh hưởng và có 33,3% cho rằng quy mô của đơn vị ít ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính. Như vậy, ta có thể thấy rằng yếu tố quy mô của đơn vị được phần lớn các đối tượng nghiên cứu đánh giá có sự ảnh hưởng tương đối đến lĩnh vực quản lý tài chính. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái thì những ý kiến đánh giá của các đối tượng được nghiên cứu phản ảnh tương đối hợp lý với hiện trạng trong công tác tài chính của ngành.

3.3.1.3. Mối quan hệ, phân cấp quản lý giữa đơn vị trưc thuộc và các cơ quan quản lý quyết định trực tiếp cơ chế quản lý tài chính và quyền tự chủ của đơn vị

Việc xác định mối quan hệ và phân cấp rõ ràng cụ thể giữa đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp và cơ quan quản lý, giảm sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự chủ của các đơn vị. Vì vậy, việc điều chỉnh nhiệm vụ giữa cơ quan cùng cấp và tăng cường phân cấp cho cơ quan

cấp dưới là cần thiết, tạo điều kiện cho cơ chế quản lý tài chính được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả..

Do vậy, để đạt được hiệu quả trong công tác tài chính, Chính phủ đã ban hành các văn bản giao quyền tự chủ cho các đơn vị quản lý nhà nước cũng như đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định số 13/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái đang từng bước phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc theo quy định. Đã có 02 đơn vị trực thuộc tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; 03 đơn vị tự đảm bảo 1 phần chi thường xuyên. Do đó, tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của đơn vị được nâng cao rõ rệt, góp phần không nhỏ vào hiệu quả hoạt của cơ quan, đơn vị.

Kết quả điều tra cho thấy, có 22,9% ý kiến cho rằng yếu tố này ảnh hưởng mạnh đến công tác quản lý tài chính, 31,3% ý kiến cho rằng yếu tố này tương đối ảnh hưởng và có 45,8% cho rằng mối quan hệ, phân cấp quản lý giữa đơn vị trưc thuộc và các cơ quan quản lý quyết định trực tiếp cơ chế quản lý tài chính và quyền tự chủ của đơn vị ít ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính. Như vậy, ta có thể thấy rằng yếu tố mối quan hệ, phân cấp quản lý giữa đơn vị trưc thuộc và các cơ quan quản lý quyết định trực tiếp cơ chế quản lý tài chính và quyền tự chủ của đơn vị được phần lớn các đối tượng nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng ít đến lĩnh vực quản lý tài chính. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái thì những ý kiến đánh giá của các đối tượng được nghiên cứu là rất phù hợp với hiện trạng trong công tác tài chính của ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 70 - 74)