Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 44 - 46)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.3.1. Các lợi thế

Vị trí địa lý của Yên Bái, là một yếu tố có lợi thế so sánh để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, là điểm trung gian chu chuyển hành hoá đi các tỉnh ở phía Đông, phía Bắc, phía Tây và phía Nam, qua đó sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh có thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn.

Nguồn lực tự nhiên của Yên Bái rất đa dạng và phong phú để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Khí hậu rất đa dạng, phù hợp với các loại cây trồng ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Năng lượng bức xạ thực tế từ 80 - 100 kcal/m2/năm, thời gian chiếu sáng của mặt trời giao động từ 10- 13,5 h/ngày, với cường độ chiếu sáng lớn nên tổng nhiệt lượng từ 7.500-8.0000c/năm, biên độ nhiệt ngày đêm tương đối cao, đặc biệt có lượng mưa khá lớn từ 1.500 - 2.000 mm/năm. Đó là các yếu tố thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi. Đa số có tầng dày lớp đất trên 70 cm, trong đó đất có tầng dày trên 100 cm chiếm trên 50% là một yếu tố rất quan trọng mà tỉnh Yên Bái có được để phát triển sản xuất nông, lâm

nghiệp. Theo số liệu thống kê năm 2019 diện tích đất chưa sử dụng là 46.334 ha (chiếm 6,73% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), đây là quỹ đất bổ sung cho sản xuất nông, lâm nghiệp trong giai đoạn tới.

Sự đa dạng, phong phú về địa hình, tài nguyên và chế độ khí hậu đã tạo ra cho tỉnh sự đa dạng, phong phú của các loại cây trồng, vật nuôi, là cơ sở cho đầu tư sản xuất tập trung các loại hàng hoá có giá trị như: Lúa, ngô, chè, quế, măng tre Bát độ, cây ăn quả có múi, nhãn vải, các loại cây nguyên liệu, các sản phẩm thủy đặc sản: Tôm, cá, cá hồi, cá tầm, ba ba.

Về nguồn nhân lực: Yên Bái có 79,58% dân số ở nông thôn, đây là nguồn nhân lực dồi dào, là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp của các cơ quan từ cấp tỉnh đến cơ sở đa số có trình độ đào tạo từ đại học trở lên đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của toàn tỉnh.

Phần lớn các sản phẩm chủ yếu như: lúa, ngô, chè, cây nguyên liệu, quế, cao su, cá nước ngọt, đều nằm trong các chương trình và dự án của quốc gia, ngành hàng ưu tiên do đó được hưởng các điều kiện thuận lợi về: vốn đầu tư, xúc tiến thương mại, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, các chương trình về đào tạo, khuyến nông..., các yếu tố nêu trên đã có những tác động tích cực giúp cho sản xuất phát triển và ổn định.

3.1.3.2. Các yếu tố hạn chế

- Trên 70% đất đai của Yên Bái là địa hình cao, dốc, độ chia cắt phức tạp và đa dạng là yếu tố hạn chế rất lớn cho việc giao lưu, vận chuyển hàng hoá và tổ chức sản xuất. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp lại gắn bó chặt chẽ với đất đai, con người trên từng địa bàn, đó là những khó khăn, trở ngại lớn trong việc chuyển đổi nền kinh tế lên sản xuất hàng hoá .

- Trong cơ cấu dân cư, tỷ lệ dân số nông thôn ở Yên Bái chiếm đa số (xấp xỉ 80%), với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống có trình độ dân trí thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp. Theo thống kê đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 19,7%. Do thu nhập còn thấp, trình độ hạn chế nên

nông dân ít có điều kiện tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư… Do vậy, năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng, vật nuôi chưa cao, hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Do các hạn chế lớn về địa hình, cùng với các khó khăn về vốn đầu tư, hệ thống cơ sở hạ tầng của Yên Bái chưa đáp ứng được yêu cầu cho nền sản xuất hàng hoá phát triển. Trong những năm qua, Yên Bái đã đầu tư xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi song chủ yếu phục vụ để tưới cho sản xuất lúa rau màu; cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả chưa được tưới. Do sự chia cắt mạnh của địa hình, diện tích đất canh tác phân tán, cho nên nhiều diện tích đất canh tác vẫn chưa chủ động được việc tưới tiêu...

Quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ tự cung, tự cấp, lạc hậu sang nền kinh tế hàng hoá, đáp ứng theo cơ chế thị trường diễn ra còn chậm và thiếu bền vững, nhiều vấn đề tồn tại, bất cập nảy sinh chưa được giải quyết. Trong những năm tới Yên Bái cần phải huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển mạnh hơn nữa cơ sở hạ tầng, trước tiên cho các lĩnh vực: giao thông, thuỷ lợi, điện ...để làm nền tảng xây dựng nền sản xuất hàng hóa phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)